Tình nghĩa mẫu tử
Tin rằng câu chuyện thật của cô gái dưới đây sẽ khiến chúng ta thấm thía hơn câu nói: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ – Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Dù có thể nào đi chăng nữa, cha mẹ vẫn là người duy nhất yêu thương chúng ta vô điều kiện.
Năm cô 9 tuổi, cha cô bỏ mẹ con cô ra đi sau căn bệnh ung thư dạ dày quái ác, hành hạ nhiều tháng trời. Sự mất mát đó là một nỗi đau không tả nổi, là vết dao cứa sâu vào trái tim yếu đuối của người mẹ, nhưng đó cũng là một thử thách để cô con gái hiểu thấu tình mẫu tử thiêng liêng vô bờ bến.
Cô vẫn còn nhớ như in giờ phút đau thương đó, khi cha nắm chặt tay mẹ con cô và từ từ trút hơi thở cuối cùng. Trước khi đi, người cha đã dặn dò: “Con của chúng ta còn bé lắm! Em hãy kiên cường lên nhé!”, bàn tay cha thõng dần, yếu ớt và lạnh ngắt, kèm theo đó là tiếng khóc tức tưởi đau đớn như xé nát bầu trời của hai mẹ con cô.
Sau sự ra đi của cha, căn nhà trở lên yên ắng vắng vẻ đến lạ thường. Mẹ cô cũng không còn yếu đuối nữa mà dường như đã mạnh mẽ lên gấp bội. Cuộc sống của hai mẹ con cô cũng thay đổi hoàn toàn so với quá khứ. Ngày trước cha cô đi làm xa, mẹ ở nhà nội trợ nhưng bây giờ dù đã yếu nhưng bà vẫn mở cửa hiệu tạp hóa để kiếm sống.
Căn nhà đã được bán đi để trả khoản nợ tiền viện phí cho cha, hai mẹ con cô chỉ trông chờ duy nhất vào cửa hiệu bé xíu nằm nép mình trên một góc chợ. Dù nghèo đói nhưng tối nào, sau bữa ăn cô cũng được ăn một quả cam chua chua thơm thơm.
Bà đã chăm sóc cô khác hoàn toàn với những thói quen trong quá khứ và luôn bắt cô ăn cam. Bà thường vân vê quả cam, lau sạch vỏ và bắt con gái ăn hết. Khi nhìn con ăn hết trái, bà mỉm cười mãn nguyện.
Video đang HOT
Nhưng dường như trước áp lực của người mẹ và ngày nào cũng phải ăn một quả cam sau bữa tối, cô con gái đã coi nó là cực hình. “Con không thích cam, tại sao ngày nào mẹ cũng bắt con ăn cam thế?”, người mẹ đáp lại: “Con đã lớn và con nên nghe lời mẹ”. Tuy nhiên, cô vẫn một mực từ chối trái cam từ tay của mẹ mình.
“Chỉ vì cam rẻ, trong khi mẹ không có đủ tiền mua cho con những trái cây đắt tiền khác”, người mẹ nói xong và bật khóc nghẹn ngào. Cô cảm thấy bật lực trước những giọt nước mắt của mẹ và miễn cưỡng ăn nó.
Thời gian qua đi, giờ cô cũng đã thành một nữ sinh viên đại học 19 tuổi xinh đẹp, khỏe mạnh. Mẹ cô đã già. Chỉ có cửa hiệu tạp hóa nhỏ xíu là vẫn còn nguyên vẹn không thay đổi. Mẹ cô vẫn khắt khe trong chuyện ăn uống và bắt con gái phải ăn cam sau mỗi bữa tối. Cô cũng không còn phản đối dữ dội dù rằng trong thâm tâm cô không hề muốn một chút nào.
Cuối tuần đó, cô được mẹ giao cho trông cửa hiệu tạp hóa. Khách vắng, không có việc gì làm, cô một mình ngồi dọn dẹp đồ đạc trong nhà. Khi động đến tấm niệm sờn cũ kĩ, cô bất giác nhìn thấy một cuốn sách đã ngả màu ố vàng, bìa sách rách tơm nhưng vẫn được mẹ để dưới gối hàng ngày. Tò mò lật dở từng trang, đập vào mắt cô là hình ảnh một quả cam và hình vẽ mô phỏng cơ thể người. Mẹ cô đã dùng bút gạch chân dòng chữ: “Ăn một quả cam mỗi ngày sẽ chống bệnh ung thư dạ dày”.
Dạ dày ư? Căn bệnh quái ác đó đã cướp đi người cha thân yêu của cô. Trái cam ư? Giờ cô đã hiểu vì sao mẹ cô lại khắt khe với cô, bắt cô ăn thứ mà cô ăn quá nhiều đến phát chán. Cho đến bây giờ, cô mới thực sự hiểu những gì mẹ cô đã đang và sẽ làm cho con cho đến khi nhắm mắt xuôi tay.
Theo Guu
Vì yêu nên chấp nhận thua thiệt, có sao?
Tình cảm mà, thắng hay thua đâu quan trọng bằng trái tim cần gì? Khi chúng ta vẫn ve vuốt lòng tự trọng và khắt khe với cảm xúc, thì mọi thứ đánh đổi trong cuộc đời, đâu còn ý nghĩa gì nữa, phải không?
Vì lẽ nào mà chúng ta cứ yêu để rồi phải toan tính thiệt hơn, rằng sợ nếu yêu hơn kết cục sẽ chỉ đổi lấy tổn thương nhiều. Chúng ta sợ hãi thua cuộc trong chuyện tình cảm, chúng ta sợ hãi phải thua.
Cuộc đời này chúng ta sẽ phải thua nhiều lắm. Hà tất bây giờ đã phải sợ hãi như vậy?
Chúng ta sẽ thua những chuyện tưởng như đã nằm trong tầm tay, sẽ còn bị ai đó làm tổn thương mà chẳng ngờ tới, cũng vì những bất công trong cuộc sống mà bị quăng quật cho tơi bời, lúc ấy mới biết, thua cuộc trong tình yêu chỉ là một kiểu thua cuộc quá đỗi nhẹ nhàng. Vì ít ra chúng ta sẽ không cảm thấy thứ quan trọng nhất cần bảo toàn trọn vẹn là trái tim - không bị chúng ta rao bán cái giá quá rẻ. Vì ít ra chúng ta đã sống một cách bạt mạng, không hời hợt, cũng chẳng giả dối. Vì ít ra chúng ta đã yêu hết mình, một cách vẹn tròn.
Người ta vẫn nhận thua thiệt về mình cả đời, có sao?
Bởi vì người ta có thể xác định rõ hạnh phúc của mình do đâu mà có, người ta có thể từ trong đổ nát tìm được bản ngã thật chính mình, người ta có thể trong đất trời dài rộng, lòng người mênh mông mà ôm chặt người mình yêu, kiên quyết đi đến tận cùng vạch đích cuộc đời.
Người ta có thể thua nhau trong tình yêu như thế, đâu có sao!
Người ta có thể mặc kệ tổn thương mà tiến tới, mặc kệ những xác suất sai lầm để tận hưởng cho trọn vẹn. Vậy thì cớ sao chúng ta quá ích kỷ để sợ chịu thua? Cớ sao chúng ta quá nhát gan để chỉ muốn chiến thắng? Cớ sao chỉ muốn làm người quay đi và rẽ sang hướng khác trước, mặc kệ đối phương tổn thương? Cớ sao chỉ muốn biến người khác thành kẻ dự bị, còn mình thì luôn tìm chỗ rút lui an toàn?
Cuộc sống này vốn không có gì là an toàn, càng không có điều gì tuyệt đối.
Chúng ta cứ cố chấp giành giật lấy những thứ chẳng phải thuộc về mình. Giành lấy vị thế mà có thể là cả đời này chẳng cần đến. Và rồi sẽ chia tay nhau... và rồi sẽ từ bỏ, cứ như thể mình mới là người nhận lấy tổn thương.
Thua nhau cả đời là một việc khó đến thế sao?
Tình cảm mà, thắng hay thua đâu quan trọng bằng trái tim cần gì? Khi chúng ta vẫn ve vuốt lòng tự trọng và khắt khe với cảm xúc, thì mọi thứ đánh đổi trong cuộc đời, đâu còn ý nghĩa gì nữa, phải không?
Theo Guu
Con gái nên biết cách "hư" để không "hỏng" Xã hội vốn dĩ đã quá khắt khe với mọi thứ, nhất là đối với phái nữ. Nhiều cô gái đã giam giữ sự tự do của mình vào khuôn khổ vô hình của thiên hạ đặt ra, để rồi có câu nói:" Ráng tu 10 kiếp để làm con trai." Chỉ có con trai mới được quyền tự do, được quyền hư...