‘Tinh thần ngày Nam bộ kháng chiến còn mãi’
Ông Nguyễn Thành Phong: Tiếp nối tinh thần của tiền nhân, TP.HCM sẽ lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo kết quả sự lãnh đạo của mình.
Ngày 22-9, tại Nhà hát TP, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã long trọng tổ chức lễ họp mặt kỷ niệm 75 năm ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945 – 23-9-2020).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP, nhìn nhận mỗi năm cứ đến ngày 23-9, dù đang sống hay làm việc ở đâu, trong tâm trí của những người dân Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định – TP.HCM và đồng bào Nam bộ đều nhớ lại những ngày tháng hào hùng Nam bộ kháng chiến.
“Dù ba phần tư thế kỷ đã trôi qua nhưng tinh thần ngày Nam bộ kháng chiến 23-9 lịch sử mãi mãi không bao giờ phai mờ trong lòng mỗi người dân và thế hệ con cháu mai sau” – ông Phong khẳng định.
Theo chủ tịch UBND TP, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển, TP.HCM đã đạt được những thành quả to lớn có ý nghĩa lịch sử, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của các thế hệ đi trước.
Kinh tế TP tăng trưởng khá, tiếp tục giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước về tốc độ và quy mô. Thu ngân sách giai đoạn 2016-2019 của TP đạt 102% dự toán, chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cùng lãnh đạo TP và các vị lão thành dự buổi lễ. Ảnh: NGUYỄN YÊN
TP.HCM không ngừng phát triển hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc và giảm tai nạn giao thông. Nhiều công trình giao thông trọng điểm, quy mô lớn như Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ, xa lộ Hà Nội, cầu Sài Gòn 2, Phạm Văn Đồng, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây… đã đưa vào sử dụng.
TP.HCM còn là một trong các địa phương đầu tiên của cả nước nghiên cứu, triển khai xây dựng TP trở thành đô thị thông minh và đã đạt được một số kết quả bước đầu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, chủ tịch UBND TP cũng cho rằng TP.HCM vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức. Đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, TP phải tăng cường năng lực cạnh tranh, phải đi trước và có trách nhiệm về đích trước, thực hiện đạt kết quả cao các nghị quyết.
“Lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo kết quả sự lãnh đạo của mình. Đảng bộ phải tập trung lãnh đạo để TP tiếp tục không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển toàn diện vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của nhân dân và chịu trách nhiệm trước nhân dân” – ông Phong nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND TP cũng cho biết TP còn phải chủ động chuẩn bị thật tốt cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND TP khóa X, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Nguyễn Trọng Xuất, Phó Chủ tịch thường trực Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến TP.HCM, khẳng định sự kiện ngày Nam bộ kháng chiến và chặng đường 75 năm đấu tranh của dân tộc đã để lại nhiều bài học lớn.
“Chúng ta hứa với nước, với dân, nhất định cùng nhau đảm đương một cách sáng tạo, đầy nhiệt huyết, trách nhiệm đối với hiện tại và tương lai Tổ quốc” – ông Nguyễn Trọng Xuất mong mỏi. Đại diện thế hệ trẻ, bà Phan Thị Thanh Phương, Bí thư Thành đoàn TP, khẳng định tuổi trẻ TP rất tự hào với sự phát triển của TP. Chính điều này đã thôi thúc lớp lớp đoàn viên, thanh niên ngày càng phải hăng hái xung phong trong mọi công việc, tự nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách, rèn luyện bản lĩnh…
TP.HCM dời cảng Trường Thọ vào năm 2022
Vị trí của cụm cảng Trường Thọ hiện nay là điểm nhấn của TP Thủ Đức trong tương lai nhưng phải đến năm 2022 cảng này mới có thể di dời.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu quận Thủ Đức phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành để xúc tiến thủ tục đầu tư xây dựng khu đô thị Trường Thọ (phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM). Bởi khu vực này sẽ trở thành trung tâm và là điểm nhấn của TP Thủ Đức trong tương lai.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, khi xây dựng trung tâm TP Thủ Đức tương lai thì cần phải sớm di dời cụm cảng Trường Thọ hiện hữu.
Giao thông ngày càng tắc tị
Phường Trường Thọ có lợi thế là vị trí cửa ngõ phía đông, phù hợp phát triển cả ba loại hình giao thông đường thủy, đường bộ và metro. Quy hoạch 1/2.000 của khu đô thị Trường Thọ cũng được xem xét điều chỉnh để sớm thực hiện hàng loạt dự án của TP Thủ Đức tương lai.
Tuy nhiên, khu vực cảng Trường Thọ hiện nay được ghi nhận là một trong những điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở phía đông TP. Hằng ngày, rất nhiều xe tải, xe container lưu thông ở khu vực này, các xe phải xếp hàng dài để chờ ra vào cảng.
Vào giờ cao điểm, dọc xa lộ Hà Nội, ngã tư Bình Thái, ngã tư MK, đường số 1 và số 2 luôn có rất nhiều xe tải, xe container lưu thông, gây kẹt cứng.
Theo Sở GTVT, hiện nay mỗi ngày/đêm có khoảng 2.000-2.500 lượt xe ra vào cảng Trường Thọ.
Nhiều năm nay, UBND phường Trường Thọ nhận định khu vực này có tình hình giao thông phức tạp nên phường luôn cử lực lượng chức năng phân luồng giao thông tại các điểm kẹt xe.
Khu vực cảng Trường Thọ thường xuyên kẹt xe do nhiều xe tải, xe container xếp hàng chờ ra vào cảng. Ảnh: ĐÀO TRANG
Cảng Trường Thọ đã quá tải
Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết công suất hoạt động hiện nay của cảng Trường Thọ đã vượt quá quy hoạch.
Cụ thể, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng trong khu Trường Thọ năm 2019 đạt 1,65 triệu teu (tương đương 22,78 triệu tấn). Sản lượng tăng trưởng bình quân từ năm 2015 đến 2019 là 11%. Với mức tăng trưởng bình quân này thì dự kiến đến năm 2025, sản lượng tại cảng lên đến 3,09 triệu teu.
Việc sản lượng tại cảng liên tục tăng là nguyên nhân khiến lượng xe ra vào cảng ngày càng lớn, mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng cao.
Hiện nay cụm cảng Trường Thọ có năm cảng ICD hoạt động và khai thác gồm: ICD Tracomexco - Trường Thọ, ICD Transimex, ICD Sotrans, ICD Tây Nam - Tanamexco, ICD Phúc Long. Cụm cảng này có tổng diện tích 49,2 ha; hơn 1.100 m cầu cảng và một kho bãi rộng 6,6 ha.
Năm 2014, UBND TP.HCM có văn bản đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu di dời cụm cảng Trường Thọ trong năm 2015-2016 để đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, việc di dời đến nay chưa xong do chưa có cảng thay thế.
Theo ông An, bài toán để giải quyết tình trạng trên là sớm xây dựng cụm cảng trung chuyển - ICD mới tại phường Long Bình, quận 9 (cảng ICD Long Bình), sau đó sẽ di dời khu cảng Trường Thọ qua đây.
Việc di dời cảng Trường Thọ đã có chủ trương của UBND TP.HCM. Tuy nhiên, thời gian di dời còn phụ thuộc vào tiến độ đầu tư khu vực cảng ICD Long Bình vì đây là vị trí hoạt động của các doanh nghiệp tại cảng Trường Thọ hiện hữu trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ông An, sớm nhất là năm 2022 mới có thể di dời được cảng Trường Thọ về ICD Long Bình.
Cũng theo ông An, Sở GTVT đã đề nghị điều chỉnh quy hoạch tăng quy mô công suất cảng ICD Long Bình với quy mô 54,2 ha và công suất khai thác tới năm 2025 là 3,019 triệu teu, đến năm 2028 là 3,323 triệu teu.
Theo định hướng đến năm 2030 được Bộ GTVT phê duyệt thì cảng ICD Long Bình phải đáp ứng được công suất tại cảng Trường Thọ sau khi di dời và đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng trong tương lai.
Nguy hiểm "chợ nhảy" trên Quốc lộ 1 Nhiều năm nay, vào khung giờ tan tầm buổi chiều, hai bên lề chạy dọc một đoạn dài trên Quốc lộ 1, nằm trong khu vực nút giao thông Tân Kiên (cuối đại lộ Võ Văn Kiệt; thuộc địa bàn xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM), luôn bị người buôn bán hàng rong bằng xe đẩy lấn chiếm để biến thành...