Tỉnh nào của Việt Nam lần đầu tiên vừa xuất khẩu thành công 1.000 cây mai nu chiếu thủy ra nước ngoài, thu 1 tỷ?
Vừa qua, tại hộ gia đình anh Nguyễn Văn Thiện, ấp Thới An A, xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây ( tỉnh Tiền Giang) đã tổ chức thực hiện chuyến xuất khẩu lô hàng trên 1.000 cây mai nu chiếu thủy đi Indonesia.
Đây là những cây mai nu chiếu thủy đã được chọn lựa, thu gom của các nhà vườn trồng mai nu chiếu thủy của xã Long Vĩnh, xã Thạnh Nhựt và thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Được biết, cây mai nu chiếu thủy Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang)để đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu đi nước ngoài phải trải qua quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, lựa chọn những cây có dáng đẹp, nu sần sùi đồng đều.
Cây mai nu chiếu thủy trên địa bàn huyện Gò Công Tây sau khi được công nhận chứng nhận thương hiệu tập thể đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến, ưa chuộng và đặt hàng, mang thêm tín hiệu phấn khởi cho người trồng mai nu Gò Công Tây.
Được biết, cây mai nu chiếu thủy Gò Công Tây để đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu đi nước ngoài phải trải qua quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, lựa chọn những cây có dáng đẹp, nu sần sùi đồng đều.
Nhà vườn thu gom mai nu về vệ sinh sạch sẽ đất, bọc lại toàn bộ rễ cây bằng mụn xơ dừa đã ủ và xử lý thuốc kháng vi khuẩn, kháng nấm, sau đó bọc kín lại bằng lưới nilon và quấn băng keo.
Một cây mai nu nhỏ nguyên thủy chưa qua tạo hình xuất bán đi nước ngoài có giá từ 250.000 – 600.000 đồng, những cây lớn, đã được tạo hình hoàn chỉnh có giá bán từ 20 – 60 triệu đồng.
Video đang HOT
Tổng giá trị của chuyến xuất khẩu mai nu đi nước ngoài đầu tiên này có giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Sau khi vận chuyển về bến xe huyện Gò Công Tây, đối tác thu mua xuất khẩu sẽ kiểm tra lại lần cuối và giao dịch vận chuyển hàng đi.
Những năm gần đây, nghề trồng mai nu chiếu thủy trên nền đất ruộng phát triển khá mạnh tại huyện Gò Công Tây của tỉnh Tiền Giang.
Nông dân đã tìm tòi kỹ thuật trồng mai, tạo ra những vùng cây mai chiếu thủy nguyên liệu chất lượng, những cây mai nu giống ban đầu đã được trồng, sang chiết nhánh được trên hàng trăm nhánh mỗi năm, mỗi nhánh mai nu nhỏ tại vườn có giá từ 15.000 đồng trở lên.
Theo nhà vườn trồng mai nu, trung bình trên 1 công đất trồng mai, mỗi năm chiết nhánh bán cho thương lái được trên 150 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Gò Công Tây (tỉnh Tiền Giang) cho biết, ông rất phấn khởi khi thấy hiệu quả của việc quảng bá, giới thiệu thương hiệu mai nu chiếu thủy đi khắp nơi.
Những sản phẩm cây nguyên liệu mai nu chiếu thủy vùng đất Gò Công Tây với chất lượng đảm bảo sẽ tạo ra uy tín cho thương hiệu mai nu ngày càng vươn rộng, vươn xa ra thị trường bên ngoài, mang về nguồn thu nhập ổn định và đáng kể cho người trồng mai nu.
Anh Nguyễn Văn Thiện, chủ vườn xuất khẩu mai nu chiếu thủy đi nước ngoài tại xã Long Vĩnh chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên xuất bán mai nu chiếu thủy đi thị trường nước ngoài. Các anh em trồng mai nu đã tập trung nguồn hàng về tại đây để ký gửi bán, nhờ được quan tâm hướng dẫn tập huấn quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm trước đó nên mọi người an tâm tuân thủ.
Tiền Giang: Trồng mai vàng bán Tết, nhiều cây đẹp, độc, lạ mà nông dân đang lo vì điều này
Thông lệ cứ vào lối rằm tháng Chạp là nhà vườn trồng mai vàng tết ở Tiền Giang lại tất bật lặt lá mai để cây ra hoa đúng vào dịp tết.
Thế nhưng, năm nay, do ảnh hưởng thời tiết, mưa nhiều nên cây mai vàng cũng phần nào bị ảnh hưởng đến việc ra hoa
Đặc biệt, trong vụ hoa tết năm nay, người trồng mai vàng càng lo lắng hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Vườn mai Ba Nam (phường 10, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) có hàng trăm chậu mai vàng lớn nhỏ sẵn sàng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán 2022.
Gắn bó với nghề trồng mai đã 30 năm nên dù khó khăn do dịch bệnh, nhưng ông Lê Hoàng Nam (phường 10, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) vẫn quyết định trồng, mua hàng trăm chậu mai vàng lớn nhỏ về chăm sóc để chuẩn bị cho thuê, bán tết.
Để có được những chậu mai vàng đẹp đến tay khách hàng, ông đã phải chăm sóc tỉ mỉ nhiều công đoạn khác nhau.
Năm nào cũng vậy, từ giữa tháng 12 âm lịch, vườn mai vàng của ông Lê Hoàng Nam, từ sáng sớm đã có hàng chục người đến lặt lá mai để cho cây ra hoa đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên, năm nay, việc lặt lá mai có phần trễ hơn so với năm rồi, do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều vào các tháng trước nên dẫn đến mai có nụ sớm, rồi sau đó chựng lại do tiết lạnh. Chính vì vậy, việc lặt lá mai năm nay cũng phải thuận theo thời tiết.
Ông Nam có gần 30 năm gắn bó với cây mai vàng.
Đầu tư công sức lẫn vốn vào vườn mai, ông Nam hy vọng việc bán và cho thuê mai vàng trong dịp tết sẽ khả quan.
Thế nhưng, đến nay tình hình vẫn rất trầm lắng. Ông Nam cho biết: "Dịch bệnh nên nhiều người khó khăn phải hạn chế chi tiêu hơn mọi năm. Đến giờ, người đến hỏi thuê mai rất ít, số người đặt mua cũng không nhiều".
Cùng chung nỗi lo, nhiều nhà vườn trồng mai vàng bán tết ở huyện Chợ Gạo cũng thắc thỏm. Lo ngại dịch bệnh, mùa tết này ông Cao Quốc Trí (xã Bình Ninh) chỉ trồng gần 100 chậu mai vàng các loại, giảm một nửa so với năm ngoái. "Do dịch bệnh, nhiều nhà vườn không dám mạo hiểm trồng nhiều mai như những năm trước" - ông Trí tâm tư.
Dù nhiều lo lắng, song các nhà vườn trồng mai vàng vẫn tất bật chăm sóc mai với hy vọng vụ tết này sẽ sôi động vào giờ cuối.
Nhiều nhà vườn trồng mai lặt lá để mai nở đúng dịp tết.
Ông Phạm Văn Chính, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Tiền Giang cho biết: "Nhà vườn, nghệ nhân lo lắng dịch bệnh kéo dài, cây kiểng tiêu thụ chậm, trong khi hiện nay, giá vật tư, phân bón, nhân công đều tăng. Năm nay, không riêng gì cây mai vàng, mà lượng hoa, cây kiểng tại Tiền Giang cung ứng cho thị trường Tết Nhâm Dần chỉ khoảng 50% so với năm trước.
Trồng các loại mai Tết gì mà cây nào cũng hoa to, nhiều cánh, nông dân Bình Dương chắc chắn bán có lời? Năm 2021, dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhưng người nông dân Bình Dương vẫn chủ động trồng hoa, trong đó có trồng mai vàng phục vụ thị trường tết. Tuy diện tích trồng hoa, trồng cây mai vàng không nhiều, không rầm rộ như trước, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ chào đón tết đến xuân về,...