Tỉnh nghèo chi trăm tỷ lắp camera: Phải biết “liệu cơm gắp mắm”
Việc chi số tiền lớn để lắp camera là chưa phù hợp. Bởi tiền ít thì phải “liệu cơm gắp mắm”, chi tiêu gì cũng có thứ tự ưu tiên thì mới phát triển.
Thông tin các tỉnh như Vĩnh Long, Sóc Trăng chủ trương đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách để lắp đặt hệ thống camera giám sát an ninh trật tự, an toàn giao thông… đang nhận được sự chú ý của dư luận. Không phủ nhận sự cần thiết, song nhiều ý kiến cho rằng trong điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn thì việc ưu tiên đầu tư cho nhu cầu thiết yếu khác sẽ hợp lý hơn.
Tiền ít thì phải chắt chiu
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ dẫn báo cáo kiểm toán nhiều năm về việc chi ngân sách Nhà nước của các địa phương thì vấn đề chi sai mục đích, chi không đúng quy định của luật ngân sách vẫn diễn ra. Điều đó cho thấy kỷ cương tài chính cần phải nghiêm túc, các địa phương và cả Chính phủ cần có giải pháp hữu hiệu hơn để xử lý tình trạng này.
Đại biểu Quốc hội Tạ Văn Hạ
“Ngân sách là đóng góp từ tiền thuế của dân, trong bối cảnh bội chi mà chi tiêu không đúng, mỗi chỗ một ít, không “thắt lưng buộc bụng”. Như tôi từng nói tàu đắm vì lỗ rò nhỏ vì chủ quan, khó phát hiện, dẫn đến nguy hiểm” – ông Hạ phân tích.
Theo ông, trước hết những người chủ tài khoản hay người đứng đầu phải biết chắt chiu, căn cơ khi sử dụng đồng tiền đóng góp của nhân dân làm sao đầu tư vào đúng mục đích, đúng địa chỉ, hiệu quả nhất. Như vậy mới đúng quy định của pháp luật và được lòng dân.
Video đang HOT
“Còn cách làm chi cả trăm tỷ đồng lắp camera thì tôi không đồng tình. Nhiều lần tôi nói rằng kỷ luật tài chính không thể chấp nhận được khi sử dụng đồng tiền của nhân dân, tiền ngân sách một cách phung phí, không đúng mục đích” – ông Hạ nói.
Trước câu hỏi vì sao Quốc hội, Chính phủ rất nghiêm ngặt câu chuyện chi tiêu ngân sách nhưng ở dưới các địa phương, nhất là địa phương lại có những khoản chi tiêu “thoáng tay” như vậy, ông Tạ Văn Hạ cho rằngquan trọng là nhận thức và kỷ cương chưa nghiêm.
“Trước hết phải là trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý cán bộ liên quan trực tiếp và người tham mưu. Phải xử lý thật nghiêm minh, chặt chẽ thì tình trạng chi sai mục đích, không đúng quy định mới giảm. Tôi sẽ tiếp tục có ý kiến trước Quốc hội” – ông Tạ Văn Hạ.
“Nếu nghiêm thì Trung ương hay địa phương cũng vậy thôi, không có chuyện ở Trung ương làm tốt còn ở dưới thì không. Dưới làm chưa tốt cũng có trách nhiệm của Trung ương trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát” – ông Hạ nói.
Cho rằng đảm bảo an ninh trật tự cũng cần có chính sách ưu tiên nhưng theo vị đại biểu này, việc chi số tiền lớn để lắp camera trong điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn là chưa phù hợp. Bởi tiền ít thì phải “liệu cơm gắp mắm”, chi tiêu gì cũng có thứ tự ưu tiên thì mới phát triển được. Cái gì cũng cần thiết mà tiền không có, lại không theo thứ tự ưu tiên thì hiệu quả không cao.
Dùng ngân sách là lãng phí!
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng cho rằngtùy theo điều kiện tình hình ngân sách của từng địa phương mà đầu tư cho hợp lý, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho hạ tầng giao thông, lo cho gia đình chính sách và an sinh xã hội. Đó là những vấn đề rất hệ trọng mà người dân rất mong muốn.
Ngoài ra cũng phải đầu tư những vấn đề khác liên quan đến an ninh quốc phòng, an ninh trật tự nhưng riêng việc lắp đặt camera tùy điều kiện mà lãnh đạo tỉnh tính toán.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà
Lắp camera ở những nơi công cộng nhằm góp phần đảm bảo an ninh thì các nơi đã làm nhiều, tuy nhiên ở đó họ xã hội hóa chứ không thiên về sử dụng ngân sách Nhà nước để lắp camera ở những nơi công cộng.
Ông Phạm Văn Hoà cho biết ở các xã, phường ở TP Sa Đéc, TP Cao Lãnh hay huyện nghèo nhất trong tỉnh Đồng Tháp là Tân Hồng cũng lắp đặt camera nhưng sử dụng nguồn xã hội hóa. Các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM dù có tiền vẫn hạn chế sử dụng ngân sách để thực hiện việc này.
“Lắp đặt camera đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội là việc quan trọng, nhưng dùng ngân sách thì lãng phí. Cái nào dùng từ tiền ngân sách phải mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, giải quyết vấn đề bức xúc, còn cái nào xã hội hóa được thì nên xã hội hóa để đỡ tốn kém ngân sách Nhà nước” – ông Hoà nêu quan điểm và cảm thấy bất ngờ trước thông tin Vĩnh Long, Sóc Trăng chi hàng trăm tỷ để lắp camera đường phố.
“Tôi nói thật là không nên!”./.
Theo Ngọc Thành/VOV.VN
Bắt, xử lý hàng trăm đối tượng trộm cắp, cò mồi tại khu vực bệnh viện
5 năm vừa qua, Công an Hà Nội đã đấu, xử lý 242 vụ trộm cắp tài sản; 5 vụ cố ý gây thương tích; 206 vụ gây rối trật tự công cộng; 13 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đã xử lý 94 đối tượng hoạt động "cò mồi"... tại khu vực 15 bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Ngày 22/10, Công an TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quy chế số 01 và ký Quy chế mới về đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) trong lĩnh vực y tế giữa Công an TP Hà Nội với Sở Y tế và các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội - Lê Hồng Sơn trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân TP tặng các tập thể có thành tích xuất sắcPhó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hà Nội trao Bằng khen của Ủy ban nhân dân TP tặng các tập thể có thành tích xuất sắc
Trước đó ngày 24/2/2014, CATP Hà Nội đã tổ chức ký Quy chế phối hợp về đảm bảo ANTT giữa CATP Hà Nội với Sở Y tế và các Bệnh viện trên địa bàn thành phố. Theo đó, với mục tiêu kiên quyết không để các loại tội phạm hoạt động tại khu vực các bệnh viện; đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên bệnh viện cũng như bệnh nhân...công an Hà Nội đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự tại 15 bệnh viện; đồng thời thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý các thông tin liên quan đến an ninh trật tự.
Trong 5 năm thực hiện quy chế phối hợp, Công an Hà Nội tổ chức đấu tranh, xử lý 242 vụ trộm cắp tài sản; 5 vụ cố ý gây thương tích; 206 vụ gây rối trật tự công cộng; 41 vụ tang trữ, mua bán trái phép chất ma túy; 7 vụ chống người thi hành công vụ; 13 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đã xử lý 94 đối tượng hoạt động "cò mồi"... Ngoài ra, các lực lượng công an Hà Nội còn xử lý hơn 21 nghìn trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông tại khu vực cổng bệnh viện với tổng số tiền hơn 12 tỷ đồng.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Lương Tam Quang và Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ghi nhận và biểu dương những kết quả mà Công an TP Hà Nội với Sở Y tế và các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã đạt được trong công tác phối hợp thực hiện Quy chế thời gian qua. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lương Tam Quang cũng đề nghị, trong thời gian tới Công an TP Hà Nội và Sở Y tế, các bệnh viện cần tiếp tục làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ về ý thức, tầm quan trọng của công tác phối hợp trong bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH nói chung và công tác đảm bảo ANTT trong lĩnh vực y tế nói riêng, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong giải quyết những vấn đề cấp bách đặt ra với nhiệm vụ của hai ngành công an và y tế.
Tại hội nghị, trước sự chứng kiến của các đại biểu, Trung tướng Đoàn Duy Khương cùng lãnh đạo Sở Y tế và các Bệnh viện trên địa bàn thành phố đã ký kết Quy chế mới về đảm bảo ANTT trong lĩnh vực y tế giữa Công an TP Hà Nội với Sở Y tế và các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
Đặc biệt, nhân dịp này, UBND TP Hà Nội đã tặng bằng khen cho 15 tập thể và 17 cá nhân; Giám đốc Công an TP Hà Nội tặng giấy khen cho 12 tập thể và 12 cá nhân; Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tặng giấy khen cho 9 tập thể và 18 cá nhân vì những thành tích xuất sắc trong 5 năm thực hiện Quy chế phối hợp về đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) giữa Công an TP Hà Nội với Sở Y tế và các bệnh viện trên địa bàn thành phố.
DƯƠNG LÊ
Theo TPO
Đồng Tháp: Triều cường "tấn công", làng hoa Sa Đéc như "chạy giặc" Triều cường dâng cao và chậm rút đã ảnh hưởng đến nhiều diện tích vườn hoa kiểng và cây ăn trái của bà con trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Những ngày qua, do ảnh hưởng của triều cường nên hàng chục ha hoa, kiểng của người dân thuộc địa bàn TP Sa Đéc ngập trong lũ, nhất là ở xã Tân Khánh...