Tính năng kiểm soát quảng cáo của Apple có thể bị ‘qua mặt’
App Tracking Transparency (hay ATT) của Apple được cho là khá hiệu quả trong việc hạn chế các vi phạm quyền riêng tư của người dùng, tuy nhiên nó có thể bị Trung Quốc qua mặt.
ATT là một tính năng “gây khó” cho các nhà quảng cáo
Theo Slashgear , Hiệp hội Quảng cáo Trung Quốc dưới sự hậu thuẫn của chính phủ đang cố gắng đưa ra một công nghệ có thể bỏ qua việc phải xin phép người dùng để thu thập cho các quảng cáo được nhắm mục tiêu.
Đây chính là điều mà ATT được phát triển nhằm ngăn ngừa điều đó. ATT không ngăn các nhà quảng cáo và nền tảng theo dõi người dùng nhưng nó yêu cầu sự cho phép của người dùng trước tiên, và hầu hết người dùng sẽ chọn câu hỏi mặc định là “Không”. Facebook cảnh báo ATT có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ bị phá sản.
Video đang HOT
Giải pháp của Trung Quốc được gọi là CAID và được sử dụng thay cho ID quảng cáo của Apple, hoặc IDFA, vốn yêu cầu sự cho phép của người dùng. Nhưng đáng lo ngại hơn là báo cáo của Wall Street Journal cho thấy nhiều công ty quan tâm đến việc sử dụng công nghệ quảng cáo CAID. Trong số này, P&G được coi là một trong những nhà quảng cáo lớn nhất thế giới có liên quan, và đây cũng là công ty phương Tây lớn nhất trong danh sách đó. ByteDance, chủ sở hữu của TikTok, cũng là một phần trong nhóm.
Về phần Apple, công ty nhấn mạnh các chính sách của họ sẽ được áp dụng bình đẳng trên tất cả thị trường. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu CAID có thành công trong việc thực sự vượt qua sự giám sát của Apple vì công ty đe dọa từ chối bất kỳ ứng dụng nào không tuân theo các biện pháp bảo vệ đó.
Pháp tố Apple lấy dữ liệu người dùng, âm thầm chạy quảng cáo trên iPhone
Dù lên tiếng chỉ trích Facebook xâm phạm quyền riêng tư, Apple lại mập mờ trong việc thu thập dữ liệu chạy quảng cáo, tự vi phạm luật chơi do mình đặt ra.
Apple có thể đối mặt với nhiều vụ kiện ở châu Âu
Cùng với việc phát hành bản cập nhật iOS 14.5, tính năng App Tracking Transparency (ATT, Minh bạch theo dõi ứng dụng) vẫn là chủ đề được cộng đồng người tiêu dùng iPhone quan tâm. Tính năng này yêu cầu nhà phát triển ứng dụng phải có sự đồng ý từ chủ nhân thiết bị thì mới được phép lấy thông tin của họ để chạy quảng cáo.
Xung đột giữa Facebook và Apple ngày càng nóng lên sau khi người đứng đầu "táo khuyết" chỉ trích Facebook thu thập dữ liệu khách hàng và lên kế hoạch can thiệp vào mô hình kinh doanh của Mark Zuckerberg bằng cách phát hành tính năng ATT.
Thế nhưng gần đây, Bloomberg cho biết nhóm vận động hành lang France Digitale đã gửi đơn khiếu nại tố Apple tự ý lấy dữ liệu để chạy quảng cáo trên App Store, Apple News và Stocks mà không hỏi ý chủ nhân thiết bị. Tức là tính năng ATT thực chất chỉ có hiệu lực với những phần mềm do công ty khác cung cấp, còn các ứng dụng của nhà sản xuất iPhone hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Trong đơn khiếu nại, France Digitale viết: "Apple có quyền lựa chọn ai là "đối tác", ai là "bên thứ ba" một cách tùy ý, điều này có thể thay đổi và người dùng không được thông báo về thay đổi đó". Họ lập luận rằng, nếu Apple thực sự quan tâm đến quyền riêng tư thì nên công khai minh bạch về chính sách quảng cáo của mình thay vì bắt các bên khác làm vậy.
Apple bác bỏ cáo buộc từ France Digitale và cho rằng đây là "nỗ lực yếu ớt từ những công ty theo dõi người dùng đang muốn đánh lạc hướng hành động của họ, qua mặt các nhà quản lý và hoạch định chính sách".
Động thái của France Digitale bắt nguồn từ một nhóm nhà quảng cáo trực tuyến gửi đơn khiếu nại lên cơ quan cạnh tranh ở Pháp yêu cầu tạm dừng chính sách mới của Apple. Theo họ, Apple vẫn có thể cho phép các công ty phân phối quảng cáo được cá nhân hóa theo một tiêu chuẩn khác.
Jane Horvath - lãnh đạo bộ phận quyền riêng tư của Apple khẳng định: "Tính minh bạch và trao quyền kiểm soát cho người dùng là trụ cột cơ bản trong triết lý quyền riêng tư của chúng tôi".
Nhà sản xuất iPhone cho biết hệ thống chạy quảng cáo của họ có thể hoạt động mà không cần theo dõi người dùng. Cụ thể, họ nhắm mục tiêu quảng cáo bằng cách phân loại những người dùng có cùng đặc điểm như độ tuổi, quốc gia, giới tính thành các phân khúc khác nhau thay vì xác định từng đối tượng cụ thể.
Trang 9to5mac phân tích, ATT chỉ cấm nhà phát triển ứng dụng gửi dữ liệu cho bên thứ ba (tức mạng quảng cáo). Vấn đề nằm ở chỗ: Apple vừa là nhà phát triển ứng dụng, vừa là nhà cung cấp mạng quảng cáo. Các nhà phát triển ứng dụng với quy mô nhỏ hơn dĩ nhiên sẽ không đủ nguồn lực tự chạy nền tảng quảng cáo riêng, buộc phải dựa vào bên thứ ba để kiếm tiền. Thậm chí nhiều người khiếu nại yêu cầu Apple phải tuân theo luật chơi bằng cách tự xem mạng quảng cáo của mình như "bên thứ ba".
Đây chỉ là đơn khiếu nại mới nhất trong chuỗi dài các vụ kiện tụng mà Apple sẽ đối mặt sau khi công bố kế hoạch tung ra ATT. Không chỉ ở Pháp, cơ quan cạnh tranh của Anh, Đức, Tây Ban Nha gần đây cũng tiếp nhận nhiều khiếu nại với nội dung tương tự.
Apple bị phạt 12 triệu USD Apple bị phạt 11,95 triệu USD vì quảng cáo tính năng chống nước trên iPhone nhưng lại không bảo hành khi máy bị hỏng do ngấm nước. Cơ quan Chống độc quyền Italy (AGCM), tổ chức chịu trách nhiệm đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cho rằng Apple đã vi phạm hai lỗi nghiêm trọng. AGCM cho...