Tình nhân online
Có một cô gái hỏi tôi: “Em có nên tin vào tình online không?” Tôi đã trả lời là không!
Có phải mỗi khi một tình yêu bắt đầu kết đôi hai trái tim cô đơn trên mạng, chúng ta đều nên vỗ tay hoan hô?
Mấy năm trước, về Việt Nam ăn Tết, có anh bạn mời tôi qua nhà ăn cơm và bảo, đến đây đi, vì có hai người đang chờ sẵn em ở đây để cảm ơn. Hóa ra hai bạn trẻ nhờ cùng comment trên một bài viết của Trang Hạ mà quen nhau, rồi dẫn nhau từ blog tôi ra đời để yêu đương nồng nàn.
Nếu cuộc đời luôn là một chuỗi những sự gặp gỡ đẹp đẽ và có hậu như thế, thì còn gì hạnh phúc bằng. Tôi nhớ có lần một độc giả gửi thư cho tôi nói, cảm ơn chị, vì chị đã khiến cho người yêu em cưới em làm vợ. Hóa ra họ yêu nhau đã lâu, cô gái đã ba mươi tới nơi, nhưng đám cưới có khi còn phải chờ gần một thập kỷ nữa may ra mới có thể…
Hai người làm việc ở hai thành phố khác nhau, yêu nhau nhớ nhung cũng chỉ ngày ngày ngồi online. Anh chàng kia không giàu, nhà hai mấy mét vuông, cưới về ở đâu. Bố mẹ già bị ung thư không biết nay sống mai còn ra sao, chạy vạy lo lắng cho bố mẹ và duy trì sự nghiệp đã đủ mệt mỏi. Lấy đâu ra thời gian và tiền bạc để cưới vợ, chỗ đâu mà ở, tiền đâu mà sinh con? Thu nhập thì vẫn chỉ có thế, cưới xong nếu thuê nhà ở riêng sẽ thêm một khoản chi phí nữa, mà biết tương lai các cụ thế nào?
Cô gái nhà có điều kiện, nhưng anh người yêu kiên quyết không nhờ một đồng tiền nào của nhà bạn gái, cũng không chịu ở rể vì vừa sợ hai nhà mang tiếng, lại bất tiện việc chăm sóc bố mẹ hàng ngày.
Năm ấy, cô gái đọc xong bài viết “Làm mẹ đơn thân – hạnh phúc không cần đám đông” của tôi thì suy nghĩ mất mấy ngày. Và gửi links cho người yêu đọc, cô nói: “Em đã quyết tâm rồi, em sẽ làm mẹ đơn thân. Khi nào anh sẵn sàng, anh hãy cưới em. Còn bây giờ, em đang ở lúc thuận lợi và mạnh khỏe nhất để sinh con, em muốn làm mẹ! Em sẽ lo liệu tất cả mọi việc mà không làm phiền đến anh.”
Bài viết của tôi khiến đôi người yêu ấy mất ngủ, tranh cãi, nói chuyện nhiều lần suốt nhiều ngày trời. Cuối cùng, vào một buổi tối, cô gái lên mạng báo tin:
“Người yêu em đã cầu hôn! Anh ấy nói, anh ấy không đành lòng để mọi vất vả một mình em gánh chịu, lại còn mang tiếng chửa hoang, con không cha nữa! Dù em vẫn ở nhà mẹ đẻ và sinh con, trở thành một single-mom theo kế hoạch em đã định, thì anh ấy cũng quyết tâm thêm vào dự định riêng của em một dự định của riêng anh ấy, đó là… đám cưới! Khó khăn mấy rồi yêu nhau thì cũng vượt được qua!”
Hình như trong lúc trò chuyện trên mạng, chúng ta đã nói được rất nhiều những lời thầm kín mà không sợ đỏ mặt. Chúng ta đã dễ dàng thương yêu một tâm hồn khác chỉ bởi không bị phân tán cảm xúc bởi những vụn vặt bề ngoài của một mối quan hệ. Chúng ta đủ thời gian suy nghĩ để bớt những câu lỡ lời, và đủ tự tin để nói về khát khao trong khi nếu gặp ở ngoài đời ta chỉ đủ tự tin để nói những lời xã giao.
Video đang HOT
Thế nên, có một cô gái hỏi tôi: “Em có nên tin vào tình online không?” Tôi đã trả lời là không! Tôi nói rằng, nếu em làm quen trên mạng, yêu một nick chat nào đó, thì cũng có thể yêu được, cưới họ được. Mỗi tội tình yêu online chỉ đơn giản là họ thay đổi trạng thái Relationships trên facebook của họ mà thôi. Và quen nhau trên mạng, yêu nhau trên mạng thì cũng cưới trên mạng luôn cho nó nhất quán, đẻ ra một đống nickname mới!
Còn nếu em muốn bắt đầu một mối quan hệ yêu đương trong đời thực, cưới một người chồng có thật bằng xương bằng thịt, thì chắc chắn phải dắt được anh chàng ấy từ trên mạng ra ngoài đời! Điều đặc biệt quan trọng của những mối tình online mà chúng ta thường không hề để ý là:
Vì quen online, các mối quan hệ ngoài đời của ta hoàn toàn không dính dáng gì tới các mối quan hệ quen biết của anh ấy! Ta có một vòng tròn quen biết riêng, bao gồm đồng nghiệp, bạn học cũ, người thân, hàng xóm, bạn cùng phố. Còn anh ấy cũng vậy. Và nếu ta biết rõ tất cả về anh ấy, ví dụ tên tuổi địa chỉ (anh ấy cho), sở thích, thói quen, tâm hồn, tình sử, mức lương, công ty gì, thậm chí biết cả màu quần lót của anh ấy nữa, nhưng ta lại hoàn toàn không quen biết bất kỳ người quen nào của anh ấy, thì có phải là một nguy cơ lớn của một mối quan hệ không?
Không quen biết là bởi anh ấy không dắt bạn về nhà bao giờ, chỉ hẹn bạn ở nhà nghỉ!
Không quen là bởi anh ấy chỉ dẫn bạn đi chơi với nhóm bạn bè online, cùng diễn đàn, cùng sở thích, nhưng đều là những người bạn trò chuyện thì rất thân, nhưng thực tế lại luôn là những người xa lạ với đời nhau!
Không quen biết là bởi anh ấy đã cố tình chặn những hướng đi, cuộc gặp có thể dẫn bạn tới những người quen biết anh ấy!
Vậy còn nấn ná với mối tình online ấy là vì điều gì nữa, nếu bạn thực sự mong muốn, mình không trở thành một bí mật, một người vô hình trong đời anh ấy?
Và, biết đâu, họ đối xử như thế, chỉ bởi, bạn cũng đã vô tình cư xử với họ đúng như thế, như thể, bạn có thể đổi họ bất cứ lúc nào, như đổi dòng Relationships trên facebook?
Trang Hạ/Truyenngan.com.vn
Chiến sự tại Syria: Thổ Nhĩ Kỳ xấu mặt, Mỹ quyết tâm
Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ bị chỉ mặt dính dáng đến Syria thì Mỹ lại chốt hạn cuối năm 2016 về Syria
Thổ Nhĩ Kỳ bị chỉ mặt dính dáng đến IS
Ngày 21/1, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, những phiến quân Syria bị Moskva coi là khủng bố đã nhận quân tiếp viện từ Thổ Nhĩ Kỳ ngay trước cuộc đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập Syria.
"Trong những ngày gần đây, đặc biệt đáng chú ý là trước thềm các cuộc đàm phán giữa các bên Syria tại Geneva, các nhóm khủng bố đã tăng cường hoạt động. Rõ ràng, chúng đang cố gắng đảo ngược tình thế trên chiến trường", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết.
Bà Zakharova nhấn mạnh thêm, phiến quân Al-Nusra Front và Ahrar ash-Sham đã tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng chính phủ và những nhóm này "có quân tiếp viện lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ". Bà cũng nói rằng "khủng bố" đã gia tăng hoạt động ở một số vùng ngoại ô của tỉnh Damascus, Homs và Idlib.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Nga lo ngại về việc Ankara gia tăng xâm nhập quân sự vào Syria, và "không thể loại trừ khả năng các công sự do Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng dọc theo biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị các nhóm chiến binh sử dụng như thành trì".
"Trong khi tất cả các bên tham gia đặt hy vọng vào sự khởi đầu của một cuộc đối thoại có ý nghĩa lớn giữa chính phủ Syria và phe đối lập, các lực lượng bên ngoài tiếp tục giúp đỡ các chiến binh ở Syria, bao gồm các nhóm khủng bố, bằng cách cung cấp cho chúng vũ khí và đạn dược", bà nói thêm.
Chính quyền Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan bị nhiều nước chỉ mặt dính dáng đến IS.
Trong một diễn biến có liên quan, khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai khoảng 1000 quân đến Aleppo hôm 19/1 với danh nghĩa để giải phóng khu vực này, thành trì của tổ chức khủng bố Hồi giáo IS thì ngay lập tức điện Kremlin cũng điều điều binh lính và chuyên gia quân sự tới sân bay quốc tế Qamishli ở Syria, giáp với tỉnh Nusaybin của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nguyên nhân khiến Moskva đưa quân đến khu vực này được cho là để chặn đứng âm mưu của giới chức Ankara khi muốn lợi dụng vị trí Aleppo để đẩy lùi lực lượng người Kurd ra khỏi biên giới.
Trước đó, ngày 11/1 Bộ Quốc phòng Nga đã từng khẳng định các nhóm khủng bố hoạt động tại Syria tiếp tục nhận tiếp viện thông qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.
"Bất chấp nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn khủng bố nhận được trợ giúp, quân tiếp viện cho khủng bố vẫn thường xuyên được triển khai tới khu vực phía Đông Bắc tỉnh Latakia (của Syria) từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ", tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga chỉ rõ.
Không chỉ có Nga, mới đây Iraq cũng lên tiếng tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ không muốn tiêu diệt IS.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn hôm qua tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã nhấn mạnh: "Người Turk nói họ thiết tha chiến đấu với Nhà nước Hồi giáo (IS). Tôi xin nói thẳng rằng tôi không thấy có bằng chứng nào thể hiện điều đó. Tôi hy vọng họ sẽ thể hiện nhiều hơn".
Theo Thủ tướng Abadi, Thổ Nhĩ Kỳ coi cộng đồng người Kurd tại nước này là vấn đề nghiêm trọng hơn so với IS. Ông kêu gọi Ankara chuyển mục tiêu "từ người Kurd sang IS, nhóm khủng bố chiếm nhiều phần lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria từ năm 2014".
Ông Abadi cũng khẳng định Baghdad sẵn sàng cải thiện quan hệ với Ankara nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ điều binh sĩ đến Iraq không giúp ích gì. "Tôi nghĩ Thổ Nhĩ Kỳ đang muốn quay lại thời Đế chế Ottoman", nhà lãnh đạo Ankara cho biết thêm.
Trong khi đó, Chính phủ Syria cũng vừa mới gửi đơn khiếu nại chính thức đến tổng thư ký và chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về "việc xâm nhập lặp đi lặp lại của quân Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực biên giới Syria".
Thực tế những cáo buộc Ankara có liên quan trực tiếp và hỗ trợ lực lượng phiến quân IS đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên chính quyền Erdogan luôn đưa ra những luận điệu để phủ nhận trách nhiệm. Những lập luận mới từ Nga và Iraq trong dịp này tiếp tục gióng lên hồi chuông báo về mức độ nguy hiểm trong kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.
Mỹ giải phóng Mosul và Raqqa từ tay IS cuối năm 2016?
Trong một diễn biến có liên quan, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 21/1 tuyên bố rằng năm 2016, tổ chức IS tại Syria và Iraq sẽ bị suy yếu "nghiêm trọng".
"Tôi cho rằng, đến cuối năm 2016, mục tiêu của chúng tôi trong việc làm suy yếu IS ở Iraq và Syria cũng như việc chiếm lại được Mosul ở Iraq và Raqqa ở Syria sẽ đạt được", ông Kerry tuyên bố.
"Chúng tôi đang đi đúng hướng và đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho IS", ông Kerry nói.
Theo_Báo Đất Việt