Tính nhầm giá xăng: Một năm hai cú sai chết người
Xảy ra việc tính nhầm giá xăng, Bộ trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng của hai Bộ Công Thương – Tài chính phải chịu trách nhiệm, xin lỗi dân và sửa sai, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương Mại Phan Thế Ruệ chia sẻ với Góc nhìn thẳng.
Xem thêm chuyên mục Góc nhìn thẳngThông tin tính nhầm giá xăng đang khiến cho dư luận không khỏi hoang mang và bức xúc. Kể từ Nghị định 100 hướng dẫn các điều sửa đổi về thuế có hiệu lực (1/7), ba kỳ điều hành giá xăng đầu tiên đã tính thiếu khoảng 185 đồng/lít thuế tiêu thụ đặc biệt và ba kỳ điều hành giá gần đây cho thấy tình trạng thuế “chồng” thuế, khi thuế đánh cả vào khoản Quỹ bình ổn giá xăng dầu, vốn là Quỹ của người tiêu dùng.
Vì sao có tình trạng này? Nguyên nhân do đâu và cần phải khắc phục những hạn chế trên như thế nào?
Chuyên mục Góc nhìn thẳng của báo VietNamNet đã trao đổi với ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ), Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam.
Nhà báo Phạm Huyền: Ông đánh giá ra sao về tình trạng “tính nhầm” giá xăng của Liên Bộ Công Thương- Tài chính?
Ông Phan Thế Ruệ: Tôi cho là việc “tính nhầm” thuế tiêu thụ đặc biệt xăng theo Nghị định 100 là sự chủ quan nhầm lẫn của Liên Bộ chứ không phải chỉ riêng của Bộ Tài chính. Bởi trước khi điều chỉnh giá xăng, hai “anh” này phải gặp nhau, anh Bộ Tài chính phải đưa ra giá cơ sở, phải thảo luận và người quyết định điều chỉnh giá cuối cùng là Bộ Công Thương.
Đây là một sai lầm, một sự chủ quan và nó không phù hợp với Nghị định mới. Lần sau, đừng có nhầm lẫn như vậy, đừng có quên những chuyện như vậy.
Nghị định 100 là do Bộ Tài chính soạn thảo, trình lên Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn là do Bộ chịu trách nhiệm mà các cán bộ điều hành giá lại không để ý tới. Đây là một cái sai lầm chết người, dẫn đến chuyện, không cẩn thận làm cho người tiêu dùng thiệt thòi và đặc biệt gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Nhà báo Phạm Huyền: Trả lời báo chí mới đây, Bộ Tài chính có cho rằng, đối với việc tính thiếu thuế tiêu thụ đặc biệt 3 kỳ điều hành giá đầu tiên thì doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, bù đắp lại để kê khai nộp thuế đúng quy định của Luật. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phan Thế Ruệ: Lý lẽ của Bộ Tài chính đưa ra là vin vào việc anh (Petrolimex) là doanh nghiệp Nhà nước, nên phải tiết giảm chi phí. Nhưng các đầu mối xăng dầu bây giờ đâu chỉ có mỗi doanh nghiệp Nhà nước mà còn có các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. Anh cứ bảo lấy cái danh DNNN như thế để áp vào như vậy thì rõ ràng, tư duy của người làm chính sách là không phù hợp với tình hình hiện nay.
Ông Phan Thế Ruệ, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại (cũ)
Video đang HOT
Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông, theo Nghị định 100, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra (trước VAT, thuế bảo vệ môi trường), nhưng đối với mặt hàng xăng, hiện nay, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đã được tính bao cả Quỹ bình ổn giá, vốn là Quỹ của người tiêu dùng. Điều này có phù hợp hay không?
Ông Phan Thế Ruệ: Trên thế giới, người ta tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên cơ sở đầu ra là đúng. Nhưng tính như thế nào để cho phù hợp, để không bị thuế chồng thuế là việc mà các cơ quan thuế, Bộ Tài chính phải tính toán.
Ví dụ, rõ ràng là anh tính trên cơ sở giá đầu ra nhưng không được để có sự trùng lặp, chỉ chọn ra những khoản nào được tính và những khoản nào không được tính làm giá tính thuế.
Chẳng hạn ở giá xăng, Quỹ bình ổn chẳng hạn, bản thân Quỹ này đã là có sự bất hợp lý. Trong Nghị định 83, 11 yếu tố tạo ra giá cơ sở, trong đó có Quỹ bình ổn và đặc biệt còn có lợi nhuận định mức. Thế thì, ông tính giá tính thuế lại gộp tất cả lại như vậy thì thành ra, lợi nhuận định mức không còn là 300 đồng/lít (theo quy định) nữa mà lại được cộng thêm thuế (10%), Quỹ bình ổn trích ra cũng do tính thuế như vậy lại được cộng thêm.
Thực chất, Quỹ bình ổn đã chính là tiền người tiêu dùng ứng ra cho thị trường rồi. Thế thì bây giờ, các ông tính như thế là đã là vô lý.
Ở đây, có cái là tính theo giá đầu ra là đúng rồi, Nghị định 100, tôi cho là phương pháp tính là đúng, nhưng phải trừ các khoản không hợp lý ra sao. Không phải anh cứ cộng gộp tất cả các khoản lại rồi nhân lên.
Thuế chồng thuế là không có lợi cho người tiêu dùng. Có thể, Nhà nước sẽ thu được một khoản nào đó. Doanh nghiệp phải hi sinh quyền lợi của mình để đưa thuế vào. Nhưng rõ ràng, thuế chồng thuế thì giá bán ra tăng. Giá bán ra tăng thì người tiêu dùng bị thiệt. Nghĩa là, nó không bảo vệ cho quyền lợi của đại đa số người tiêu dùng.
Nhà báo Phạm Huyền: Bộ Công Thương có cho rằng, tất cả các câu chuyện liên quan đến thuế, phí Quỹ xăng dầu là trách nhiệm của Bộ Tài chính. Trước kỳ điều hành, Bộ Tài chính gửi thông báo áp dụng thuế, Quỹ ra sao thì Bộ Công Thương sẽ làm theo và không quan tâm đến việc Luật, Nghị định đã có hiệu lực từ lâu (1/7). Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Phan Thế Ruệ: Trong quy định của Nghị định 83 và trong hướng dẫn của Thông tư Liên Bộ đã nói, mỗi lần điều chỉnh, hai bộ phải thống nhất với nhau. Bộ Tài chính đưa ra giá cơ sở, Bộ Công Thương phải xem xét. Hai Bộ phải trao đổi với nhau, lần này điều chỉnh thì giảm bao nhiêu, tăng bao nhiêu?
Bây giờ việc xảy ra rồi, Bộ nọ đổ lỗi cho bộ kia là không đúng, không khách quan. Khuyết điểm này là của Liên Bộ, của Tổ điều hành giá.
Trước hết, ông Cục Quản lý giá phải chịu trách nhiệm, cao hơn là ông Bộ trưởng Bộ Tài chính phải chịu trách nhiệm, hay ông Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phải chịu trách nhiệm và cao hơn nữa là Bộ trưởng Công Thương cũng phải chịu trách nhiệm. Thế mới đúng luật pháp.
Tôi cho rằng, cái tối thiểu nhất, trước hết ông phải xin lỗi người tiêu dùng và doanh nghiệp. Ông sai ông phải nhận: Tôi xin lỗi, tôi sai, a, b, c thế này. Sau đó, ông phải họp lại, quy trách nhiệm, sửa sai.
Đồng chí Thủ tướng vào Hội An, còn phải xin lỗi dân vì chuyện xe kéo hàng đàn vào phố đi bộ. Thế thì, mấy ông Bộ trưởng phải xin lỗi đồng báo, Cục trưởng phải xin lỗi quốc dân đồng bào, doanh nghiệp rồi sau đó, nhận khuyết điểm và tự phê bình.
Nhà báo Phạm Huyền: Với những thiếu sót như vậy, theo ông, cần phải khắc phục như thế nào?
Ông Phan Thế Ruệ: Từ đầu năm đến giờ, tôi cho trong điều hành giá xăng dầu là 2 cú sai rồi. Mà hai cú này đều sai chết người. Toàn là liên quan đến trăm tỷ, thậm chí là nghìn tỷ. Ví dụ như “cú” tính thuế nhập khẩu chênh lệch giữa thuế từ Hàn Quốc vào là 10% mà lại tính là 20% vào giá cơ sở.
Đây là việc cần phải rút kinh nghiệm.
Từ đây trở đi, cơ quan điều hành giá hai bộ phải hết sức hợp tác với nhau. Ở các nước phát triển, ông làm sai là trước hết ông phải xin lỗi dân, thậm chí phải từ chức, rồi bù đắp vào bằng tiền của mình.
Nhưng ở Việt Nam thì khác. Giờ lấy ngân sách ra bù thì cũng là ngân sách, của dân, lấy Quỹ bình ổn ra bù theo ý kiến của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thì là tiền của dân. Trong khi đó, công chức Nhà nước làm gì có tiền mà đền bù. Ông Cục trưởng Cục Quản lý giá, ông Vụ trưởng Thị trường trong nước phải chịu trách nhiệm về việc này.
Kỷ luật kỷ cương phải nghiêm túc, không thì cuối cùng hoà cả làng thì lần sau lại mắc thôi. Tôi cho là, vụ này mà hoà cả làng thì lần sau công tác điều hành giá xăng dầu sẽ vẫn mắc thôi.
Theo VietNamNet
Dự báo: Giá xăng tiếp tục tăng vào ngày mai
"Nếu cơ quan điều hành cho xả quỹ bình ổn thì giá xăng nhiều khả năng sẽ không phải điều chỉnh, còn không thì phải tăng khoảng 100-300 đồng/lít", lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối cho biết.
Giá xăng được dự báo sẽ tăng nhẹ chiều mai (20/9), Ảnh: Thắng Ngọc
Chiều ngày 19/9, lãnh đạo một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu phía Nam cho hay, hiện giá xăng bán lẻ đang chênh khoảng 100-300 đồng so với giá cơ sở.
"Nếu cơ quan điều hành cho xả quỹ bình ổn thì giá xăng nhiều khả năng sẽ không phải điều chỉnh, còn không thì phải tăng khoảng 100-300 đồng/lít", vị này cho biết.
Một số lãnh đạo doanh nghiệp đầu mối cũng cho hay, từ giữa tháng 8, giá xăng có xu hướng đi lên và đứng trước áp lực tăng giá. Trong khi đó, giá dầu có cơ hội giảm 100-200 đồng/lít.
Theo cập nhật của Bộ Công Thương, kể từ kỳ điều hành trước, giá xăng dầu nhập khẩu có xu hướng tăng trong nửa chu kỳ đầu và giảm trở lại trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, giá bán lẻ tại Singapore (thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam) vẫn duy trì ở mức 55-56 USD/thùng, cao hơn một chút so với mức trung bình 54,8 USD/thùng kỳ trước.
Sau 4 đợt giảm giá liên tiếp từ đầu tháng 6, giá xăng đã tăng liên tiếp trong 2 lần điều chỉnh tăng diễn ra vào kỳ điều hành gần đây.
Trong kỳ điều hành gần đây nhất diễn ra hôm 5/9, Liên Bộ đã cho phép chi sử dụng quỹ bình ổn đối với mặt hàng xăng RON 92 là 300 đồng/lít, xăng E5 300 đồng/lít. Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng quỹ bình ổn, kể từ 15h, giá xăng RON 92 tăng 702 đồng/lít lên mức tối đa 16.076 đồng/lít. Giá xăng sinh học (E5) cũng tăng 611 đồng/lít lên mức tối đa 15.836 đồng/lít.
Các mặt hàng dầu diesel tăng 474 đồng/lít lên 12.388 đồng/lít, dầu hoả tăng 489 đồng/lít lên 10.985 đồng/lít và dầu mazut tăng 502 đồng/kg lên mức tối đa 9.339 đồng/kg.
Đáng lưu ý, kể từ kỳ điều hành hôm 19/8, giá mặt hàng xăng dầu tăng mạnh hơn so với dự báo trước đó do cơ quan quản lý thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu sẽ chuyển sang thực hiện theo Nghị định 100/2016/NĐ-CP, theo đó, quy định thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tính trên mức giá đầu ra (bao gồm cả các chi phí) thay vì chỉ tính trên giá nhập như trước đó.
Trao đổi với Dân trí, một chuyên gia tài chính, am hiểu về các chính sách thuế, phí về xăng dầu phân tích: "Ngày xưa, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu tính theo giá nhập khẩu và bao gồm cả thuế nhập khẩu 10%. Tuy nhiên, theo Nghị định 100 về thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính trình Thủ tướng, lại yêu cầu xăng dầu phải tính theo giá bán ra bao gồm cả chi phí định mức, lợi nhuận định mức và các chi phí bán hàng khác khiến giá xăng dầu tăng thêm".
Vị chuyên gia này tính toán, việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng dầu sẽ khiến giá xăng dầu chịu thêm khoảng 200 đồng/lít tiền thuế.
"Như vậy, nếu thực hiện theo Luật sửa đổi bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá cơ sở hiện tại chưa đúng với quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Nghị định 100. Cụ thể chỉ tính thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu, chưa tính đến giá bán ra ngoài xã hội, tức là chưa tính thuế tiêu thụ đặc biệt của chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức và bình ổn giá (nếu có)", chuyên gia này phân tích.
Trao đổi với báo chí, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng tính toán, với mức chênh lệch gần 200 đồng một lít xăng do cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, giả sử mỗi năm tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn xăng, thì người tiêu dùng phải chi thêm gần 3.100 tỷ đồng (mỗi tấn xăng tương đương 1.270 lít).
Phương Dung
Theo Dantri
Xăng tăng giá 700 đồng một lít từ 15h Nhờ sử dụng quỹ bình ổn 300 đồng một lít, mức tăng giá bán lẻ được kìm lại ở mức 700 đồng đối với xăng RON 92 trong đợt điều chỉnh chiều nay. Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán lẻ xăng từ 15h chiều nay (5/9). Theo đó, mỗi...