Tình tan vì chàng quá bủn xỉn
Mỗi lần đi ăn hay đi hát với đám bạn, cứ đến lúc trả tiền là người yêu Huệ bận đi vệ sinh hay nghe điện thoại. Anh thường xuyên “quên ví” khi đi chơi với bạn gái.
Minh Huệ, nhân viên kinh doanh một công ty thiết bị điện tử tại Hai Bà Trưng, Hà Nội, vừa chia tay anh chàng hẹn hò hơn nửa năm vì “sợ tính tủn mủn của chàng”.Huệ kể, mỗi lần hai người đi chơi, nếu anh trả tiền thì buổi đó trở nên căng thẳng vì mặt chàng ngẩn ngơ, thỉnh thoảng thở dài, rồi hay nói những câu như: “Dạo này cái gì cũng đắt đỏ”, “Có mỗi ly nước mà chém mấy chục nghìn”, “Tháng này phải chi nhiều thứ quá, nào đám cưới bạn, trả nợ ông anh…”.
Ban đầu, Huệ không mấy bận tâm, nhưng sau thấy điệp khúc lặp đi lặp lại, cô trở nên ngại mỗi lần đi ăn uống với người yêu. “Mình chẳng bao giờ đòi hỏi anh ấy phải mua quà, nhưng đôi khi cũng chạnh lòng khi những ngày lễ, sinh nhật, bạn bè thì được người yêu chiều chuộng, còn mình món quà luôn là một bông hồng, không gì thêm”, Huệ kể.
Cô cho biết, suốt thời gian yêu, bạn trai chưa bao giờ gọi điện cho cô lần nào quá một phút, nếu cô muốn nói lâu hơn, anh kêu lúc nào gặp kể hoặc nhắn tin, gọi nhiều tốn tiền. “Ngại nhất là lần rủ mình và đứa bạn đi siêu thị, đến nơi chàng nói quên ví, mình cũng chủ quan không mang tiền, thế là chàng lấy thẻ ATM chạy đi rút 200 nghìn giơ ra bảo hai đứa: &’Tha hồ sắm nhé’. Vừa xấu hổ với bạn, vừa chán”, Huệ nói.
Mặc dù thấy chàng cũng hiền lành, chịu khó, lại không vướng vào mấy “tệ nạn đàn ông” là cờ bạc, bia rượu, gái gú…, nhưng Huệ ngày càng mất dần tình cảm và không muốn tiếp tục mối quan hệ.
Ảnh minh họa: Lawfuel.com.
Kết thúc mối tình ngay trước đám cưới hơn tháng, Bích Ngọc (Ba Đình, Hà Nội) cảm thấy may mắn vì không lấy anh chàng quá toan tính. Người yêu Ngọc từng ở nước ngoài nhiều năm, về nước làm tại một công ty bảo hiểm, có thu nhập khá cao. Ngọc được không ít bạn gái ghen tỵ khi có bạn trai bảnh bao, nhà xe đầy đủ. Thấy chàng ít khi mời mình tới những nơi ăn uống sang trọng, Ngọc nghĩ do tính anh giản dị và không thích khoe khoang.
Video đang HOT
Tới khi quyết định làm đám cưới, cô nàng 25 tuổi rất sốc khi chàng dẫn tới gặp luật sư để ký thừa nhận danh sách tài sản cá nhân của riêng anh trước hôn nhân. Anh còn nói không cần tổ chức hôn lễ rình rang, chỉ cần đăng ký kết hôn và làm vài mâm để hai bên gia đình gặp mặt, báo với tổ tiên. Cảm thấy bị “rẻ rúng” và không chịu được sự tính toán của người yêu, Ngọc quyết chia tay. Anh chàng sau khi năn nỉ, thuyết phục không được, đã hẹn gặp cô để “nói hết cho rõ ràng”.
“2 năm rồi nhưng mình vẫn nhớ như in. Hôm đó, anh ta đến, mang theo một tập hóa đơn thanh toán những lần đi uống cà phê, ăn hàng, mua đồ… và yêu cầu mình phải trả lại một nửa. Điên không để đâu cho hết, nhưng mình chấp nhận trả cho xong, để khỏi lằng nhằng về sau. May mà chưa cưới phải anh ta”, Ngọc thổ lộ. Lúc đó cô mới hiểu tại sao mỗi lần hai đứa đi ăn uống, mua bán, chàng người yêu luôn lấy hóa đơn cẩn thận.
Đàn ông vốn được gắn cho đặc tính phóng khoáng, rộng rãi. Bởi thế, những người tính toán “đong lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” hay được gọi là tủn mủn, “đàn bà”, và thường để lại ấn tượng xấu với phụ nữ, nhất là thể hiện điều ấy trong giai đoạn mới hẹn hò. Nhiều cô gái sẵn sàng chấm dứt mối quan hệ chỉ vì cảm giác khó chịu trước biểu hiện bủn xỉn của người khác giới.
Câu chuyện của Thu là một điển hình. Thu quen một anh chàng trên mạng, qua một người bạn. Hai người thường xuyên trò chuyện, gửi thư điện tử cho nhau. Qua lời tự giới thiệu, Thu biết anh này đang làm kỹ sư cho một công ty cấp thoát nước tại Hà Nội, công việc tốt, thu nhập ổn định.
Cô sinh viên năm thứ hai cảm mến bởi cách trò chuyện lịch sự, từ tốn của chàng trai hơn mình 5 tuổi. Hai người bắt đầu thổ lộ yêu đương và hẹn gặp. Lần đầu gặp, chàng trai bảo Thu đi xe bus tới điểm hẹn. Không vui lắm nhưng cô vẫn đồng ý. Tới nơi, giữa trưa nắng hè, chàng dẫn Thu đi qua dãy hàng quán, tới một điểm bán bánh mì kẹp, bảo “Chỗ này anh ăn quen, ngon lắm, lại rẻ”, rồi gọi hai chiếc bánh.
“Thực sự, cổ mình nghẹn lại, cắn hai miếng bánh rồi bỏ dở, vừa nóng, vừa mệt, vừa chán. Sau lần đó, mình lảng dần rồi cắt đứt liên lạc với anh ta. Không biết anh ta bị bệnh keo hay có tính tiết kiệm, nhưng lần đầu gặp nhau mà như thế thì không thể chấp nhận”, Thu chia sẻ.
Nhà tâm lý Văn Thanh Sỹ, đường dây tư vấn 1088 TP HCM cho hay, xã hội hiện nay chưa có một chuẩn chung nào để đánh giá một người là keo kiệt hay không. Mỗi người thường tự đưa ra nhận định về tính cách này ở người khác dựa vào cảm tính của mình.
Thông thường, người ta hay nghĩ, khi đã yêu là có thể hy sinh tất cả cho nhau, nên khó chấp nhận việc “một nửa” lại so đo tính toán với mình. Thực tế, muốn biết một người có thực keo kiệt hay không, bạn gái cần xem xét ở nhiều khía cạnh, chứ không chỉ nhìn vào cách anh ta có “chịu chi” cho mình hay không. Tất nhiên, một người có mức thu nhập 10 phần, mà không dành nổi một phần cho “tình phí” hoặc luôn so đo, tính toán hơn thiệt về tiền nong với bạn gái, không bao giờ chịu chi trong những cuộc vui chung… thì cũng đáng xem xét.
Theo nhà tâm lý, chuyện người con gái đòi hỏi và cho rằng người yêu là keo khi không đáp ứng được các yêu cầu của mình thì hoàn toàn khác. Có thể người đàn ông có nỗi khổ nào đó, như gia đình khó khăn, anh ta mới đi làm nên thu nhập thấp, xuất thân từ cuộc sống bần hàn nên luôn muốn tiết kiệm…
“Có anh chàng, là chủ một cửa hiệu lớn, khá giàu có. Anh ta yêu một cô gái và định lấy nàng. Nhưng vào những ngày lễ, sinh nhật, chàng trai luôn cố gắng nghĩ xem nên mua món quà nào giá trị vật chất nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn cho nửa kia, vì không muốn &’làm hư’ và nuôi dưỡng tính nhõng nhẽo, đòi hỏi của vợ tương lai”, nhà tâm lý chia sẻ một trường hợp ông gặp.
Theo ông Sỹ, để biết một người đàn ông có thực sự keo kiệt không, hãy nhìn vào cách anh ta chi tiêu, đối xử với chính bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh, chứ không chỉ với cô gái anh ta đang muốn “cưa đổ”.
“Nếu chàng đó luôn ăn tiêu thoải mái cho mình, với bạn bè, nhưng lại tỏ ra so đo với bạn, thì có lẽ anh ta chưa yêu bạn, thấy bạn chưa xứng đáng để &’chi’. Còn nếu anh ta rộng rãi với bạn, ngày lễ, Tết nào cũng mua đồ tặng, luôn săn đón bạn, nhưng chẳng bao giờ dành gì cho mẹ hay một người thân thì cũng cần coi lại”, nhà tâm lý đưa lời khuyên với các cô gái trẻ.
Ông cho rằng, một người đàn ông bủn xỉn thực sự thường có các đặc điểm như:Luôn mặc cả, kêu đắt với cả những món đồ có giá thị trường cố định hay giá trị rất nhỏ như ly nước trà, đĩa cơm…; hay lầm bầm tiếc của, không muốn bỏ tiền ra khi cần chi; có nhiều tiền nhưng không dám ăn tiêu gì, lúc nào cũng chỉ muốn ky cóp. Khi đi ăn uống, mua sắm chung với nhiều người, anh ta thường cố tình lảng tránh việc thanh toán.
Theo nhà tâm lý, với những người đàn ông này, tiền là quan trọng nhất nên bất cứ ai cũng khó sống hạnh phúc với họ suốt đời, vì thế, các bạn gái cần cân nhắc.
Theo VNE
Nhịn...nhục chồng
Chị quẹt nước mắt. Những giọt nước mắt của người đàn bà tuổi 50 sao mà đắng chát lòng kẻ đối diện đến vậy: "Em à, ông bà ta dạy "một sự nhịn chín sự lành".
Chị thuộc nằm lòng câu đó từ ngày bắt đầu làm dâu, làm vợ nhưng không ngờ suốt 30 năm nhịn không hề tìm thấy một chút "lành" mà đã thành "nhục" mất rồi em ạ! Chị không muốn nhịn nữa, nhưng con chị lại than, mẹ mà không nhịn ba, gia đình mình tan nát, nhìn tụi con vầy ai dám cưới, dám gả?". Tôi xin trích một đoạn trong đơn ly hôn của chị (mà chị nhờ tôi viết) để thấy chị đã nhịn đến mức nào:
"...từ mười năm trở lại đây anh H. mỗi lần uống rượu say về là chửi mắng, đánh đập tôi rất nhiều. Là giáo viên nhưng anh chửi vợ bằng những lời rất tục tĩu. Lần gần đây nhất là ngày 25/3/2014, tôi về nhà cha mẹ ruột để dự đám giỗ bà nội thì trưa anh H. cũng theo về, vác ghế đánh tôi tại nhà cha mẹ tôi với lý do "Mày đi lấy trai hay đi đâu mà từ sáng tới giờ?". Cha tôi tuổi 80 lập cập can ngăn, anh chửi cả ông là "Thằng già không biết dạy con. Đi đâu mà không lo cơm nước cho chồng?". Người dự đám giỗ lên tiếng can gián, anh bảo: "Vợ tao, tao chửi. Thằng nào có tình ý gì với vợ tao hay sao mà ngăn cản?". Tôi van xin anh, nếu không sống với nhau được nữa thì cho tôi ly hôn, chứ bao nhiêu năm chịu cực khổ cho cuộc sống gia đình, lại bị chồng đánh đập, chửi mắng thế này nữa thì làm sao tôi sống nổi? Anh trả lời: "Đ.M., tao sẽ hành hạ mày suốt đời chứ ở đó mà ly hôn".
Chị bảo, chắc tại "trời trả báo" vì hồi đó chị cãi lời cha mẹ, quyết định lấy anh với niềm tin sắt đá là tình yêu sẽ hóa giải tất cả, dù lúc đó chị là giáo viên, anh làm nghề nông. Lâu dần công việc hoán đổi lúc nào không biết. Anh có khiếu thể thao, bạn bè khuyến khích đi học. Chị một vai gánh giáo án, vai kia gánh con cái, mẹ chồng già và ruộng vườn cho anh theo học cao đẳng để thành giáo viên thể dục. Anh ra lớp từ sáng sớm, để có thời gian trà nước cùng bạn bè. Chị dạy điểm trường xa hơn, nhưng phải đi muộn hơn, vì phải dậy sớm hơn nấu ăn để sẵn cho mẹ chồng. Cái thời đất nước còn thiếu thốn, khó khăn, điểm trường chị dạy đi ngang nhà ngoại, xúc thêm lon gạo gửi bà ngoại nấu, trưa về mấy mẹ con ăn chung. Mẹ chồng ho khúc khắc trong buồng bên nói vống: "Nhà này thóc cao gạo kém, nuôi con dâu, cháu nội chưa đủ, còn xúc cho anh chị sui nữa. Thiệt là con có hiếu".
Chị đã biết nước mắt không chỉ có vị mặn từ lúc đứa con đầu lòng được ba tuổi, nhưng ráng nhịn để yên ấm nhà cửa. Nhịn vì danh dự của một cô giáo. Nhịn cho con có cha. Nhịn để người ta thấy không phải mẹ chồng - nàng dâu nào cũng hục hặc. Nhịn riết... vì muốn để cho chồng toàn tâm toàn ý với công việc nên chị bỏ lớp bỏ trường, gánh hết bao công việc không tên của "chức danh" vợ.
Hai con dần lớn, không phải lo cái ăn cái mặc, bệnh đau, chị lại phải sấp ngửa "bắt ghen" chồng với mấy cô giày xanh áo đỏ. Lại nhịn tiếp vì sợ ảnh hưởng việc học của con cái, uy tín của chồng.
Giờ ngấp nghé tuổi 50, xương cốt đã đau nhức, chị càng sợ những trận đòn. Nhưng hơn mười năm qua chị chưa một lần tố cáo hành vi bạo lực của chồng với chính quyền vì "cái nợ mình nó vậy. Thưa ra người ta tù tội, mất việc làm thì mình có được gì đâu. Ảnh còn "hăm", chị mà thưa, ảnh đi tù vài năm ra, chị "ăn" một chai... là sống không bằng chết. Nên chị sợ. Giờ chỉ muốn được ly hôn và bình yên".
30 năm làm dâu, làm vợ, làm mẹ, bao nhiêu công sức và nước mắt của chị đã đổ xuống cuộc hôn nhân này nhưng nhà cửa, xe cộ, đất đai đều... đứng tên đứa em trai của chồng.
Chị lại quẹt nước mắt, nói chỉ cần bình yên. Mọi sự đã nhịn 30 năm, giờ nhịn thêm nữa có sao đâu. Nhưng, biết chị có được bình yên thật không?
Theo PNO
Chồng đi xa, vợ muốn "tự biên tự diễn" Chồng tôi thường xuyên công tác xa khiến tôi khá bức bối chuyện vợ chồng. Tôi đang tính đến giải pháp "tự biên tự diễn" nhưng sợ không dứt ra được... B. Bình (TP.HCM) Xin mở ngoặc, những điều sắp bàn xoay quanh ý "thủ dâm (TD) - gây nghiện". Lưu ý thêm, đối tượng đang bàn là những phụ nữ mới làm...