Tính năng đặc biệt nguy hiểm của K-300P phóng tại Syria
Lực lượng tên lửa Nga vừa thử thành công tính năng tấn công mặt đất của hệ thống tên lửa tên lửa chống hạm P-800 Oniks tại Syria.
Việc Nga thử nghiệm tính năng đặc biệt của P-800 Oniks khi khai hỏa vũ khí này vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố ở sâu trong lãnh thổ Syria, hoàn thiện một trong những tính năng độc đáo nhất trên thế giới của dòng tên lửa bờ đặc biệt này.
Với những thông tin được công khai trước đây, thế giới biết đến hệ thống tên lửa K-300P Bastion P, sử dụng tên lửa 3M55 P-800 Yakhont có khả năng chống hạm, nhưng thực tế chúng chỉ là phiên bản xuất khẩu của hệ thống Bastion P của Nga, có tầm phóng và khả năng tấn công đa năng hơn nhiều.
Nga khai hỏa K-300P Bastion P tại Syria.
Nếu như K-300P Bastion P với tên lửa 3M55 P-800 Yakhont chỉ tầm phóng tối đa là 300km và độc nhất khả năng chống hạm thì hệ thống Bastion P của Nga với tên lửa 3M55 P-800 Oniks lại có tầm phóng tối đa 600km và còn có khả năng tấn công mặt đất rất mạnh.
Ngay từ đầu năm 2013, Liên hiệp NPO Mashinostroenia đã bắt đầu công việc biến P-800 Oniks từ một hệ thống tên lửa chống hạm trở thành hệ thống tên lửa mặt đất chính xác cao và đến cuối năm đó, một đại đội gồm 4 bệ phóng đã hoàn tất các vụ phóng thử nghiệm và được đưa vào biên chế đầu năm 2014.
Các hệ thống Bastion mới sẽ được tích hợp thêm các block trong hệ thống điều khiển để tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu cỡ nhỏ trên đất liền, có khả năng dẫn đường cho tên lửa tấn công với độ chính xác cực cao, sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) chỉ có vài mét.
Theo nhận định của Tiến sĩ khoa học Konstantin Sivkov – Chủ tịch Viện Hàn lâm các vấn đề địa chính trị Nga, tên lửa P-800 Oniks sau khi cải tiến thành phiên bản tấn công mặt đất có độ chính xác rất cao, đặc biệt là đối với các mục tiêu đài radar, trạm thông tin hay trận địa hỏa lực hoặc điểm tập kết nhiều xe thiết giáp.
Ngoài dữ liệu của hệ thống định vị, đầu tự dẫn của tên lửa có thể phân biệt được bức xạ phát ra từ kim loại trên nền sa mạc, hoặc tia phản xạ của trạm radar và đài vô tuyến để bay tới tấn công. Trong trường hợp này, hiệu quả của Oniks sẽ rất cao với độ chính xác xê dịch chỉ khoảng 1 mét.
Tên lửa bay với tốc độ trung bình 2,5M (tương đương 3.000 km/h), được trang bị đầu tự dẫn radar có khả năng nhận dạng các mục tiêu rất nhỏ cỡ vài mét. Tên lửa có thể bay theo quỹ đạo cao nhưng cũng có khả năng hạ xuống độ cao 5-10m để đột phá phòng không địch.
Tên lửa hoạt động theo cơ chế: Ở giai đoạn tăng tốc, tên lửa bay theo quỹ đạo đường đạn với trần bay cao, ở giai đoạn cuối, tên lửa nhận dạng mục tiêu bằng radar, hạ đột ngột độ cao xuống sát mặt đất và tự dẫn bằng hệ thống quán tính để không lọt vào tầm hỏa lực địch.
Trong giai đoạn 2010-2011, việc Nga chuyển giao 2 đại đội Bastion, với khả năng phong tỏa tới 1200km bờ biển cho Syria đã gây ra hàng loạt tranh cãi ngoại giao giữa Nga với Mỹ và các đồng minh của Washington nằm cạnh Syria như Israel và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, P-800 Yakhont của Syria chỉ đơn thuần là những tổ hợp tên lửa bờ đối hạm, không có khả năng tấn công mặt đất và tầm phóng cũng chỉ giới hạn dưới 300km.
Để thực hiện đòn tấn công mặt đất, chắc chắn Nga phải điều động sang Syria các hệ thống tên lửa Bastion P mới của mình, tuy nhiên không rõ Moscow đã đưa chúng sang Syria từ khi nào hay dùng phương pháp nâng cấp tại chỗ các hệ thống K-300P Bastion P của Syria.
Các chuyên gia nhận định rằng, chính các tổ hợp K-300P Bastion P mới là loại sát thủ nguy hiểm nhất của Nga ở Syria, bởi nó có khả năng cơ động rất cao, tốc độ siêu âm, hệ dẫn đường tiên tiến và đa dạng hơn so với Kalibr, cùng với khả năng điều chỉnh mục tiêu ngay tại chiến trường.
Với ưu điểm có thể lắp đặt trên nhiều phương tiện phóng như máy bay, tàu mặt nước, tàu ngầm, xe cơ động… và khả năng tấn công đa năng (chống hạm và tấn công mặt đất) mạnh mẽ, P-800 Oniks đã trở thành sát thủ nguy hiểm nhất thế giới về cả công và thủ.
Clip Nga khai hỏa K-300P Bastion P tại Syria
Đan Nguyên
Không quân Mỹ khẳng định tấn công chính xác các mục tiêu tại Syria
Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson khẳng định cuộc không kích của Mỹ tại Syria hôm 14/4 diễn ra chính xác và các vũ khí của Washington đánh trúng các mục tiêu.
Trung tâm nghiên cứu khoa học Barzeh của Syria bị san phẳng sau cuộc không kích của liên quân hôm 14/4. (Ảnh: AP)
"Chỉ vài ngày trước đây, các thủy thủ và phi công của Anh, Pháp và Mỹ đã phá hủy các cơ sở vũ khí hóa học tại Syria. Các hoạt động diễn ra chính xác, các vũ khí đánh trúng mục tiêu, thiệt hại của cuộc tấn công cũng đã được đánh giá và thông tin liên lạc được thông suốt nhờ khả năng hỗ trợ từ không gian", Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson cho biết hôm 17/4.
Theo Bộ trưởng Không quân Mỹ, gần như tất cả các chiến dịch quân sự hiện nay đều phụ thuộc vào không gian. Bà Wilson cũng nhấn mạnh độ chính xác của hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
"Chỉ 10 năm trước đây, độ chính xác GPS trung bình của chúng ta khoảng 1m. Vào tháng 1 năm ngoái, chúng ta đã đạt được mức kỷ lục như hiện tại với độ chính xác 35 cm, hoặc chỉ khoảng 33 cm", Bộ trưởng Wilson cho biết thêm.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên quân Mỹ, Anh, Pháp đã phóng hơn 100 tên lửa hành trình và tên lửa không đối đất nhằm vào các mục tiêu bị nghi là cơ sở vũ khí hóa học của Syria. Moscow khẳng định hệ thống phòng không Syria đã bắn hạ thành công 71 quả, tương đương 70% số tên lửa liên quân dội xuống Syria. Phía Syria cho biết cuộc không kích của liên quân đã phá hủy một số cơ sở hạ tầng của Syria và khiến 3 dân thường bị thương.
Trong khi đó, liên quân khẳng định cuộc tấn công đã "thành công hoàn hảo". Mỹ cũng tuyên bố tất cả tên lửa của liên quân đều bắn trúng mục tiêu tại Syria và các hình ảnh vệ tinh được công bố sau cuộc không kích cũng cho thấy các mục tiêu tại Syria bị tàn phá nặng nề.
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, xác nhận hệ thống phòng không của Nga hoàn toàn "im hơi lặng tiếng" trong cuộc không kích lần này của liên quân. Theo ông Dunford, phản ứng duy nhất mà Mỹ và các đồng minh nhận được là các tên lửa đất đối không do quân đội Syria phóng sau khi cuộc không kích đã chấm dứt, và đương nhiên là không có tác dụng. Phía Mỹ cho rằng việc Syria phóng tên lửa sau cuộc không kích của liên quân có lẽ là nỗ lực để giữ thể diện của Damascus.
Thành Đạt
Theo Dantri
Lý do Nga vẫn cần Mỹ tại Syria sau cuộc không kích gây chấn động Bất kể thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Nga là gì sau cuộc không kích bằng hơn 100 quả tên lửa được lên kế hoạch từ trước nhằm vào Syria hôm 14/4, điều đó cũng không làm thay đổi bất kỳ tính toán nào của Điện Kremlin. (Từ trái qua phải) Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Nga Vladimir Putin và...