Tĩnh tâm tại chùa Vàng Nhật Bản
Chùa Vàng có nhiều cái tên chùa Gác Vàng, Kim Các Tự, chùa Kinkakuji hay chùa Rokuonji nằm tại phía tây bắc của Kyoto (Nhật Bản). Quần thể chùa được xây vào năm 1393 và ban đầu dùng làm nơi nghỉ ngơi cho tướng quân Yoshimitsu Ashikaga (1358- 1408).
Ngôi chùa nằm trong một quần thể hài hòa, rộng lớn, biểu trưng cho uy thế và quyền lực của vị tướng quân. Nếu bạn đến cố đô Kyoto của Nhật Bản, hãy dừng chân nơi đây để tâm hồn được tĩnh tại.
Chùa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ngôi chùa bị đốt cháy hai lần vào thế kỷ thứ 15 và sau này vào năm 1950. Năm 1955, chùa được xây dựng lại nhưng cũng từ đó chùa không còn được coi là quốc bảo của Nhật Bản nữa. Diện mạo hiện nay của chùa Vàng có từ năm 1955 và được dát lại vàng trong lần tu phục vào năm 1987.
Chùa Vàng nằm giữa hồ nước tĩnh lặng, soi bóng vàng xuống mặt hồ. Dù du khách ồn ào, náo nhiệt tham quan xung quanh hồ, ngôi chùa vẫn ở đó, tĩnh tại, an nhiên, cho con người soi thấy tâm mình. Bóng ngôi chùa phản chiếu trên mặt hồ phẳng lặng tạo một cảm giác vừa hư vừa thực. Ngày nay, toàn bộ ngôi chùa ngoại trừ tầng trệt đều được bọc bằng những lá vàng nguyên chất, khiến cho ngôi chùa có giá trị vô cùng lớn.
Trong chùa, bạn có thể thấy kiến trúc vườn độc đáo của người Nhật. Tại đây còn bảo tồn cây thông bonsai 600 năm tuổi, vẫn vươn lên xanh tốt, tràn đầy sức sống. Cây thông được tạo hình như một con tàu đang ra khơi, với đỉnh cây như cột buồm, và một trong các nhánh cây vươn ra như hình con tàu, tạo nên một tác phẩm độc đáo xanh mướt quanh năm, trường tồn cùng năm tháng.
Trước khi ra khỏi khuôn viên chùa Vàng, bạn dừng chân một lúc trước một ngôi chùa nhỏ bên ngoài cổng khuôn viên, mua một ngọn nến hay que hương để thắp lấy may. Người Nhật có thói quen thắp hương tại lư hương trước khi bước vào chùa và gạt khói hương đang lan tỏa lên khắp người để xua tan tà khí, cầu mong sức khỏe.
Lối đi quanh chùa được rào bằng những ống tre, tạo nên cảm giác gần gũi và thân thiện với môi trường. Lối lên hun hút, thăm thẳm, những thác nước nhân tạo róc rách, tiếng lạo xạo của đá sỏi trải trên đường đi khiến khách tham quan như lạc bước vào một thế giới xa xôi nào đó.
Nếu may mắn, bạn có thể ném trúng đồng xu vào chiếc bát đặt trước tượng Phật và điều ước của bạn sẽ trở thành hiện thực
Video đang HOT
Từ mọi góc nhìn, dù trực diện hay ẩn hiện trong những tán cây, vào bất kỳ mùa nào, chùa Vàng đều có sức cuốn hút kỳ lạ, khiến người ta cứ mải ngắm nhìn, thỏa sức tưởng tượng hình bóng ngôi chùa qua nhành hoa anh đào trắng muốt, qua những tán cây lá vàng, lá đỏ quyến rũ. Vào tháng 9, lác đác lá phai chuyển màu trên những vòm cây xanh.
Theo iHay
Hành trình khám phá Campuchia bằng xe đạp của phượt thủ Việt
Ký ức của tôi về Campuchia là bức tranh với những màu sắc đối lập giữa giàu và nghèo, kỳ quan thế giới và khu nhà ổ chuột.
Gần một tháng đi dọc từ vùng biển phía nam, tôi đã đến trung tâm thủ đô Phnom Penh, qua tàn tích cố đô Chân Lạp gần Thom, đến với Angkor Wat - kỳ quan tôn giáo lớn nhất thế giới và cuối cùng là biên giới giáp Thái Lan.
Tác giả Trần Việt Anh sinh ra tại Hải Dương, lớn lên ở Hải Phòng, sống và làm việc tại Hà Nội. Anh có sở thích đi, chụp ảnh và viết blog. Sau hành trình đạp xe xuyên Việt quyên tiền làm từ thiện, từ ngày 15/8, anh bắt đầu đạp xe tới các nước Đông Nam Á: Campuchia, Lào, Myanmar. Anh đang dừng chân tại Thái Lan với mong muốn xin việc làm thêm ở đây.
Đất nước mà tôi từng được nghe nhiều khi còn bé ẩn chứa cả một thế giới khác, với rất nhiều kiến thức không có trong sách vở, báo đài.
Tôi đã chạm vào những ký ức huy hoàng nhất, cho tới tăm tối, đau thương, mất mát nhất của đất nước này. Tôi xin được chia sẻ nó với bạn đọc qua series bài viết "Hồi ức Campuchia", với những ghi chép vụn vặt.
Kỳ 1: Phnom Penh - Wat Phnom, Cung điện Hoàng gia và Center Market
Tượng đài Độc Lập
Các điểm đến trong ngày đều gần nhau, nên tôi chọn di chuyển bằng xe đạp. Tôi khởi đầu ngày mới bằng việc tìm một quán bán đồ ăn sáng Campuchia và tập chào hỏi bằng tiếng Khmer mới học được từ Internet.
Nhưng người dân ăn cơm tấm và hủ tiếu như ở TP HCM. Nửa tiếng đạp quanh phố, tôi mới mua được bánh mì dài (gấp 2 lần bánh mì ở Việt Nam), rất hấp dẫn, giá 6.000 riel (khoảng 30.000 đồng, đủ cho 2 người) và không quên nói "Ô Kun Boong" (cảm ơn anh/chị) với người bán hàng. Chị nở một nụ cười rất tươi.
Tôi lại gần công viên ngay sát tượng đài Độc Lập, vừa ăn vừa quan sát dòng người đi làm buổi sáng ở Phnom Penh. Cảnh tượng giao thông nhộn nhịp, có phần hơi lộn xộn giống ở Việt Nam, chỉ khác là xe ôtô nhiều hơn xe máy.
Tượng đài Độc Lập là biểu tượng của thành phố, có kiến trúc đặc trưng chùa tháp Campuchia, hình tháp với 5 tầng mái, mỗi tầng đều có tượng đầu rắn thần Naga.
Wat Phnom
Rời tượng đài Độc Lập, thẳng hướng đại lộ Sihanoukville về hướng bắc, tôi tìm đến Wat Phnom. Từ xa, ngọn tháp trắng nơi chôn cất tro cốt của vua Ponhea Yat (1405-1467) đã hiện ra. Người Campuchia kể, ngôi chùa là nơi bắt nguồn ra tên gọi của thành phố. Mọi người nhắc tới câu chuyện về một người phụ nữ giàu có tên Penh. Bà đi bộ bên bờ sông, thấy có cây gỗ to từ đâu trôi dạt tới. Bà cho người vớt lên, thấy bên trong có 5 pho tượng Phật. Tin là điềm lành, bà huy động nhân dân chung tay đắp một ngọn đồi, xây chùa trên đó để thờ tự.
Trong tiếng Campuchia, Wat nghĩa là chùa và Phnom nghĩa là ngọn đồi. Wat Phnom là ngôi chùa nằm trên ngọn đồi. Bên trong ngôi chùa có gian chính thờ tượng Phật Thích Ca, sau gian thờ là ngọn tháp trắng nơi đựng tro cốt nhà vua Ponhea Yat (người dời kinh đô về Phnom Penh). Ngay sát đó là gian thờ tượng bán thân bà Penh, như để tỏ lòng thành kính.
Hoạt động thú vị mà tôi thích nhất ở Wat Phnom là việc người dân Campuchia và cả khách du lịch tới gian thờ bà Penh, quỳ và nghe thầy cúng đọc phép. Vừa đọc, ông vừa dùng bó chân hương vẩy nước lên người như ban phép. Những vị khách tới từ Pháp vui cười thích thú. Tôi quan sát họ và nghĩ về cái tên Phnom Penh - Phnom tức là đồi, Penh là tên gọi của người phụ nữ ấy, vậy là rõ rồi!
Thầy cúng làm phép ban phước cho khách du lịch ở Wat Phnom.
Center Market
Rời Wat Phnom, tôi đến thăm Center Market, một trong những điểm đến mà bất cứ du khách nào cũng nên ghé. Khu chợ này được xây với kiến trúc rất đẹp, nổi bật nhất là gian giữa với mái vòm rộng, chính giữa đặt một chiếc đồng hồ. Tôi thấy như mình đang đứng trong một nhà ga châu Âu. Hàng quán ở đây bán đủ thứ quà lưu niệm đậm dấu ấn Campuchia. Tôi mua vài chiếc khăn rằn karma (loại khăn cổ truyền của người Khmer) và ngắm nghía những hàng đá quý, hàng đồ lưu niệm đủ màu sắc. Đồ ở Campuchia chất lượng rất tốt. Chủ cửa hàng nhiều người nói tiếng Việt và tôi có thể tiêu tiền Việt Nam.
Center Market - điểm đến của cả khách du lịch và tiểu thương ở Việt Nam.
Cung điện Hoàng gia và ngôi chùa Vàng
Sau khi hiểu hơn về nguồn gốc của thành phố, tôi đạp xe tới cung điện Hoàng gia. Chưa tới 14h, tôi ngồi ở quảng trường, ngắm nhìn đàn chim bồ câu mà Hoàng gia Campuchia nuôi, có tới hàng nghìn con.
Quảng trường Hoàng gia có hàng nghìn con chim bồ câu.
Royal Palace là một trong những điểm tham quan thu hút nhiều du khách nhất tại Phnom Penh. Một không gian rộng, với những gian nhà theo lối kiến trúc tháp mái điển hình của các đất nước theo Phật giáo Tiểu Thừa, mọi thứ đều rất chỉn chu, sang trọng, sạch sẽ. Gian điện chính là nơi đặt ngai vàng của nhà vua không còn cho du khách tham quan. Qua khung cửa sổ nhỏ, tôi thấy mọi thứ bên trong đều rất lộng lẫy, xa hoa.
Nhưng dường như tất cả công trình ở Royal Palace chỉ làm nền cho một nơi duy nhất - chùa Phật Ngọc (chùa Vàng, chùa Bạc theo cách gọi người Việt). Theo đoàn du khách nước ngoài, tôi bước qua cánh cửa nhỏ nơi ngăn cách cung điện Hoàng gia và ngôi chùa.
Khuôn viên không quá lớn, nhưng nổi bật với những tháp chôn cất tro cốt Hoàng thân, một ngôi chùa lớn và một ngôi đền Hindu nhỏ. Đây là nơi thờ cúng linh thiêng nhất của thành phố, không có sư ở, chỉ dành riêng cho vua và các thành viên trong hoàng gia tu tập. Pol Pot và quân Khmer Đỏ đã chiếm, tàn phá mọi công trình, nhưng riêng ngôi chùa và Hoàng cung mọi thứ đều còn nguyên vẹn.
Nền ngôi chùa được lát bằng 5.329 viên gạch làm từ bạc, mỗi viên nặng 1 kg. Bước trên nền, tôi còn nghe rõ tiếng lạch cạch không khớp nhau của những viên bạc. Đó chưa phải thứ quý giá nhất. Ngôi chùa này còn có bức tượng Phật bằng vàng nặng 90 kg, trên thân đính hơn 2.086 viên kim cương. Và quý nhất là bức tượng Phật làm từ ngọc lục bảo (cả châu Á chỉ có 4-5 bức), đặt ở vị trí cao nhất.
Hướng dẫn viên kể, vào ban đêm, bức tượng sẽ phát sáng và soi rọi khắp căn phòng này. Tôi thật sự mong muốn được một lần nhìn ngắm cảnh tượng đó. Ngoài ra, trong ngôi chùa còn có hàng nghìn bức tượng Phật nhỏ làm bằng vàng, bạc, đồng đen...
Quảng trường và khu phố Tây mới Sisowath Quay
Hai đứa trẻ lang thang đùa nghịch trên chiếc xe đạp của tôi.
Rời Royal Palace lúc trời dần tối, tôi lại ngồi ở quảng trường trước cung điện Hoàng gia ngắm nhìn lũ trẻ, du khách nô đùa cùng hàng nghìn chú chim bồ câu. Quảng trường "chim bồ câu" là một trong những nơi tôi thích đến nhất ở thành phố này. Tôi nhận ra, chỉ cần ngồi đây, mọi mệt mỏi dần tan. Tôi làm quen được với mấy cậu nhóc Campuchia vô gia cư. Chúng thích thú với chiếc xe đạp tôi đi.
Tôi đi dọc theo con phố Sisowath Quay trở về nhà nghỉ. Đói bụng, tìm gì đấy ăn, ngay trước cửa nhà nghỉ, tôi gặp chị Vinh, người dân tộc Khmer sống ở Trà Vinh, rời quê sang Campuchia làm ăn. Chị bán món bún bò vừa ngon, vừa rẻ, chỉ với 1 USD. Tôi và chị trò chuyện một lúc lâu về cuộc sống ở đây, về con người, văn hóa nơi này và về cả chuyến đi của tôi. Chị kể cho tôi nghe về bảo tàng diệt chủng Khmer Đỏ, nơi đội quân của Pol Pot đã bắt nhốt, tra tấn, ép cung hơn 20.000 trí thức (những người có học) ở Phnom Penh, rồi sau đó đưa họ đi hành quyết ở một nơi cách đó 15 km. Người ta gọi đó là "Cánh đồng chết" -nơi tôi dành cả ngày mai để đến và tìm hiểu.
Theo Zing News
24 giờ vi vu ở Bangkok Nóng, chật chội, nhưng rẻ và thân thiện, đó là những từ khóa phổ biến bạn có thể trải nghiệm ở thành phố Bangkok, Thái Lan. Bữa sáng đơn giản tại địa phương Sau khi thức dậy, bạn có thể dùng bữa sáng đúng kiểu Bangkok với một bát jok (cháo đặc), vài xiên thịt heo nướng và một chiếc patongo (một loại...