Tinh thần tích cực trong âm nhạc. Bài cuối: Nguồn năng lượng sẻ chia và tương tác
Cũng chính vì yêu thích những giai điệu đẹp đẽ, nên ca sĩ Phạm Thu Hà thường chọn nghe và hát những bản nhạc và bài hát có giai điệu cuốn hút người nghe.
Chị luôn tìm cách xử lý tinh tế các sắc thái tình cảm của bài hát để chuyển tải một cách hoàn hảo nhất cho những người nghe âm nhạc của mình.
Ca sĩ Phạm Thu Hà yêu thích nhiều thể loại âm nhạc, nhưng có lẽ ưu tiên hơn cả vẫn là âm nhạc cổ điển và dân ca. Ở đó, chị tìm thấy sự hài hòa, bình an và vẻ đẹp hoàn hảo trong từng giai điệu. Khi lựa chọn những bài hát để thu âm, ghi hình hay biểu diễn trên sân khấu, Phạm Thu Hà thích những bài hát trước tiên phải có giai điệu đẹp, và đối với những tác phẩm Việt Nam phải là những ca từ có ý nghĩa văn học, được mọi người yêu thích.
Bởi những tác phẩm như thế đối với chị mới truyền tải được nhiều cảm xúc đến người nghe. Và chị luôn muốn khán giả đón nhận những ca từ, giai điệu ấy bằng việc cảm nhận sự đồng điệu giữa chị, tác phẩm và khán giả.
Cũng chính vì những tích cực lạc quan và luôn muốn cống hiến đến khán giả, năm 2013, Phạm Thu Hà đạt giải Cống hiến cho Album của năm và được bình chọn Nghệ sĩ mới của năm. Năm 2014, chị là một trong 4 nghệ sĩ xuất sắc của năm được tạp chí Elle Woman in Music tôn vinh. Từ những thành tựu ấy chị đã góp mặt trong rất nhiều các chương trình lớn sau này của quốc gia.
Ca sĩ Phạm Thu Hà biểu diễn tại Gala Giai điệu tự hào 2014.
Năm 2018, Phạm Thu Hà có liveshow Chân dung âm nhạc do VTC tổ chức và tôn vinh nghệ sĩ. Live concert cá nhân đầu tiên của Phạm Thu Hà mang tên “Về nhà”, tháng 10/2019, được tổ chức tại quê hương Hải Phòng – nơi chị sinh ra và lớn lên. Tính đến nay, ca sĩ Phạm Thu Hà đã phát hành tổng cộng 7 album trong sự nghiệp của mình.
“Để vui vẻ và luôn tích cực, tôi tìm cách sống với những suy nghĩ lạc quan, sống trong hiện tại. Tôi tập cách tha thứ cho mọi điều đã xảy ra trong quá khứ, và luôn đi tìm giải pháp cho tương lai chứ không tìm nguyên nhân hay đổ lỗi cho những điều đã xảy ra. Âm nhạc cũng giúp tôi sống được như vậy, vì âm nhạc luôn là một dòng chảy liên tục, đi từ cái đẹp này tiếp nối cái đẹp khác. Tôi luôn cảm ơn âm nhạc đã cho tôi cuộc sống như thế này và nguyện hứa sẽ đem tất cả đam mê của mình để cống hiến cho âm nhạc – giúp đỡ những người xung quanh cũng luôn sống vui vẻ và tích cực hơn sau mỗi ngày” – ca sĩ Phạm Thu Hà chia sẻ.
Với nhà soạn nhạc Trí Minh, anh chọn viết các tác phẩm âm nhạc đem đến những năng lượng tích cực cho người nghe, điều này cũng là kim chỉ nam cho các sáng tác của anh gần đây: “Thông qua các tác phẩm âm nhạc này, tôi mong muốn chia sẻ những nguồn năng lượng tích cực tôi nhận được từ thiên nhiên, từ cuộc sống đến khán thính giả”.
Hiện tại, nhà soạn nhạc Trí Minh đang có một vài dự án âm nhạc: “Không chỉ là những tác phẩm âm nhạc thật hay mà còn đem lại những năng lượng tích cực. Tôi có một dự án dành cho piano với những bản nhạc hát ru của Việt Nam và thế giới tương tác với các khán giả đặc biệt là các bạn khán giả trẻ. Ngoài ra tôi có một dự án âm nhạc dài hơi có tên là “Âm cảnh mơ”, được sáng tác cho đàn piano, dàn nhạc giao hưởng và điện tử. Đây là một dự án viết về những cảm nhận của riêng tôi về các bệnh nhân ung thư và những người thân bị liên quan tới căn bệnh thế kỷ này.
Đây không chỉ là một dự án âm nhạc thuần túy mà còn là một chương trình biểu diễn có tính tương tác cao với khán giả. Thông qua các bản nhạc, khán giả sẽ cảm nhận những tình cảm và những cảm nhận của tôi về căn bệnh này và khán giả có thể đóng góp vào quá trình sáng tạo của tác phẩm trong lúc tôi trình diễn. Đây là một hình thức trình diễn rất mới, tôi hy vọng sẽ được đón nhận từ công chúng và các nhà đầu tư cho chương trình”.
Theo lý giải của bác sĩ Nguyễn Hồng Bách, âm nhạc từ xưa đến nay là nền tảng giải tỏa tâm lý con người và là sức mạnh tinh thần được tịnh tiến, ví dụ như một số tác phẩm âm nhạc cổ điển để giải quyết một số nhu cầu về tinh thần của các bậc thượng lưu trong xã hội, ở tầng lớp bình dân thì có âm nhạc riêng xoa dịu khó khăn vất vả của đời sống mưu sinh. Còn với em bé nằm trong bào thai mẹ thì được nghe nhạc để phát triển trí tuệ, thông minh…
Tựu trung lại âm nhạc là thứ cần và đủ để nuôi dưỡng tinh thần và món ăn tinh thần không thể thiếu cho mọi tầng lớp của xã hội. Âm nhạc có hai xu hướng, khi người ta vui thì chọn những dòng vui để vui sống, còn buồn thì chọn âm nhạc để ru và xoa dịu nỗi đau. Tuổi trẻ thì thích nghe nhạc tác động mạnh lên não bộ, còn người lớn hơn thì thích nghe những bản nhạc chậm rãi, nhẹ nhàng. Ngoài ra, thưởng thức âm nhạc còn tuỳ theo trạng thức và tâm lý của mỗi người. Âm nhạc cần cho đời sống và cần có sự tích cực trong đó.
Video đang HOT
Chính vì thế, khi điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ Bách đa phần sử dụng âm nhạc từ 128 MHz đến 540 MHz, tuỳ thuộc vào mỗi bệnh đặc thù, như người rơi vào trạng thái hưng cảm thì thấp, rối loạn lo âu thì cao, phần lớn anh sử dụng bản nhạc không lời.
Để luôn có tinh thần tích cực và sống vui như hiện tại, nhà soạn nhạc Trí Minh luôn cảm ơn âm nhạc và những người bạn như các nghệ sĩ, nhà thơ, họa sĩ, nhà báo, và cả doanh nhân đã đồng hành cùng anh để đưa âm nhạc lan tỏa tới công chúng.
“Khi đem những bản nhạc được sáng tác tới được với công chúng, tôi rất vui và có nhiều năng lượng tích cực hơn. Điều này tạo ra một vòng luân hồi rất tốt, giúp tôi truyền những năng lượng tích cực tới công chúng. Tôi hy vọng trong năm nay những dự án âm nhạc của tôi sẽ được lan tỏa tốt hơn”- nhạc sĩ Trí Minh nói.
'Bùng cháy' cùng Bức Tường, Hoa Sữa, Desire trong 'Dạ hội cựu sinh viên Thủ đô'
Dạ hội cựu sinh viên Thủ đô quy tụ hàng loạt ban nhạc, ca sĩ sinh viên được hâm mộ những năm 90 như Bức Tường, Hoa Sữa, Chìa khoá vàng, Desire, The Time... đã diễn ra tối 16/4 trong sự hào hứng của hàng nghìn khán giả.
Dạ hội cựu sinh viên Thủ đô với sự tham gia của những ca sĩ, ban nhạc, là những cựu sinh viên của thời kỳ thập niên 90 sẽ tái hiện không khí âm nhạc sôi động, bùng nổ tại các sân trường Đại học, sân vận động... những năm 1990.
Bất chấp thời tiết xấu với những cơn mưa dày hạt, đông đảo khán giả đã cùng hội ngộ tại số 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội để quay trở lại không khí dạ hội sinh viên những năm 90.
Hơn 50 ca khúc nhạc nhẹ, rock, hiphop... của những năm 90 đã được các ca sĩ, ban nhạc đình đám đến từ các trường đại học của Hà Nội thập niên 80-90 như Hoa Sữa, Chìa khóa vàng, Bức Tường, Cỏ dại, The Time, Desire, nhóm nhảy Big Toe-C.O-ZigZag; nhóm Sao Mai, ca sĩ Thùy Dung... thể hiện xuyên suốt 5 tiếng của chương trình.
Không chỉ có những khán giả thế hệ 7x, 8x đến tìm về một thời thanh xuân, chương trình Dạ hội cựu sinh viên Thủ đô còn thu hút khá đông các bạn trẻ tham dự.
MC Đinh Tiến Dũng và MC Thảo Vân khiến khán giả thích thú bởi lối dẫn dắt hóm hỉnh
Ban nhạc FPT đốt cháy sân khấu với 3 ca khúc: "I hate myself for loving you", "18 and life", "Always"
Qua giọng hát của ca sĩ Khánh Linh, Phạm Thu Hà, Đinh Lan Hương, nhóm Sao Mai... khán giả được nghe lại những ca khúc nổi tiếng của Hoa Sữa như: "Chiếc lá", "Ngây thơ", "Mưa xuân", "Đôi mắt"...
Những năm 1990 là thời kỳ âm nhạc quốc tế thâm nhập và bùng nổ trong đời sống văn hóa - giải trí của giới trẻ Việt Nam, tạo nên làn sóng đam mê bất tận đối với những The Beatles, Queen, ABBA, Smokie, Bee Gees, Boney M, Pink Floyd, Dire Straits, Deep Purple, Metallica...
Cùng với âm nhạc, phong cách sống, phong cách thời trang, những ca sĩ, ban nhạc nổi tiếng vào thời kỳ đó đã trở thành những biểu tượng văn hóa đại chúng, mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực, truyền cho giới sinh viên Việt Nam những cảm hứng lớn lao và tình yêu mãnh liệt dành cho âm nhạc và cuộc sống.
Ban nhạc Bức Tường xuất hiện đã đốt cháy hoàn toàn không khí tại khuôn viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Khán giả đã có những khoảnh khắc say mê hòa giọng theo những ca khúc đã làm nên huyền thoại của Bức Tường
Nguyễn Hoàng (Hoàng Mario) - cựu thành viên Bức Tường đảm nhận vai trò giọng ca chính. Anh cùng Trần Lập, Trần Tuấn Hùng là ba thành viên đầu tiên tạo nên Bức Tường
Cũng vào giai đoạn này, phong trào tổ chức dạ hội sinh viên đã phát triển vô cùng sôi động, đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội. Những buổi dạ hội sinh viên liên tục diễn ra một cách rầm rộ tại sân trường các trường Đại học lớn như: Đại học Tổng hợp, ĐH Xây dựng, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Bách Khoa... thu hút sự tham gia của hàng vạn sinh viên từ nhiều trường Đại học, và trở thành hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí phổ biến nhất đối với giới trẻ lứa tuổi 6x, 7x thời bấy giờ.
Rất nhiều ban nhạc sinh viên đình đám đã ra đời trong khoảng thời gian đó. Những ca sĩ, ban nhạc sinh viên ngày ấy nay đã ở lứa tuổi U50, U60, đã trở thành những nghệ sĩ nổi tiếng, những chính khách, trí thức, doanh nhân thành đạt, chiếm nhiều vị trí quan trọng trong xã hội, nhưng vẫn luôn cháy bỏng trong lòng một niềm đam mê bất tận dành cho âm nhạc.
Tiết mục bùng nổ, rực sáng nhất của đêm "Dạ hội" đến từ 6 cô gái thuộc thế hệ 7x
Trưởng thành cùng các ca khúc của ABBA, họ thành lập ban nhạc từ ba năm trước, với tên gọi vui là "ABBA Fake"
6 cô gái của "ABBA Fake" đã "cháy" hết mình để mang đến những tiết mục tuyệt vời nhất rên sân khấu
Cùng vào thời điểm những năm 1990, BTV Long Vũ, MC Anh Tuấn, Tùng "John" cùng một số người bạn lập nên ban nhạc Desire. Họ chuyên cover những ca khúc "hit" của nhóm The Beatles, nhận được sự yêu mến nồng nhiệt của giới sinh viên
Ban nhạc Desire đã trở lại với những ca khúc ấn tượng khó quên
Một số khoảnh khắc đáng nhớ của đêm Dạ hội cựu sinh viên Thủ đô:
Chương trình Dạ hội cựu sinh viên Thủ đô đã tái hiện không khí sôi động, bùng nổ tại các sân trường Đại học, các nhà thi đấu, các sân vận động, ký túc xá... đồng thời, lan tỏa đam mê và năng lượng tích cực tới cho những người tham dự.
Bảo Anh. Ảnh: Hòa Nguyễn
Điểm nhấn trong live concert đầu tiên của nhạc sĩ Hoài Phương tại VN Live concert ghi dấu chặng đường 30 năm hoạt động nghệ thuật của ca sĩ, nhạc sĩ Hoài Phương. Chương trình có sự góp mặt của Phương Vy Idol cùng 17 nhạc công. Tối 30/12, đêm nhạc của ca sĩ, nhạc sĩ Hoài Phương (nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 3 năm thành lập thương hiệu mỹ phẩm Hương Thị) đã diễn...