Tình nguyện quân Syria dùng tên lửa tự chế diệt xạ thủ khủng bố
Video ghi lại cảnh các binh sĩ Lực lượng tình nguyện Liwaa Der “Al-Watan (LDW) ủng hộ quân đội Syria dùng tên lửa tự chế tiêu diệt xạ thủ khủng bố.
Video ghi lại cảnh các binh sĩ của lực lượng tình nguyện ủng hộ quân đội chính phủ Liwaa Der &’al-Watan (LDW) dùng tên lửa đất-đối-đất để tiêu diệt một tay súng bắn tỉa khủng bố.
Trong các trận giao tranh, xạ thủ bắn tỉa của các lực lượng khủng bố luôn là mối nguy hiểm cần phải được loại bỏ hàng đầu.
Hình ảnh trích dẫn từ clip.
Theo LDW, các binh sĩ đã tấn công xạ thủ bắn tỉa bằng một loại tên lửa tự chế có tên Al-Fil (tạm dịch: Con Voi). Tình huống trên diễn ra tại một khu vực nông trại tại Darayya trên vùng nông thôn phía nam Damascus.
Phan Hoàng
Video đang HOT
Theo_Người Đưa Tin
Những chiến binh tình nguyện giúp Israel phục quốc
Ngay từ khi mới thành lập, nhà nước Israel đã phải chiến đấu với các nước láng giềng Ả Rập.
Vì vậy, Israel đã nhận được sự thông cảm không chỉ của những người Do Thái mà còn của cả những người dân thuộc các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Một trong những ví dụ nổi bật nhất biểu hiện sự thông cảm và tình đoàn kết với Israel là những tình nguyện viên nước ngoài tham gia vào IDF (Israel Defense Force- Lực lượng phòng vệ Israel- ND) và tham gia chiến đấu cùng với nhân dân Israel.
Những tình nguyện viên đầu tiên từ khắp nơi trên thế giới đặt chân đến Israel vào năm 1948, và họ đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh của Israel, ngay sau khi nhà nước Do Thái tuyên bố độc lập.
Các nhà lãnh đạo Do Thái trên lãnh thổ Palestine không những không ngăn cản dòng người tình nguyện viên đổ vào trong nước (Palestine), mà ngược lại, họ còn ủng hộ và kêu gọi các tình nguyện viên đến với vùng Đất Thánh.
Kể cả ông David Ben-Gurion - thủ lĩnh của người Do Thái, sau trở thành Thủ tướng đầu tiên của Israel, cũng đưa ra những lời kêu gọi như vậy. Theo các nguồn tin khác nhau, có khoảng 3.500 tình nguyện viên từ 43 quốc gia đến tham gia bảo vệ nhà nước Israel non trẻ. Họ đã đến Palestine và tham gia chiến đấu trong các đơn vị của IDF.
Trong đó nhiều nhất là từ Mỹ: khoảng 1.000 người, 250 người đến từ Canada, 700 người đến từ Nam Phi, 600 người từ Anh, còn từ Bắc Phi, Pháp, Bỉ và Mỹ Latinh mỗi nước có khoảng 250 người. Ngoài ra, còn có những nhóm nhỏ các tình nguyện viên đến từ Rhodesia, Úc và Thụy Điển.
Tất cả những tình nguyện viên này đã tham gia vào giai đoạn hai của cuộc chiến tranh giành độc lập tính từ khi đại diện chính quyền thực dân Anh rời khỏi đây và nhà nước Do Thái Israel tuyên bố độc lập. Những tình nguyện viên nước ngoài đã tham gia vào những cuộc chiến đấu ác liệt nhất trong thời kỳ khó khăn của nhà nước Israel.
Sau chiến tranh, nhiều tình nguyện viên nước ngoài vẫn ở lại Israel, và một số người đã trở về quê hương, nhưng không phải ai cũng sống sót cho đến ngày thắng lợi. Có 119 tình nguyện viên nước ngoài đã hy sinh cho nền tự do và độc lập của Israel.
Ảnh minh họa
Những tình nguyện viên nước ngoài trong hàng ngũ của IDF đã kết hợp lại trong một tổ chức đặc biệt, gọi là "Mahal". Hầu hết các đại diện của tổ chức này phục vụ trong lực lượng không quân Israel. Các tình nguyện viên chiếm đến 1/4 lực lượng này.
Họ chủ yếu là những cựu chiến binh của quân đội Anh, Mỹ đã được huấn luyện kỹ càng. Một điều thú vị là trong những năm đó, trong Không quân Israel, tiếng Anh được sử dụng nhiều hơn cả tiếng Israel. Ngoài lực lượng không quân, các tình nguyện viên nước ngoài còn lại phục vụ trong các đơn vị hải quân và bộ binh.
Rất nhiều người trong số các tình nguyện viên đến Israel là các chuyên gia quân sự đã có kinh nghiệm thực tế quý báu qua chiến đấu trong Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu. Tình nguyện viên nước ngoài có quân hàm cao nhất phục vụ trong IDF là David Marcus. Ông nguyên là Đại tá quân đội Mỹ, người đã chiến đấu ở Israel dưới cái tên Mickey Stone.
David Marcus sinh năm 1901 tại Hoa Kỳ. Ông xuất thân từ một gia đình theo đạo Do Thái chính thống, di cư đến Hoa Kỳ từ Nga. Năm 1924, Marcus đã tốt nghiệp học viện quân sự West Point, đồng thời theo học tại Trường Luật Brooklyn. Ông giải ngũ năm 1927, dành hết thời gian còn lại để nghiên cứu về luật học.
Ông đã hoàn thành chương trình thực hành pháp lý năm 1940, và quyết định trở lại phục vụ quân đội, với tư cách là một luật sư quân sự. David Marcus tham gia vào chương trình "Bộ 3 lớn" trong Hội nghị Teheran nổi tiếng vào năm 1943.
Năm 1944, ông chuyển sang lính dù, tham gia cuộc đổ bộ nổi tiếng của Đồng Minh ở Normandy. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Marcus tiếp tục phục vụ trong lực lượng chiếm đóng của Mỹ trên lãnh thổ Đức, tham gia vào nhóm chuyên gia tại các hội nghị quốc tế Yalta và Potsdam.
Trong thời gian các hội nghị này diễn ra, ông đã phải đối mặt với những vấn đề giải phóng các tù nhân trong các trại giam của Đức và vấn đề những người Do Thái bị di dời trước đó: Nhiều người trong số họ sau chiến tranh đã gặp khó khăn trong việc trở về nhà do thói chậm trễ quan liêu giấy tờ.
David Marcus
Năm 1947, David Markus giải ngũ lần thứ hai. Ông mở công ty luật tại New York, nhằm hỗ trợ cho "Hagan" - tổ chức quân sự của người Do Thái. Nhiệm vụ cụ thể là tìm các cựu chiến binh Mỹ đã từng tham gia chiến tranh thế giới II sẵn sàng tham gia tình nguyện chiến đấu tại Israel.
Theo_Báo Đất Việt
Tự chế xe đua chỉ trong 21 ngày Thợ máy Văn Siêu 34 tuổi, ở thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc luôn mơ ước được sở hữu một chiếc xe đua, nhưng anh không đủ điều kiện kinh tế. Sau nhiều thời gian suy nghĩ, Văn quyết định tự chế tạo một chiếc xe đua giống mô hình xe Ariel Atom. Chỉ sau 21 ngày với chi phí...