Tình thầy trò tuyệt đẹp của cậu bé tí hon K’Rể và thầy Hiệu trưởng Đặng Văn Cương
Chiều qua (9/11), cậu bé tí hon Đinh Văn K’Rể đã về với thế giới bên kia ở tuổi 11 trong sự tiếc thương của người thân và cả những người luôn dõi theo em.
Thầy Cương cùng mọi người đưa K’Rể về nhà (Ảnh: Cuộc sống diệu kì)
K’Rể (11 tuổi, người dân tộc Hơ rê) là con thứ hai của anh Đinh Văn An và chị Đinh Thị Pia ở thôn Gò Da, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Khi chào đời em chỉ dài khoảng một gang tay. Đến năm 5 tuổi, K’Rể nặng 3kg, cao 50cm, cả ngày ăn được vài muỗng cơm. Các bác sĩ năm đó chẩn đoán K’Rể mắc chứng bệnh hiếm gặp – Seckel (người lùn, đầu chim).
Trong hành trình 11 năm của K’Rể, thầy Đặng Văn Cương ( Hiệu trưởng trường Tiểu học bán trú Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) có vị trí vô cùng đặc biệt. Không chỉ là thầy giáo, thầy còn là người đưa em tới trường, giúp em từ một cậu bé phải sống cách biệt với thế giới bên ngoài, bị hàng xóm kỳ thị vì ngoại hình, K’Rể được hòa nhập cộng đồng, nhận được sự quan tâm và yêu thương của hàng triệu người trên cả nước. Hai thầy trò đã viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thật về tình người, tình thầy trò đáng quý.
Còn nhớ cách đây 5 năm, khi trong 1 lần tới thôn Gò Da vận động học trò đến trường, thầy Cương gặp K’Rể khi em được bố địu trong bị vải đi làm. Thầy Cuơng dặn gia đình cứ nuôi em bé, khi nào đủ tuổi thì thầy sẽ đưa xuống trường để chăm sóc. Và giữ đúng lời hứa, năm 2015, khi K’Rể tròn 7 tuổi, thầy Cương đã lặn lội cuốc bộ gần 3 giờ băng rừng, đến nhà vận động cha mẹ cho cậu bé tí hon đi học.
Từ đó, thầy nuôi nấng, chăm sóc em như con mình trong suốt 5 năm. Ban đầu, thầy Cương đặt giường K’Rể trong phòng mình để tiện chăm sóc. Khi cậu bé đã hòa nhập với bạn bè hơn, K’Rể chuyển sang ở chung phòng với học sinh khác. Hằng ngày, thầy Cương chăm sóc từ ăn uống đến tắm giặt, thay quần áo, vệ sinh cá nhân… chẳng khác gì ‘ba Cương chăm con K’Rể’.
Tất cả quần áo, giày dép và đồ dùng của cậu bé tí hon đều được thầy Cương xuống tận TP Quảng Ngãi đặt làm riêng. Những ngày nghỉ, thầy Cương đưa K’Rể đi chơi, chỉ em tập viết.
Thầy Cương chăm sóc K’Rể từ khi em còn là cậu bé 7 tuổi. (Ảnh: Thanhnien.vn)
Sau gần 3 năm đến lớp, K’Rể đã hòa nhập nhanh và có thay đổi vượt bậc. Từ cậu bé nhút nhát và hay sợ sệt, K’Rể đã trở thành em bé vui vẻ, nhanh nhẹn và mạnh dạn hơn, có thể viết được chữ o, số 1 và tự làm được một số việc cá nhân.
Đến đầu năm học 2020 – 2021, khi thầy Cương chuyển về Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập tỉnh, K’Rể cũng theo thầy về TP. Quảng Ngãi để sống.
Câu chuyện thầy trò tưởng chừng như đẹp mãi thì hôm thứ 5 vừa qua, khi K’Rể bị đau đột ngột và nằm ngất trên tay thầy cô trong trường. Em được đưa vào Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh điều trị và thầy Cương vẫn luôn ở bên túc trực chăm sóc.
Thầy Cương chăm sóc từ ăn uống đến tắm giặt, thay quần áo, vệ sinh cá nhân của em (Ảnh: VnExpress.net)
Căn bệnh hiếm gặp khiến cậu bé không thể sống lâu, K Rể đã tạm biệt thầy cô, gia đình và mọi người để đến với thế giới của mình vào chiều 9/11, để lại nỗi tiếc thương cho hàng triệu người vẫn luôn dõi theo hành trình của em. Một người bạn kể lại, thầy giáo Cương đã cạn nước mắt khi đưa K’Rể về với núi, nơi em sinh ra và chưa kịp lớn lên.
Trên trang cá nhân của mình, thầy Cương chia sẻ cậu bé K’Rể đã ra đi về với ông bà, tổ tiên:
Video đang HOT
‘ 13 giờ hôm nay!
Tí hon (K Rể): Trước khi con ra đi về với ông bà, tổ tiên, con cảm ơn cuộc đời này đã cho con những tháng ngày vui vẻ, hạnh phúc và không quên cảm ơn cha mẹ, người đã sinh thành ra con, cảm ơn các ông bà, các bác, các cô dù ở rất xa hay gần nhưng vẫn quan tâm đến con, cảm ơn các thầy, cô giáo, là cha mẹ thứ hai của con đã dạy con các kĩ năng và cách sống làm người.
Cảm ơn các bạn, các em đã chia sẻ tình cảm với K Rể và cảm ơn tất cả những tấm lòng nhân ái, cảm ơn tất cả mọi sự yêu thương và cảm ơn các bác sỹ đã tận tình khám, chữa bệnh cho con. Con sinh ra không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, nhưng con lại nhận được bao nhiêu những tình cảm đặc biệt của tất cả mọi người. Con xin kính chào tất cả. Ở nơi ấy con sẽ luôn phù hộ cho tất cả mọi người.
Con xin vĩnh biệt…’
Thầy Hiệu trưởng Đặng Văn Cương chính là người đã mang đến cho K’Rể một cuộc đời mới (Ảnh Tuổi trẻ)
Nhiều người không khỏi xót xa, thương cảm trước sự ra đi của cậu bé đồng thời bày tỏ sự biết ơn với tấm lòng nhân hậu của thầy giáo Đặng Văn Cương.
Hành trình 11 năm của K’Rể đã kết thúc nhưng hình ảnh cậu bé tí hon tinh nghịch và chuyện cổ tích về tình thầy trò nơi bản cao sẽ luôn in đậm trong trong tâm trí những người yêu mến em. Xin tạm biệt em và cảm ơn người thầy đã ở bên, mở ra một thế giới mới tràn đầy tình thương cho em!
Đinh Văn K'rể - cậu bé tí hon phi thường viết nên câu chuyện cổ tích đẹp đẽ nhất về tình thầy trò nơi rẻo cao
Thông tin cậu bé tí hon nhỏ nhất Việt Nam Đinh Văn K'rể qua đời khiến nhiều người không khỏi xót xa, thương cảm. Nhưng hơn ai hết, người đau lòng nhất có lẽ chính là thầy Đặng Văn Cương - người đồng hành cùng cậu bé trên chặng đường gần 10 năm qua.
Vào chiều 09/11, thông tin về sự ra đi của cậu học trò đặc biệt Đinh Văn K'rể - cậu bé tý hon, nhỏ nhất Việt Nam khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, đau xót.
Cậu bé tí hon Đinh Văn K'rể được nhiều người yêu quý đã qua đời sau cơn đột quỵ bất ngờ vào ngày 05/11. Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng cậu học trò đặc biệt đã không qua khỏi.
Chuyện cổ tích về tình thầy trò nơi rẻo cao
Cậu bé tí hon K'rể là con thứ hai của vợ chồng anh Đinh Văn An và chị Đinh Thị Pia. Bất hạnh ập đến ngay từ khi em mới chào đời với thân hình chỉ dài khoảng 1 gang tay, sự sống với em thật yếu ớt. Nhưng rồi điều kỳ diệu đã đến, em vẫn sống sót diệu kỳ trong thân hình nhỏ bé ấy.
Theo thời gian, em dần lớn lên nhưng thân hình em vẫn cực kỳ nhỏ bé, dù em đã là cậu bé đã 9 tuổi nhưng chỉ nặng chưa đầy 4kg, cao vừa 60cm. Em được mọi người biết đến với cái tên "cậu bé tí hon".
K'rể khi sống cùng cha mẹ và anh chị trong buôn làng.
Với thân hình như vậy, việc đi lại, di chuyển đối với em đã là cực kỳ, khó khăn, vất vả, càng chưa nói đến việc em sẽ được đến lớp, vui đùa cùng bạn bè. Thế nhưng khi thầy Đặng Văn Cương xuất hiện, cuộc sống vốn gắn liền quanh cha mẹ, bản làng của em thực sự đã đổi thay.
Năm 2012, trong 1 lần tới thôn Gò Da vận động học trò đến trường, thầy Đặng Văn Cương lúc này đang là Hiệu trưởng Trường Tiểu học bán trú Sơn Ba đã gặp gỡ và biết đến cậu bé đặc biệt này. Câu chuyện cổ tích về tình thầy trò đẹp nhất vùng rẻo cao được viết nên từ đây.
K'rể trong vòng tay thầy Cương. Ảnh: Trần Mai.
Lần đầu thầy Cương gặp K'rể khi em đang được mẹ địu trên lưng, hình ảnh cậu bé dáng người nhỏ thó được mẹ đặt gọn trong chiếc bị khiến thầy Cương không khỏi chú ý.
Qua trò chuyện, thầy biết đến bệnh tình và hoàn cảnh gia đình em. Thầy động viên bố mẹ em và nói với gia đình cậu bé rằng hãy cứ nuôi đi, đến khi bé đủ tuổi đi học hãy đưa đến trường của thầy, nếu bé ở với thầy được một ngày thầy sẽ nuôi.
Câu chuyện cổ tích của thầy Cương và K'rể đã bắt đầu như thế.
Sau khi động viên gia đình đưa K'rể đến trường để em có thể hòa nhập được với mọi người, thầy Cương cũng đã giúp đỡ gia đình đưa em đi khắp các bệnh viện lớn kiểm tra sức khỏe.
Lúc này các bác sĩ kết luận K'rể bị bệnh Seckel (người lùn đầu chim) - một căn bệnh hiếm gặp trên thế giới. Căn bệnh lạ này chỉ mới ghi nhận được 10 trường hợp trên thế giới khiến em dù là cậu bé đã 9 tuổi nhưng chỉ nặng chưa đầy 4kg, cao vừa 60cm.
Tất cả sinh hoạt của cậu học trò đặc biệt đều được thầy Cương tự tay làm.
Cuộc sống của K'rể thay đổi hoàn toàn từ khi sống trong vòng tay yêu thương của người thầy. Nếu như trước đây, cậu bé rất sợ người lạ, chỉ sống với cha mẹ và người làng, thì từ khi được sống cùng bạn bè, anh chị thầy cô tại trường bán trú Sơn Ba đã thay đổi hoàn toàn.
Em được người thầy như cha chăm sóc từng bữa ăn, cầm tay dạy cho em từng nét chữ, dạy em hòa nhập với mọi người, dạy em kỹ năng sống. Từ 1 cậu bé nhút nhát, K'rể trở nên hoạt bát vui vẻ với mọi người. Và qua trọng hơn cả, em được sống trong tình yêu thương của thầy cô, anh chị.
Ai nấy đều hết mực yêu thương cậu bé đặc biệt này.
Cậu bé đặc biệt được chào đón, yêu thương trong vòng tay mọi người.
"Đến 2015, K-rể đã đủ tuổi đến trường, nhưng sau mấy lần vận động gia đình em vẫn e ngại, lo rằng em quá nhỏ không biết có học được không.
K-rể được biên chế vào lớp 1 nhưng trường hợp của em quá đặc biệt bởi em chưa nói được. Các bác sĩ cũng nói có thể em sẽ không học được vì nhiều bộ phận trên cơ thể em chưa phát triển đầy đủ, như răng của em không có, rất khó trong việc ăn uống hoặc em nhớ lúc này đấy nhưng về sau lại quên.
Thế nhưng chúng tôi muốn em được tiếp cận với việc học tập, đồng thời giáo dục một số kỹ năng sống thường ngày cho em, cho em có thể hòa nhập với cộng đồng" - thầy Cương nói về cậu học trò nhỏ.
Nụ cười vui vẻ của K'rẻ khi được đến trường, hòa nhập với cộng đồng.
Cậu bé tí hon qua đời và nỗi đau khôn nguôi ở lại với người thầy
Thầy Cương còn cho biết, vì K-rể dáng người đặc biệt nên mọi đồ dùng của em cũng đặc biệt, đồng phục của em phải đặt may theo số đo riêng. Đặc biệt, K'rể rất hoạt bát, hiếu động, em đều muốn mọi thứ của mình giống với mọi người, mọi người ăn như thế nào, em cũng muốn ăn như vậy, nhưng vì em không có răng nên đồ ăn phải nghiền nhỏ hơn.
Nhưng chỉ có 1 điều mà chỉ riêng K-rể mới có được chính là được ưu tiên ngủ cùng thầy Cương, để thầy tiện chăm sóc và dạy em nhiều kỹ năng trong việc sinh hoạt hàng ngày. Từ việc rửa tay, đến thay đồ, tắm gội, K-rể đều được thầy Cương hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện mỗi ngày.
Từ 1 cậu bé nhút nhát khi gặp người lạ, K'rể đã hoàn toàn thay đổi, hoạt bát, hiếu động hơn.
Từ 1 cậu bé nhút nhát, giờ đây K'rể trở nên hoạt bát, hiếu động hơn.
Chuyện cổ tích về tình thầy trò vùng rẻo cao cứ thế tiếp diễn. Thầy Cương thương yêu cậu học trò đặc biệt như con ruột, đi đâu cũng đưa K'rể đi cùng. Trong đó có những chuyến đi ra Hà Nội nhận giải thưởng vì những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của thầy. Gần như đi đến đâu K'rể cũng nhận được sự yêu thương từ mọi người.
Đáng quý hơn, những người trong gia đình thầy, đặc biệt là vợ thầy đã từ lâu coi K'rể như 1 thành viên trong gia đình.
Cậu bé tí hon Đinh Văn K'rể qua đời khiến những người yêu quý cậu bé nghị lực này không khỏi xót xa, thương cảm. Nhưng có lẽ, người đau long hơn cả chính là thầy Đặng Văn Cương - người đồng hành cùng cậu bé đặc biệt này trên chặng đường hơn gần 10 năm qua.
Theo thông tin trên Tuổi trẻ Online cho biết, vào ngày 05/11 vừa qua, khi đang ăn cơm tại nhà ăn trường, cậu bé bất ngờ bất tỉnh.
Ngay sau khi K'rể có những biểu hiện lạ, các thầy cô lập tức đưa em đến Bệnh viện Sản nhi Quảng Ngãi điều trị. Dù rất cố gắng nhưng đến sáng 09/11, K'rể đã không thể qua khỏi.
Thông tin trên VnExpress, Bác sĩ Trần Đình Điệp, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ngãi cho biết, khi nhập viện K'Rể ngưng tim, ngưng thở, nhiễm trùng huyết, viêm não.
Ngay sau khi em qua đời, em đã được gia đình đưa về quê nhà xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Đi cùng em là những người thương yêu K'rể, trong đó có thầy Đặng Văn Cương - người nhiều năm chăm sóc và nuôi dưỡng K'rể.
Một đồng nghiệp của thầy Cương cho biết thầy đang rất buồn, hiện thầy đang cùng gia đình, đồng nghiệp đưa K'rể về làng của mình, nguồn trên cho biết thêm.
Cô giáo coi thường học sinh cũ chỉ làm nội trợ, ăn bám chồng Vị hiệu trưởng thẳng thừng từ chối tiền tài trợ từ cựu học sinh vì người phụ nữ này làm nội trợ toàn thời gian, sống phụ thuộc vào thu nhập của chồng. Zhang Guimei (63 tuổi) - Hiệu trưởng trường nữ sinh Huaping ở tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) - là nhà giáo dục nổi tiếng. Bà có nhiều đóng góp trong...