Tinh thần “hand-made” lên cao, các shop bán nguyên liệu online được dịp “ra đơn” tưng bừng
Trên các group nấu nướng, làm đồ hand-made, không khí mua bán lúc nào cũng nhộn nhịp không kém gì những khu chợ offline.
Tính đến thời điểm hiện tại, “kỳ nghỉ Tết năm 2020″ vẫn đang ngày một dài thêm. Được ở nhà thì vui, nhưng ở nhà lâu quá thì rất dễ đâm ra buồn chán. Nhiều chị em bắt đầu tìm kiếm thú vui bằng cách học làm đồ hand-made, nghiên cứu các món ăn mới lạ để vừa “giết thời gian”, vừa luyện được thêm một vài kỹ năng hữu ích.
Có cầu thì ắt có cung, nắm bắt được nhu cầu luyện tay nghề “hand-made” của chị em, nhiều shop online ngoài bán thành phẩm nay còn bán thêm nguyên liệu, dụng cụ nấu nướng và may vá hand-made. Trên các group nấu nướng, làm đồ thủ công, không khí mua bán lúc nào cũng nhộn nhịp không kém gì các khu chợ offline.
Dụng cụ, nguyên liệu làm thực phẩm và đồ uống hand-made
Những mặt hàng được tìm mua phổ biến trong các “group” nấu ăn là các loại khuôn làm bánh, bột làm đế bánh tart, set làm kẹo chip chip cho bé và một số dụng cụ hỗ trợ như máy đánh trứng, máy trộn bột.
Nhân dịp có nhiều thời gian rảnh rỗi, không ít chị em đã tranh thủ học thêm một vài món ăn mới để “nâng cao tay nghề”.
Khuôn làm cupcake được các shop rao bán với mức giá chỉ từ 3.000 – 5.000 đồng/khuôn. Súng tạo hình bánh quy có giá trên dưới 90.000 đồng/cái.
Có cả khuôn làm chè “bé heo tắm tiên” đang gây sốt trong thời gian gần đây. Khuôn mặt heo nhỏ có giá 40 nghìn đồng, khuôn heo to có giá 80.000 nghìn đồng. Một số shop bán giá “nhỉnh” hơn từ 100 nghìn đồng/khuôn trở lên.
Set làm kẹo chip chip không chỉ được lòng các chị em hảo ngọt mà còn khiến các bé thích mê. Mẹ và bé có thể cùng làm làm kẹo với công thức cực dễ thực hiện. Một set gồm khuôn silicon, bột gelatin, khuôn bóp… có giá bán từ 95 – 105 nghìn đồng
Video đang HOT
Trên các group mua bán nguyên liệu nấu nướng, không khó để tìm thấy những bài đăng bán whipping cream, phô mai, bơ lạt và nhân sầu riêng – những nguyên liệu làm bánh và đồ ngọt phổ biến
Ngoài các món bánh Âu, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều loại nguyên liệu và dụng cụ để nấu món truyền thống như lá khúc làm xôi khúc, khuôn làm bánh tráng ướt…
Bộ khuôn làm bánh ướt có giá chỉ 99.000 đồng. Trong thời điểm các hàng ăn đều đóng cửa do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chị em vẫn có thể tự chế biến cho mình một suất bánh ướt thơm ngon với bộ khuôn bao gồm: thanh lý bánh, 2 vải và đai xiết inox
Ngoài lá khúc tươi, một số shop online còn bán lá khúc khô và bột lá khúc
Cần gì phải order đâu xa, chị em có thể tự “hand-made” trà sữa trân châu, trà sữa Thái cực thơm ngon ngay tại nhà. Một set có giá chỉ từ 20-22 nghìn đồng, so ra còn rẻ hơn nhiều khi mua ngoài tiệm.
Dụng cụ, nguyên liệu làm đồ hand-made
Theo trào lưu tự làm thú len đang nở rộ trên các hội nhóm “khéo tay hay làm”, các shop bán len và dụng cụ đan móc online cũng được dịp “ra đơn” rầm rộ.
Các loại len của Trung Quốc có giá khá rẻ, chỉ từ 10 – 35 nghìn đồng/cuộn 100g. Trong khi đó, những loại len của Thổ Nhĩ Kỳ có giá cao hơn hẳn, loại bình dân nhất đã lên tới 32 nghìn đồng/cuộn 50g, loại cao cấp có thể lên tới 200 nghìn đồng/cuộn 50g. Loại len này thích hợp để làm đồ chơi, thú nhồi bông cho bé vì chất liệu mềm mại và an toàn cho da.
Thành quả đan móc xinh xắn của một số chị em trong “đợt nghỉ dài”
Một cô nàng sắm nguyên một “vựa” len để luyện tay nghề trong thời gian cách ly rảnh rỗi.
Thậm chí, chị em còn có thể tự làm túi xách, ba lô với đầy đủ các nguyên liệu như canvas form giỏ xách, đế túi, dây rút…
Một số chị em có tâm hồn nghệ thuật và có nhiều “hoa tay” thì chọn mua đất sét Nhật, Thái để làm đồ trang trí hand-made hoặc làm đồ chơi mini cho bé.
Đất sét bịch pha màu sẵn có giá chỉ từ 25 – 30 nghìn đồng/bịch, thường được bán kèm bộ dụng cụ tạo hình với giá chỉ khoảng vài chục nghìn đồng/bộ. Một số shop còn bán kèm móc treo để chị em làm thành móc khóa.
Hương.H
Lỡ hỏi 1 câu "cho xem hình thật bên bạn bán", cô gái bị chủ shop online nhắn tin cực gắt: "Mua hàng có não 1 tí đi"
Mỗi lần mua hàng rồi gặp đúng shop online thích "cà khịa" hoặc chẳng may "mát tính", bạn sẽ nhận ra sự thật cay đắng rằng hiện tại khách hàng chẳng còn là Thượng đế nữa, bởi chủ shop giờ mới là bề trên cơ.
Mua hàng online thực sự là một cuộc chiến may rủi mà phần lớn, khách hàng luôn là người nhận lấy phần cay đắng. Nhận hàng không như ý đã tức lắm rồi nhưng đôi khi, thái độ lồi lõm của một số shop mới chính là điều khiến nhiều người "phát điên" và quyết tâm "cạch mặt" không bao giờ mua hàng nữa.
Mới đây, màn bóc phốt thái độ "mẹ thiên hạ" của một shop online chuyên bán khẩu trang đã nhận được nhiều sự chú ý của dân mạng.
Câu chuyện chủ shop và vị "Thượng đế" gây tranh cãi trên mạng xã hội
Chuyện là cô gái có nickname T.H đang cần mua khẩu trang y tế cho bản thân và gia đình dùng. Trong một lần lượn lờ trên mạng, cô bạn tìm ra shop bán khẩu trang y tế này. Tuy nhiên, vì để khẳng định hàng giống mẫu quảng cáo, cô gái có đề cập chủ shop online cho mình xem "ảnh thật" của mặt hàng này.
Màn "chào hỏi" có phần khá căng thẳng giữa chủ shop và khách mua khẩu trang.
Tuy nhiên, đáp lại khách, chủ shop lại có thái độ khá "khó đỡ" khi hỏi ngược lại khách: " Kia là hình giả hả bạn?", khi khách khẳng định mình không có ý đó thì chủ shop càng được đà gay gắt: "Thế sao còn đòi xem hình thật?; Người ta đăng thế nào thì người ta bán thế, sao các bạn cứ đòi xem hình thật? Nói thì lại bảo mất lịch sự, nhưng hãy là người mua hàng có não 1 tí".
Quá bức xúc, người mua hàng cũng "bật" lại chủ shop khi cho rằng, là chủ cũng phải đặt mình vào vị trí của khách hàng để thông cảm thì lại nhận được câu đáp trả: "Bạn não thế!".
Cuộc nói chuyện hỏi mua hàng này quả thật gây ức chế khiến dân mạng xôn xao bàn tán.
Tiếp sau đó, chủ shop này còn "cà khịa" người mua bằng cách hỏi ngược lại và nằng nặc yêu cầu khách: "Cho mình xem ảnh của bạn".
Màn đối đáp khá ức chế này kết thúc khi khách không mua được hàng còn lây thêm tâm trạng ức chế còn chủ shop cũng chẳng bán được chiếc khẩu trang nào.
Câu chuyện ngược đời này khiến dân tình đồng loạt chào thua. Ai nấy đều thắc mắc không biết tư duy của chủ shop online kia thực sự là gì và rằng với thái độ cùng lý lẽ bán hàng như vậy, không hiểu sao shop vẫn còn tồn tại đến hôm nay.
- "Ôi thế từ nay chắc mình cạch không dám inbox hỏi giá hay hỏi xin ảnh thật ở shop nào nữa, sợ hỏi xong bắt cho xem ảnh của mình thì chết".
- "Chủ shop tới tháng à? Sao suy nghĩ kiểu kì cục thế nhỉ?".
- "Ủa, bây giờ bán hàng sai tùm lum ra, không xin ảnh thật rồi lúc nhận hàng lại bị lừa thì sao nhỉ? Chủ shop nói có cho kiểm hàng cũng ok, nhưng thà xem trước, ưng thì mua không ưng thì thôi còn đỡ được khoản hoàn hàng về cho chủ shop nếu hàng nhận không giống còn gì. Có lẽ shop đang ế nên hơi quạu xíu nhé, các bạn thông cảm!".
Tuy nhiên, số khác lại cho rằng: "Mình thấy người bán cũng không vừa mà người mua cũng hơi sai. Lẽ ra bạn không nên đôi co làm gì, nếu thấy khó khăn trong việc xem ảnh thật thì thôi, khỏi mua. Còn nếu vẫn muốn mua, yêu cầu shop cho kiểm hàng trước khi nhận, hợp lý thì lấy không thì hoàn hàng".
Nhanh chóng, rất nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra trong tình huống gây tranh cãi này. Người thì cho rằng có thể shop bị quá nhiều người đòi xem ảnh thật của mặt hàng này đâm ra ức chế, vì shop cũng đã bảo sẽ cho khách được xem hàng trước khi nhận rồi. Người thì cho rằng đã bán hàng mà lại có thái độ như vậy thì tốt nhất nên dẹp luôn tiệm.
Minh Khôi (nhipsongviet)
Thanh niên mua son chưa kịp tặng thì chia tay, shop online có màn "tư vấn tại chỗ" đi vào lòng người Bán hàng online cũng phải có tâm thế này mới chịu cơ! "Cưng xỉu" á! Mối quan hệ giữa khách với shop online xưa nay chỉ toàn chuyện "bóc phốt" vì những cuộc mua bán siêu "toang". Cứ dăm bữa nửa tháng, dân tình lại ngán ngẩm với những màn chê shop "treo đầu dê bán thịt chó" hay những khách hàng "bà...