Tình nguyện viên Thái Lan hỗ trợ bệnh nhân COVID-19
Khi hệ thống y tế Thái Lan gặp khó khăn do số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh, người dân tại nước này quyết định bù vào khoảng trống, chấp nhận rủi ro sức khỏe để hỗ trợ bệnh nhân.
Một tình nguyện viên của “Saimai Will Survive” đến hỗ trợ người phụ nữ dương tính với COVID-19 ngày 23/7. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), tại khu Samai ở Bangkok, đội tình nguyện của Ekapob Laungprasert lại chuẩn bị cho một cuối tuần ở tiền tuyến chống khủng hoảng dịch bệnh.
Đội tình nguyện của Ekapob có tên “Samai Will Survive” đã hoạt động liên tục, nhận hàng trăm cuộc gọi khẩn cấp mỗi ngày từ các bệnh nhân COVID-19 không được trợ giúp.
Ekapob Laungprasert (38 tuổi) chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy các bác sĩ và y tá đã hết mình làm việc quá sức đến mức mệt mỏi. Điều chúng tôi đang cố gắng thực hiện hôm nay là giúp đỡ chia sẻ gánh nặng. Trước đó, mọi trường hợp đều phải đến bệnh viện nên hiện không còn giường bệnh trống. Vì vậy tình nguyện viên chúng tôi muốn giúp đỡ”. Ekapob và nhóm tình nguyện đã hỗ trợ mua thiết bị từ nguồn quyên góp của các mạnh thường quân.
Tình nguyện viên của “Saimai Will Survive” giúp đỡ người phụ nữ vô gia cư mắc COVID-19. Ảnh: AP
Video đang HOT
Nhóm “Samai Will Survive” đã nhanh chóng giúp đỡ nữ bệnh nhân COVID-19 có tên Malee khi tình trạng khó thở của bà ngày càng trầm trọng. Nhóm mang theo oxy đến cung cấp cho bà Malee và chồng vốn là một sĩ quan quân đội cũng dương tính với virus SARS-CoV-2.
Một bệnh nhân COVID-19 khác, Worawit Srisang chia sẻ: “Tôi đã gọi bác sĩ tại bệnh viện dã chiến. Họ nói tôi hãy gửi thông tin. Tôi nhận được câu trả lời tương tự ở nhiều nơi khác. Ít nhất những tình nguyện viên này đã đến thăm trực tiếp chúng tôi”
Mỗi ngày tại Thái Lan có 15.000 ca mắc mới COVID-19. Chỉ riêng Bangkok cũng có tới 20.000 người chờ giường bệnh trong bệnh viện.
Tối 24/7, Ekapob cùng đội tình nguyện nhận được cuộc gọi nói về một phụ nữ vô gia cư có các triệu chứng đáng nghi. Khi những người dân xung quang giữ khoảng cách và nghi ngại thì đội của Ekapob tiến hành xét nghiệm nhanh. Chỉ trong vài phút, họ thu được kết quả: dương tính. Sau khi thực hiện nhiều cuộc gọi, Ekapob tìm được một địa điểm nơi người phụ nữ vô gia cư này sẽ được theo dõi từ xa trong lúc đợi giường bệnh tại bệnh viện dã chiến.
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến nay, Thái Lan ghi nhận trên 497.302 ca mắc và 4.059 trường hợp tử vong.
Hàng trăm người Thái biểu tình phản đối luật khi quân
Hàng trăm người tuần hành ở Bangkok, đốt lửa trước tòa án để phán đổi luật khi quân và kêu gọi trả tự do cho các thủ lĩnh biểu tình.
Người biểu tình hô "Prayut, hãy từ chức", đề cập Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-O-Cha, và "Bãi bỏ Điều 112" khi họ tuần hành hướng về Tòa án Hình sự ở Bangkok hôm 6/3. Điều 112 thuộc bộ luật hình sự Thái Lan quy định người "phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa vua, hoàng hậu, người thừa kế, hoặc quan nhiếp chính" sẽ bị phạt tù từ 3 tới 15 năm.
"Thế hệ trẻ có cùng mục tiêu với tôi", người biểu tình Kanokwan, 51 tuổi, nói. "Tôi không sợ bạo lực và tôi muốn có chính phủ mới, hiến pháp mới cùng cải cách chế độ quân chủ".
Khi đến tòa án, một số người biểu tình chất rác thành đống và đốt lửa bên dưới chân dung Quốc vương Maha Vajiralongkorn. Những người khác giơ áp phích mô tả các thủ lĩnh biểu tình đang bị giam.
Người biểu tình tập trung bên ngoài Tòa án Hình sự ở Bangkok, Thái Lan hôm 6/3. Ảnh: AFP .
Người biểu tình hô tên luật sư nhân quyền Anon Numpa và thủ lĩnh phong trào sinh viên Parit Chiwarak, hay còn gọi là Penguin. Họ cũng kêu gọi trả tự do cho Anchan, cựu công chức bị tuyên án 43 năm tù hồi tháng 1 vì xúc phạm chế độ quân chủ, mức án nghiêm khắc nhất từng được áp dụng với tội khi quân ở Thái Lan .
Hơn 4.800 cảnh sát được triển khai trên khắp thủ đô Thái Lan. Khoảng 10 người biểu tình bị bắt trong đêm 6/3.
Cuộc biểu tình bên ngoài tòa án là một trong ba cuộc biểu tình phản đối chính phủ trên khắp Bangkok diễn ra cùng ngày. Trong khi đó, một nhóm nhỏ người ủng hộ chủ nghĩa bảo hoàng cũng biểu tình ở trung tâm thành phố, hét lên "Chúng tôi sống chết với tư cách người bảo hoàng".
"Chúng tôi muốn thể hiện cảm xúc yêu chế độ quân chủ và nhà vua", một chủ doanh nghiệp 58 tuổi cho biết.
Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ của Thủ tướng Prayuth bùng phát hồi năm ngoái, kéo dài nhiều tháng và phá vỡ những điều cấm kỵ truyền thống khi kêu gọi cải cách chế độ quân chủ. Ít nhất 61 người sau đó đã bị truy tố tội khi quân, gồm 4 lãnh đạo biểu tình đang bị giam chờ xét xử.
Phong trào chững lại những tháng gần đây, nhưng một số nhà hoạt động bị bỏ tù tháng trước khiến người biểu tình tiếp tục xuống đường. Hôm 28/2, cảnh sát sử dụng đạn cao su, vòi rồng và hơi cay để giải tán người biểu tình bên ngoài căn cứ quân sự ở Bangkok. Đây là lần đầu tiên cảnh sát sử dụng vũ lực đối phó biểu tình sau nhiều tháng. Hơn 20 người biểu tình đã bị bắt, trong khi giới chức xác nhận một cảnh sát chết trong lúc làm nhiệm vụ.
"Những người biểu tình như đang cố tăng cường độ và bạo lực", Cảnh sát trưởng Quốc gia Suwat Chaengyodsuk nói với phóng viên hôm 5/3.
Thái Lan cấm tụ tập tại những địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao Ngày 6/3, trang web công báo của Chính phủ Thái Lan có tên gọi là Ratchakitcha đã đăng tải lệnh cấm các cuộc tụ tập công cộng hay biểu tình mà có thể làm lây lan dịch bệnh COVID-19 ở các tỉnh có nguy cơ cao. Kiểm tra thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 trước khi vào một...