Tỉnh ở Trung Quốc sẽ cấp tiề.n, cho người dân nghỉ phép tới 1 tháng khi kết hôn
Tiếp nối các địa phương khác, chính quyền tỉnh Sơn Đông ( Trung Quốc) đang lấy ý kiến người dân về kế hoạch kéo dài thời gian nghỉ phép để kết hôn và hỗ trợ tiề.n cho những cặp đôi mới cưới để nỗ lực thúc đẩy tỷ lệ sinh tại địa phương.
Sơn Đông là tỉnh miền Bắc Trung Quốc, có dân số thường trú lớn thứ 2 cả nước. Theo kế hoạch, tỉnh này sẽ kéo dài thời gian nghỉ phép để kết hôn từ 3 ngày hiện tại lên 15 ngày cho công dân đăng ký kết hôn. Bên cạnh đó, những người tham gia khám sức khỏe tiề.n hôn nhân sẽ được nghỉ phép thêm 3 ngày.
Ngày 25/11, Ủy ban Y tế tỉnh Sơn Đông đã bắt đầu lấy ý kiến của người dân về khả năng kéo dài thời gian nghỉ phép để kết hôn cho các cặp đôi địa phương.
Trung Quốc thực hiện chính sách có thể sinh tới 3 con và các biện pháp hỗ trợ khác vào năm 2021. Với chính sách chung như trên, hầu hết các tỉnh của nước này đã kéo dài thời gian nghỉ phép để kết hôn. Trong đó, tỉnh Sơn Tây và Cam Túc cho phép thời gian nghỉ phép để kết hôn dài nhất, lên tới 30 ngày. Tỉnh Hà Nam cho phép nghỉ 21 ngày và có thể kéo dài đến 28 ngày cho những người tham gia khám sức khỏe tiề.n hôn nhân.
Theo nhà nghiên cứu Tian Yang thuộc Viện Dân số và Phát triển xã hội thuộc Viện Khoa học Xã hội Sơn Đông, trong những năm gần đây, ngày càng ít người trẻ tuổ.i ở Trung Quốc kết hôn và sinh con. Một thực tế đang khiến chính quyền các cấp phải đau đầu và sớm tìm cách giải quyết. Việc kéo dài thời gian nghỉ phép để kết hôn được kỳ vọng sẽ giúp tăng tỷ lệ kết hôn và tỷ lệ sinh tại Trung Quốc trong thời gian tới.
Nhà nghiên cứu Chen Xiaoqian tại Viện Khoa học Xã hội Sơn Đông cho biết chính quyền địa phương rất cần hỗ trợ các chính sách liên quan đến hôn nhân và khám tiề.n hôn nhân.
Video đang HOT
Bà nói rằng: “Đây là những quá trình rất phức tạp, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổ.i sắp kết hôn hoặc sinh con lần đầu”. Bà giải thích, hôn nhân là một sự kiện trọng đại nhưng cũng đòi hỏi người trong cuộc phải tốn công tốn sức khi xử lý hàng loạt các vấn đề liên quan như: chuẩn bị cho đám cưới, thăm họ hàng, bạn bè và thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên…
Bà Chen cũng lưu ý: “Những cặp đôi mới cưới cũng cần phải chuẩn bị về mặt thể chất và tâm lý trước và sau khi khám tiề.n hôn nhân. Họ thậm chí có thể quá bận rộn nên không tiến hành kiểm tra tiề.n hôn nhân chính xác nếu không có đủ thời gian nghỉ phép kết hôn”.
Cô Liu Zijing đến từ Thanh Đảo (Sơn Đông) có kế hoạch kết hôn vào mùa xuân năm sau. Cô nói: “Việc kéo dài thời gian nghỉ phép để kết hôn cũng tạo ra một khoảng thời gian ‘bước đệm’ để chúng tôi điều chỉnh suy nghĩ và bắt đầu một chương mới trong cuộc sống với tâm trạng tích cực và vui vẻ hơn”.
Co Liu nói thêm hôn nhân là một trong những sự kiện trọng đại nhất trong cuộc đời một người và đề xuất gia hạn thời gian nghỉ phép kết hôn đã khiến cô cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của xã hội đối với các cặp đôi trẻ.
Sơn Đông là một trong những tỉnh có nền kinh tế hàng đầu tại Trung Quốc với hơn 101 triệu người thường trú. Kể từ ngày 1/1/2023, thủ phủ của tỉnh là Tế Nam đã cho phép áp dụng chính sách cấp trợ cấp 600 nhân dân tệ hàng tháng cho các gia đình khi sinh con thứ 2 và thứ 3. Khoản trợ cấp này được hỗ trợ cho đến khi trẻ được 3 tuổ.i và tính ra đạt tổng mức 21.600 nhân dân tệ trong 3 năm.
Tỉnh Hải Nam/Trung Quốc cam kết giảm đau cho phụ nữ khi sinh con để tăng tỷ lệ sinh
Tỉnh Hải Nam ở Trung Quốc đã cam kết đưa dịch vụ giảm đau khi chuyển dạ vào các chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ nhằm giảm chi phí và giúp giảm bớt áp lực về việc sinh con cho các cặp đôi.
Trường mầm non ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: Getty Images
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, tỉnh Hải Nam đang thúc đẩy trợ cấp cho việc điều trị giảm đau khi sinh nở - dịch vụ thường có ít phụ nữ lựa chọn sử dụng khi chuyển dạ vì chi phí cao. Đây là một trong nhiều chính sách thử nghiệm mà giới chức nước này đang thực hiện để đảo ngược tỷ lệ sinh suy giảm rõ rệt.
Động thái trên được công bố theo một phần của kế hoạch rộng hơn, là cách tiếp cận để thực hiện chiến lược xây dựng "xã hội thân thiện với sinh đẻ" của Trung Quốc.
Bài viết trên tờ People's Daily cũng kêu gọi giới chức giảm bớt gánh nặng cho những người có khả năng làm cha mẹ.
"Giảm chi phí sinh nở, chăm sóc tr.ẻ e.m và giáo dục để nhiều người sẵn sàng sinh con hơn", bài báo viết, đồng thời kêu gọi giới chức triển khai các chính sách sát sao hơn ở cấp địa phương. "Duy trì mức sinh hợp lý và cơ cấu dân số cân bằng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững cũng như sự ổn định lâu dài", bài báo nhấn mạnh.
Theo truyền thống, nhiều phụ nữ thường không lựa chọn điều trị giảm đau trong quá trình sinh con tự nhiện vì lo ngại về tác dụng phụ. Nếu sử dụng dịch vụ này, toàn bộ chi phí thường do bệnh nhân chi trả.
Tại một sự kiện diễn ra vào Ngày Toàn cầu Chống lại Đa.u đớ.n năm 2022, bác sĩ gây mê Mi Weidong cho biết chưa đến 1/3 phụ nữ Trung Quốc được cung cấp dịch vụ giảm đau khi sinh con vào năm đó. Bác sĩ Mi đã dẫn đầu một nhóm do Ủy ban Y tế Quốc gia của nước này chỉ định nghiên cứu về việc giảm đau khi sinh con.
Nhân viên y tế in dấu chân kỷ niệm của một em bé sơ sinh tại một bệnh viện ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Để hỗ trợ các bậc cha mẹ mới, chính quyền Hải Nam cũng cho biết sẽ đưa các công nghệ hỗ trợ sinh sản vào hệ thống bảo hiểm y tế nhà nước, nâng cao tiêu chuẩn hoàn trả cho các lần kiểm tra trước khi sinh và ưu tiên các gia đình nhiều con trong các chính sách nhà ở.
Sáng kiến này phù hợp với chủ trương được ban hành hồi tháng 10 ở Trung Quốc. Trong đó, chủ trương nêu rõ chính quyền các địa phương nên "chịu trách nhiệm trực tiếp" trong việc khuyến khích người dân sinh con.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ghi nhận tỷ lệ sinh thấp kỷ lục, làm dấy lên lo ngại về những tác động lâu dài của tình trạng dân số suy giảm đối với nền kinh tế của đất nước.
Theo Cục Thống kê Quốc gia, tỷ lệ sinh ở nước này đã giảm xuống còn 6,39/1.000 người vào năm 2023, mức thấp nhất kể từ năm 1949. Số trẻ sơ sinh đã giảm xuống còn 9,02 triệu, ít hơn một nửa so với con số năm 2016 và đán.h dấu năm thứ 7 suy giảm liên tiếp.
"Mô tả tình hình nhân khẩu học hiện tại là 'sự sụp đổ trong tỷ lệ sinh' cũng không phải nói quá", các nhà nhân khẩu học từ Viện Nghiên cứu Dân số Yuwa viết trong Báo cáo chi phí sinh sản tại Trung Quốc năm 2024.
Ông Liang Jianzhang, đồng tác giả báo cáo, lập luận tỷ lệ sinh thấp một phần do chi phí nuôi dạy con cái cao. Nghiên cứu của ông ước tính chi phí trung bình nuôi một đứ.a tr.ẻ từ khi sinh ra đến khi tốt nghiệp đại học là 680.000 nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỷ đồng).
Theo báo cáo của viện, chi phí trung bình để nuôi một đứ.a tr.ẻ cho đến năm 18 tuổ.i ở Trung Quốc là 538.000 nhân dân tệ (1,8 tỷ đồng) - gấp 6,3 lần GDP bình quân đầu người của nước này. Để so sánh, con số này là 4,26 ở Nhật Bản, 4,11 ở Mỹ và 2,24 ở Pháp.
Các nhà nghiên cứu lưu ý việc sinh con cũng có thể tác động tiêu cực đến thu nhập của phụ nữ, trích dẫn dữ liệu cho thấy một đứ.a tr.ẻ có thể làm giảm tiề.n lương của một phụ nữ Trung Quốc từ 12% đến 17%.
Thách thức khi thực hiện những chính sách mới nhằm tăng tỷ lệ sinh ở Trung Quốc Sinh con là điều cuối cùng mà Yu Yueqi nghĩ đến khi cùng chồng lên chuyến bay kéo dài 15 giờ từ thành phố Hàng Châu đến Maldives để tận hưởng kỳ nghỉ tuần trăng mật mà vợ chồng cô đã mong đợi từ lâu. Một lớp học mẫu giáo ở Hong Kong (Trung Quốc). Ảnh: TTXVN phát Người phụ nữ mới cưới...