‘Tính sử thi bi hùng sẽ làm nên sức hấp dẫn cho phim chiến tranh’
Sau 6 năm không làm phim nhựa, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng quyết định bắt tay vào dự án phim mới – một phim chiến tranh. Ai cũng biết làm phim chiến tranh vừa khó khăn, vừa khó… bán vé. Bùi Tuấn Dũng cho biết, anh làm phim chiến tranh để xốc lại tinh thần Việt.
Câu chuyện về phim chiến tranh đã được tranh cãi, bàn luận cả thập kỷ nay trong giới làm phim Việt. Nhiều người ngại làm phim có liên quan đến xe tăng, súng đạn, chiến trường, bởi sự khó khăn vất vả, và còn bởi những phim chiến tranh khi ra rạp đều biến rạp chiếu phim thành… “thung lũng hoang vắng”.
Bộ phim Mùi cỏ cháy được nhà nước xét duyệt kinh phí từ năm 2009, nhưng hết đạo diễn này đến đạo diễn khác từ chối với đủ các lý do. Cuối cùng, đạo diễn Hữu Mười nhận phim. Theo thông tin anh kể, khán giả xem phim chê bối cảnh ở thành cổ Quảng Trị nhìn giả quá, không chân thật, không đủ độ khốc liệt cần có. Nhưng để dựng được bối cảnh thành cổ, tổ thiết kế mỹ thuật của đoàn làm phim Mùi cỏ cháy đã mất hơn 3 tháng ròng “đánh vật” với nắng nóng ở Đồng Mô (Sơn Tây).
Bối cảnh thành cổ Quảng Trị trong Mùi cỏ cháy bị chê giả, nhưng để có được
một góc thành cổ này tổ thiết kế mỹ thuật của đoàn làm phim đã phải làm việc cực
nhọc hơn 3 tháng ở Đồng Mô.
Chỉ dựng lại một góc chiến trường đã mất hơn 3 tháng. Tái hiện lại những trận đánh, còn vất vả và khó khăn hơn nhiều. Để hoàn thành được bộ phim Mùi cỏ cháy, đạo diễn Hữu Mười đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Bộ Tư lệnh Pháo binh, Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp, Cục Kỹ thuật binh chủng của Tổng cục Kỹ thuật, Trường sỹ quan lục quân I… “Nếu không có sự giúp đỡ từ phía các đơn vị, chúng tôi không thể hoàn thành được bộ phim”, đạo diễn Hữu Mười kết luận.
Gian nan với dàn dựng bối cảnh chiến trận, vất vả với “bày binh bố trận” cho bối cảnh, nhưng hầu hết những bộ phim chiến tranh sản xuất những năm gần đây đều bị chê… giả. Phim thiếu sự chân thực, tính khốc liệt.
Video đang HOT
Với các nhà làm phim Việt Nam, làm phim về chiến tranh không hề đơn giản.
Trước những khó khăn có thể nhìn thấy, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng vẫn quyết định bắt tay vào dự án phim nhựa mới, Những người viết huyền thoại. Bộ phim lấy bối cảnh những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt. Đã có những người lính vận tải cần mẫn gùi xăng xuyên qua những cánh rừng giăng đầy mìn lá, những chuyến xe tải chở vài phuy xăng chạy dưới làn mưa bom đạn… để cấp nhiên liệu cho chiến trường. Những cái chết bất ngờ, những tổn thất triền miên, để xăng vào đến chiến trường phải trả giá bằng rất nhiều máu chiến sĩ…
Một quyết định đã đưa được ra giữa thời điểm khốc liệt nhất của cuộc chiến. Chúng ta muốn đánh thắng cuộc chiến này phải có những trận đánh lớn, phải có xe tăng, pháp hạng nặng, và những đơn vị cơ giới hùng mạnh. Muốn vậy, phải có đủ xăng dầu.
Một con đường chiến lược được xây dựng, đó là đường ống dẫn dầu Bắc-Nam xuyên qua dãy Trường Sơn. Câu chuyện về đường ống dẫn dầu ấy là câu truyện bi tráng về số phận của những người lính bình dị trong chiến tranh. Họ là những người đã viết nên huyền thoại.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng từng làm một phim về chiến tranh trước đây, là phim Đường thư.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cho biết, “Những người viết huyền thoại là một bộ phim chiến tranh nhưng tôi sẽ làm theo tiêu chí hấp dẫn. Tôi mong khán giả hãy đến với rạp chiếu để xem một bộ phim chiến tranh, để sống lại với quá khứ oai hùng của dân tộc, để thấy lại trong lòng mình tinh thần Việt và niềm tự hào dân tộc mãnh liệt. Cuộc sống hiện đại bận rộn với quá nhiều cạnh tranh, phức tạp, đã khiến nhiều bạn trẻ quên đi tinh thần Việt, sức sống Việt… Tôi làm phim về chiến tranh để xốc lại tinh thần Việt”.
Theo đạo diễn Bùi Tuấn Dũng, anh sẽ khai thác trực diện vào sự khốc liệt kinh hoàng của cuộc chiến. Câu chuyện phim mang tầm vóc sử thi bi hùng. “Tôi tin rằng, sự khốc liệt, tính sử thi sẽ mang đến sức hấp dẫn cho một bộ phim chiến tranh”, Bùi Tuấn Dũng khẳng định. Phim dự kiến được bấm máy vào cuối tháng 5 tới và hoàn tất vào cuối tháng 7/2012.
Theo Dân Trí
Phim Việt mùa cuối năm: chờ 3 phim "bom tấn" về chiến tranh
Không hẹn mà gặp, cuối năm nay sẽ có 3 bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng hoàn thành là "Mùi cỏ cháy", "Đường Hồ Chí Minh trên biển" và "Huyền thoại 1C".
Tiếng ve trong Mùi Cỏ Cháy
Để có được bộ phim kỷ niệm một thời đạn lửa và tái hiện năm 1972 khốc liệt ở chiến trường Quảng Trị, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đã phải ấp ủ kịch bản này trong suốt 5 năm.
Phim kể về 4 sinh viên Hoàng, Thành, Thăng, Long cùng lên đường nhập ngũ vào mùa hè năm 1971. Trải qua chiến tranh, nhóm 4 người bạn chỉ còn Hoàng là người duy nhất trở về. Bộ phim là một cuốn nhật ký bằng hình ảnh xen kẽ giữa cuộc sống hiện tại của Hoàng với quá khứ chiến tranh.
Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm (phải) tại trường quay phim Mùi cỏ cháy.
Gần 1 năm nay, đoàn làm phim Mùi Cỏ Cháy thực sự vắt kiệt mình cho những bối cảnh khó. Các cảnh quay đầu, đoàn phim tái hiện lại cuộc sống Hà Nội những năm 1970, đây là một điều không hề đơn giản, bởi vậy họ đã sử dụng triệt để những cảnh quay sinh hoạt tại gia đình ở nhà cổ 87 phố Mã Mây, Hà Nội...
Những cảnh quay chiến tranh tại thành cổ được dựng lại ở Làng Văn hóa các dân tộc VN (Đồng Mô, Hà Nội) nhưng đạo diễn Nguyễn Hữu Mười - Hãng phim Truyện VN vẫn chưa thực sự hài lòng. Ông cho biết:"Để tạo dựng một thành cổ bị địch tàn phá như trong bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính rất khó, với kinh phí eo hẹp 5,2 tỷ đồng của đoàn phim là không thể. Nhưng dù sao chúng tôi cũng phải dựng lại, trong phim khán giả chỉ thấy một góc hẹp thành Quảng Trị, chứ không thể thấy sự bát ngát và điêu tàn như thực tế vốn có".
Còn với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm thì bộ phim mang một phần cuộc đời ông chứa đựng nỗi ám ảnh về tiếng ve kêu trong Công viên Thống Nhất mùa hè năm 1971 ở cảnh mở đầu và cảnh kết, đó là nơi 4 chàng sinh viên cùng nhau chụp một bức ảnh lưu niệm trước khi ra chiến trường. "4 người ra đi mà chỉ có 1 người trở về để nghe lại tiếng ve của mùa hè thời trai trẻ, đau xót lắm chứ.
Nhiều đêm tĩnh lặng, đi trên phố, tôi trăn trở và tự hỏi tại sao mình được sống trở về? và tôi đã viết: Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy/ Gặp lại mùi cỏ cháy suốt đời trai/ Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài/ Những vùng đất không tiếng gà cất gáy/Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn..." - nhà thơ xúc động.
Lăn lộn với cuộc chiến
Cùng với sự vào cuộc của điện ảnh, 2 bộ phim truyền hình Đường Hồ Chí Minh Trên Biển - Đoàn Tàu Không Số (40 tập) và Huyền Thoại 1C (20 tập) dự kiến cũng hoàn thành vào cuối năm nay sẽ mang đến cho khán giả những góc nhìn khác về chiến tranh.
Đường Hồ Chí Minh Trên Biển - Đoàn Tàu Không Số là một bộ phim hoành tráng do 3 đạo diễn Xuân Cường, Hồ Ngọc Xum và Đinh Thái Thụy cùng chỉ đạo thực hiện với 9 tổ quay phim.
Bộ phim Đường Hồ Chí Minh Trên Biển - Đoàn Tàu Không Số do Đài Truyền hình TP.HCM phối hợp thực hiện với Hãng phim Giải Phóng, có kinh phí 16 tỷ đồng. Bộ phim Huyền Thoại 1C do Bộ VHTTDL là chủ đầu tư giao cho Hãng phim Tây Nam thực hiện, với kinh phí hoàn toàn do Nhà nước đầu tư vào khoảng trên dưới 30 tỷ đồng.
Những cảnh quay đồ sộ nhất đã được thực hiện tại căn cứ Minh Đạm (Long Hải - Vũng Tàu) và vùng biển Vũng Tàu. Đó là cuộc hành quân với hơn 200 diễn viên cảnh trực thăng, tàu chiến của Mỹ vây ráp những con tàu cảm tử không số của cách mạng và trực thăng Mỹ đổ quân vây các cánh rừng.
Nhiều tháng nay, đạo diễn NSƯT Nguyễn Thanh Vân lại đang lăn lộn trên vùng đất Mộc Hóa (Long An) để làm phim về cuộc sống của lực lượng TNXP suốt 8 năm bảo vệ đường 1C - tuyến đường giao liên biên giới trải dài từ Sóc Chuốt (Túc Mía, Campuchia) đến Cà Mau, đi qua hầu hết các địa phương của miền Tây Nam Bộ.
Theo Dân Việt
Đạo diễn Việt làm phim cổ trang 'Thạch Sanh' 3D Thng 5, phim nhựa dựng nổi tiếng sẽ bấm my. Tc phẩm điện ảnh này dùng hiệu ứng 3D tạo cảnh đnh nhau giữa ch Sanh vn tinh, cảc Việt cổ... nhằm gây hiệu ứng thị gic cho ngời xem. c xây dựng theo dạng phim cổ trang, maậm phong cch thần thoại. Troó, hơn 50% dung lng phim đc ứng dụng kỹo...