Tỉnh táo để làm đẹp
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để phục vụ nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn tìm được những nơi làm đẹp uy tín, được cấp phép. Nhiều người mù quáng tin lời quảng cáo mà phải gánh chịu hậu quả nặng nề…
Hình minh họa
Nhập viện điều trị vì làm đẹp
Theo thông tin từ Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh viện vừa điều trị cho nữ bệnh nhân N.H.H., 45 tuổi bị hoại tử mông nặng do tiêm chất làm đầy. Chị H. cho biết, do luôn cảm thấy tự ti với vòng 3 nên chị có đến một spa ở Hà Nội để tiêm chất làm đầy.
Theo lời quảng cáo, phương pháp chị lựa chọn sẽ không xâm lấn, không đau và sẽ sở hữu một vòng 3 căng tròn, quyến rũ ngay sau khi tiêm. Tin lời, chị H. quyết định tiêm mông. Quá trình thẩm mỹ, nhân viên spa tiêm cho chị 1 lọ dung dịch lỏng (không có mác) vào mông.
Sau khi tiêm khoảng 1 ngày, căng tròn, quyến rũ không thấy đâu, chị H. bắt đầu thấy 2 mông sưng, đỏ. Thậm chí, vài ngày tiếp theo mông chị tiếp tục đau nhức rồi lở loét. Lúc này chị mới tìm đến bệnh viện để cầu cứu.
Thông tin về ca bệnh, PGS.TS Vũ Ngọc Lâm – Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, vùng mông của bệnh nhân bị hoại tử nặng, loét sâu, chảy nhiều dịch mủ. Nguy hiểm hơn, vùng hoại tử lan xuống bẹn gây viêm mô mỡ.
Nghi do tiêm silicon lỏng không rõ nguồn gốc nên bị nhiễm trùng, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật. Quá trình phẫu thuật các bác sĩ nạo vét ra khoảng 2,5 lít tổ chức hoại tử và dịch mủ. Tuy nhiên, dự kiến thời gian điều trị sắp tới sẽ kéo dài và rất tốn kém. Hơn nữa, do bị tổn thương quá nặng nên mông của bệnh nhân sẽ hình thành nhiều sẹo co kéo, biến dạng.
Video đang HOT
Tương tự, theo chia sẻ của chị N.T.H (27 tuổi, ở Quốc Oai, Hà Nội), bản thân vốn có khuôn mặt đầy đặn, xinh xắn nhưng vì tin theo lời quảng cáo nên đã tiêm mỡ tự thân vào 2 bên rãnh cười. Và kết quả là ngay sáng hôm sau, chị đã thấy mặt biến dạng, sưng vù. Chị H có chụp ảnh gửi cho cô chủ spa, được người này kê đơn thuốc nhưng uống 1 tuần không đỡ, thậm chí mặt sưng to hơn.
Thăm khám tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bác sĩ yêu cầu phải nhập viện gấp để điều trị. Tại bệnh viện chị được bác sĩ rạch 4 vết để thoát mủ. Kết quả xét nghiệm cho thấy trong mủ có 2 loại vi khuẩn, 1 loại nấm…
Làm đẹp thế nào là đúng cách?
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Thẩm mỹ Đỗ Tùng Lâm cho biết, phẫu thuật thẩm mỹ bản chất là một phẫu thuật, gồm 2 loại: phẫu thuật đưa chất liệu vào cơ thể (tiêm filler, túi ngực, nâng mũi) và phẫu thuật không đưa chất liệu (cắt mí, căng da). Những yếu tố tác động vào phẫu thuật có hai yếu tố, do con người và do chất liệu thẩm mỹ. Yếu tố con người là do bệnh nhân và bác sĩ.
Vì vậy để đảm bảo những tai biến phẫu thuật, bác sĩ Tùng Lâm khuyến cáo, trước khi có quyết định đi làm đẹp cần tỉnh táo, chọn lựa cho mình những cơ sở uy tín, an toàn, bác sĩ có tay nghề, không nên ham rẻ tiêm các dung dịch độc hại, không rõ nguồn gốc, bởi dễ gặp biến chứng nguy hiểm.
Về yếu tố chất liệu, nếu muốn làm đẹp bằng tiêm chất làm đầy, hay độn túi ngực, chị em cần lựa chọn những chất liệu được y học công nhận, phải biết rõ nguồn gốc, chất liệu đó là gì. Vì vậy khi khách hàng lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ cần có một bác sĩ có trình độ chuyên môn và có tâm để tư vấn, tức là tìm một cơ sở có uy tín, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề và kinh doanh.
Nói sâu về các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ Tùng Lâm cho biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng túi ngực với nhiều mức giá khác nhau, do đó người dân cần tìm hiểu và gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn chất liệu phù hợp. Về phương pháp tiêm filler, bác sĩ nhấn mạnh, filler là một chất làm đầy.
Nếu là filler chuẩn, được kiểm chứng thì sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sẽ tự tiêu đi trong 1,5 – 2 năm. Người dân cần chọn bác sĩ có tay nghề tốt để giảm thiểu những biến chứng hoại tử khi tiêm vào mạch máu hoặc viêm nhiễm khi tiêm và quan trọng phải tìm được những loại filler chuẩn, nếu ham rẻ dùng phải loại kém chất lượng thì cực kì nguy hiểm. Những spa không uy tín sẽ thường tiêm bằng chất silicon lỏng. Đây là chất đã bị cấm. Khi tiêm ngấm vào mô và tổ chức, rất khó để loại bỏ hoàn toàn.
“Trước khi đi phẫu thuật thẩm mỹ ngoài điều kiện về sức khoẻ, bệnh nhân cần chuẩn bị nhất là tâm lý. Bởi vì, sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ khác đi và tác động không nhỏ đến diện mạo. Vì vậy họ phải chuẩn bị tâm lý cho các thay đổi đấy. Ngoài ra, người dân cần tìm hiểu kỹ về các cơ sở thẩm mỹ, tìm bác sĩ có chuyên môn tốt và có tâm” – bác sĩ Tùng Lâm nhấn mạnh.
Thảo Anh
Theo baophapluat.vn
FDA nói về túi ngực và nỗi lo bệnh tật sau nâng cấp vòng một
Nếu người nâng ngực có các triệu chứng đau, sưng tấy thì nên gặp bác sĩ, có thể cần phải chụp thêm X-quang để chẩn đoán chính xác hơn.
FDA - Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ - từng gửi thông điệp quan trọng đến các nhân viên y tế về túi nâng ngực và ung thư lympho suy thoái tế bào lớn liên quan đến cấy ghép ngực (BIA-ALCL). Theo FDA, ung thư bạch huyết tế bào lớn (ALCL) không phải là ung thư vú, mà là một dạng ung thư miễn dịch do vi khuẩn gram âm tích tụ bao quanh túi ngực lâu năm gây ra.
Theo FDA, ALCL không phải là ung thư vú và tỷ lệ mắc chứng ALCL ở phụ nữ nâng ngực là rất hiếm.
Tỷ lệ mắc ALCL ở phụ nữ nâng ngực rất hiếm. Theo số liệu tháng 9/2018, trong 660 ca mắc ALCL trong tổng số gần 10 triệu phụ nữ trên thế giới thì tỷ lệ này chỉ là 0,0066%. Ngoài ra, ALCL thường xuất hiện ở những phụ nữ đã nâng ngực trên 8 năm, liên quan đến dạng túi nước muối và dạng gel silicone. Vì tỷ lệ này rất hiếm, FDA không khuyến cáo phẫu thuật lấy túi ra với mục đích phòng ngừa ALCL mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác.
ALCL xuất hiện ở cả phụ nữ nâng ngực túi trơn, túi nhám và nhiều loại khác.
Nếu đối tượng nâng ngực có các triệu chứng như đau, sưng tấy ở ngực thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể, có thể cần phải chụp thêm X-quang để chẩn đoán chính xác hơn. Để xét nghiệm ALCL, bác sĩ nên lấy dịch huyết thanh xung quanh mô cấy và một phần đại diện của phần bao xơ để đánh giá bệnh học.
Với trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc chứng ALCL, FDA khuyến cáo bác sĩ vẫn tiếp tục duy trì các chế độ chăm sóc như trước đây vì hiện tại không có phương pháp điều trị tiêu chuẩn hay thống nhất cho ALCL. Đa số bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật, một số áp dụng bức xạ, hoá trị liệu hoặc cả hai.
Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng bức xạ, hoá trị liệu hoặc cả hai.
Đến nay, FDA vẫn chưa có đủ dữ liệu để kết luận có phải mô cấy ngực gây ra ALCL hay không. Đồng thời cũng không biết mô cấy nào có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn loại khác. Để có nhiều dữ liệu nghiên cứu hơn về bệnh, FDA yêu cầu các bác sĩ báo cáo tất cả ca đã xác nhận là ALCL ở phụ nữ nâng ngực bằng mô cấy với Medwatch. Xem chi tiết tại đây.
Bên cạnh đó, thế hệ túi ngực bề mặt vi nhám Arion từ Laboratoires Arion được nhiều bác sĩ phẫu thuật tại Pháp và nhiều nơi trên thế giới lựa chọn. Với đặc tính bề mặt vi nhám giúp giảm thiểu tình trạng bao xơ, túi ngực Arion là sự kết hợp ưu điểm của túi trơn (dễ dàng trong thao tác đưa túi vào khoang ngực) và túi nhám (tăng khả năng bám dính giúp cố định mô cấy lâu dài).
Túi ngực bề mặt vi nhám (micro-textured) kết hợp ưu điểm của túi trơn và túi nhám, giúp giảm thiểu tình trạng co thắt bao xơ.
Túi Arion được sản xuất tại Pháp theo công nghệ Monobloc độc đáo, có khả năng chống lực ép mạnh, chống rò rỉ gel, độ kéo dãn lên đến 700% và có thể bơm phồng thể tích gấp 16 lần so với thể tích túi. Vỏ túi gồm 6 lớp cách đều nhau, trong đó có đến 3 lớp barrier chống rò rỉ gel. Túi được làm đầy 100% Gel SoftOne mềm mại, đặc, có tính kết dính cao đã được FDA chứng nhận hạn chế tình trạng xuất hiện vết lằn, nhăn da.
Theo ngoisao.net
Sự cố vỡ túi ngực khi đi máy bay và sự thật bất ngờ không phải ai cũng biếtBài viết được tham khảo ý kiến từ bác sĩ, chuyên gia Vụ việc một nữ hành khách khi đang đi máy bay bị vỡ túi ngực gây chảy máu ồ ạt đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm và gây tâm lý hoang mang cho nhiều chị em. Vậy, sự thật đằng sau sự việc đó là gì? Hôm 26/7 vừa qua, thông tin một nữ hành khách bị vỡ túi ngực, chảy...