Tinh thần của Huawei
Từ một công ty nhỏ tại Trung Quốc đến một tập đoàn toàn cầu doanh thu hơn 100 tỷ USD mỗi năm, Huawei, cho đến nay, vẫn là hiện tượng bí ẩn.
Các nhà sản xuất trong lĩnh vực viễn thông được chia thành 3 nhóm chính. Nhóm đầu tiên là những con sử tử, gồm các công ty đến từ phương Tây, như Ericsson, Alcatel, Nokia. Họ có ưu thế về công nghệ, sản phẩm, vốn và quản trị. Nhóm thứ hai – những con báo gấm – là các công ty địa phương liên kết với nước ngoài và có lợi thế ở quy trình sản xuất, công nghệ hay sự hỗ trợ của chính phủ. Điển hình trong nhóm này là ZTE, một công ty công nghệ quốc doanh của Trung Quốc. Nhóm thứ ba – những con sói – là những công ty tư nhân “đơn thân độc mã” như Huawei. Công ty không có nền tảng công nghệ tiên tiến từ ban đầu, cũng không có nguồn lực tài chính dồi dào, nhưng sức sống luôn mạnh mẽ với ý chí quyết tâm cao nhất. Công ty luôn tìm cách sinh tồn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Phẩm chất lính, tinh thần “sói”
Huawei được thành lập tại đặc khu kinh tế Thâm Quyến với số vốn chỉ vỏn vẹn 3.300 USD vào năm 1987. Sau hơn 2 thập niên, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi đã tạo nên một tập đoàn có doanh thu hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD. Năm 2019, doanh thu của tập đoàn đạt gần 127 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm trước đó. Từ một doanh nghiệp tư nhân không có cơ sở vật chất, không tài nguyên và thiếu vốn, Huawei đã vượt qua nhiều công ty phương Tây có lịch sử cả trăm năm để có mặt tại hơn 170 quốc gia. Huawei còn hợp tác với khoảng 1.500 đối tác nhằm cung ứng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn tới 1/3 dân số thế giới.
Video đang HOT
Ông Nhậm Chính Phi. Ảnh: Global Times.
Thành công của Huawei khiến giới công nghệ và các đối thủ nhớ về câu nói năm nào của ông Nhậm Chính Phi: “10 năm sau, nếu chia ngành thương mại công nghệ thông tin điện tử thế giới thành ba phần, Huawei sẽ chiếm một phần”. Dự đoán này, nay đã thành sự thật.
Từ khi mới thành lập, ông Nhậm Chính Phi đã xác định Huawei sẽ “chiến đấu” trên thương trường với “tinh thần sói” bất khuất và can trường, tạo nên một nền văn hoá giúp công ty lớn mạnh thần kỳ. “Một con sói cô độc không bao giờ chiến thắng sư tử. Nhưng một đàn sói đoàn kết, chấp nhận hi sinh sẽ quật ngã sư tử một cách dễ dàng”, ông Nhậm Chính Phi từng nói với đội ngũ cộng sự những ngày đầu thành lập Huawei.
Huawei đến nay vẫn hoạt động theo “tinh thần sói”, coi loài sói là tấm gương học tập cho tất cả nhân viên. Loài sói có ba đặc trưng: một là khứu giác nhạy cảm, hai là tinh thần tấn công không biết mệt mỏi và không bao giờ bỏ cuộc, ba là ý thức tập thể luôn được đề cao. Một doanh nghiệp muốn lớn mạnh và mở rộng nhanh cần phải có ba đặc trưng này. Trong đó, mỗi nhân viên giống mỗi “con sói”, luôn tồn tại tinh thần chiến binh kiên cường
Trong nền văn hóa này, nhân viên Huawei được rèn phẩm chất người lính với sự kiên nhẫn, kỷ luật, chính xác đến từng giây. Chiến lược quản trị này ảnh hưởng từ môi trường quân đội mà ông Nhậm Chính Phi đã trải qua trong nhiều năm, khi còn làm kỹ sư tại Quân đội Nhân dân giải phóng Trung Quốc.
Thời gian đầu, nhân viên Huawei làm việc 24/24 tại văn phòng, ăn ngủ tại chỗ. Ngoài không gian làm việc, toà nhà Huawei còn có bếp ăn và giường đệm cho nhân viên chợp mắt tại chỗ. Với tinh thần làm việc bền bỉ như một chiến binh dẻo dai, Huawei đã trở thành một nhà cung cấp các sản phẩm viễn thông hàng đầu với nhiều sản phẩm công nghệ cao, như bộ chuyển mạch Ethernet, Bộ định tuyến AR, WLAN, các sản phẩm an ninh mạng, và các dịch vụ đám mây. Hiện tại, Huawei còn được coi là nhà cung cấp các giải pháp về công nghệ 5G số một thế giới.
Ngoài ra, chế độ quản lý của Huawei cũng mang bóng dáng quân đội nhằm mang đến tính chấp hành, hiệu suất cao và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các nhân viên R&D (Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm) phải tuân thủ quy tắc bảo mật nghiêm khắc, như không được lên mạng khi làm việc, không được nhận và gửi thư không liên quan đến công việc, không thể lấy tài liệu mang đi và cũng không thể chia sẻ thông tin với người ngoài. Hay thời gian đi làm của nhân viên cũng được quy định rõ ràng, chỉ cần chậm 1 phút sẽ tính là đi muộn và nếu không hoàn thành công việc thì sẽ bị phạt.
Tuy môi trường làm việc gắt gao và áp lực, đổi lại nhân viên Huawei luôn nhận được phần thưởng xứng đáng với mức lương hậu hĩnh và cổ phiếu thưởng có giá trị cao. Đồng thời, mỗi nhân viên được thụ hưởng chính sách đào tạo và phát triển nhân tài giúp họ tiến xa trong sự nghiệp.
Samsung hưởng lợi khi Ấn Độ loại Huawei khỏi mạng 5G
Samsung dường như sẽ có được chỗ đứng trên thị trường 5G của Ấn Độ, khi các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei và ZTE không có tương lai chắc chắn trong các thử nghiệm 5G tại quốc gia này.
Samsung muốn tận dụng Ấn Độ để tăng thị phần mạng 5G
Theo Gizmochina, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng thị phần mạng 5G tại Ấn Độ vì chính quyền nước này có thể loại bỏ các công ty Trung Quốc khỏi lộ trình 5G của mình. Với việc Ấn Độ đang trong quá trình thử nghiệm 5G, lệnh cấm có thể xảy ra đối với các công ty Trung Quốc sẽ giúp Samsung có lợi trong việc kinh doanh thiết bị mạng 5G.
Hiện tại, Samsung là nhà cung cấp thiết bị viễn thông 5G lớn thứ 4 thế giới, xếp ngay sau Huawei, Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan. Tuy nhiên vẫn còn quá sớm để kết luận Samsung có được hưởng lợi hay không vì các nhà sản xuất khu vực Scandinavia cũng có thể lao vào cuộc chiến giành thị phần. Ấn Độ thậm chí vẫn chưa bắt đầu các giai đoạn đầu của thử nghiệm, kể cả họ cũng chưa bán đấu giá tần số 5G.
Một quan chức trong ngành cho biết: "Vẫn còn phải xem liệu Samsung có thực sự được hưởng lợi từ lệnh cấm có thể xảy ra từ chính phủ Ấn Độ đối với các nhà cung cấp Trung Quốc hay không. Ấn Độ vẫn chưa khởi động quy trình đấu giá tần số mạng 5G và các nhà cung cấp hùng mạnh của châu Âu như Ericsson và Nokia đều có cơ hội kiếm thị phần".
Được biết, các cuộc đụng độ quân sự gần đây dọc theo khu vực biên giới Trung - Ấn đã làm gia tăng căng thẳng giữa cả Ấn Độ và Trung Quốc. Kết quả là Huawei và ZTE có thể sẽ bị loại khỏi các thử nghiệm 5G sắp tới vì lý do an ninh quốc gia. Một báo cáo khác cũng ám chỉ chính quyền Ấn Độ có kế hoạch khởi động lại quy trình phê duyệt thử nghiệm 5G với các hạn chế được áp dụng có thể chặn các công ty Trung Quốc.
Tại Ấn Độ, Samsung đã và đang cung cấp thiết bị mạng 4G hoặc LTE cho Reliance Jio Infocomm, vì vậy công ty Hàn Quốc có thể mở rộng mối quan hệ đối tác sang băng thông mới hơn và nhanh hơn. Còn nhà mạng nổi tiếng Ấn Độ là Bharti Airtel dự kiến sẽ hợp tác với Ericsson và Nokia để thử nghiệm 5G ở các vùng Kolkata và Bengaluru.
Trung Quốc sẽ trả đũa Nokia, Ericsson nếu châu Âu cấm Huawei Trung Quốc đang xem xét kiểm soát xuất khẩu thiết bị viễn thông của Nokia và Ericsson nếu Liên minh châu Âu (EU) cấm công nghệ 5G của Huawei. Biển hiệu Huawei bên ngoài một khu mua sắm lớn tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tuần trước, Anh ra quyết định cấm tất cả hãng viễn thông trong nước mua sản phẩm 5G của...