Tính năng đặc biệt của “mắt thần” thuộc tổ hợp S-300 Việt Nam
76N6 là một radar giám sát 3D nằm trong hệ thống trinh sát của tổ hợp S-300, chuyên dùng để phát hiện các mục tiêu có diện tích phản xạ radar nhỏ, bay ở độ cao thấp.
Cận cảnh ăng ten của radar 76N6 Clam Shell.
Kháng nhiễu mạnh nhờ công nghệ FMCW
Trong một tổ hợp phòng không, việc trang bị nhiều loại radar có đặc tính khác nhau là một yêu cầu quan trọng, nhằm bổ sung cho nhau khi cần thiết.
Sử dụng 2 – 3 radar trong một tổ hợp khiến đối phương khó gây nhiễu hơn, trường hợp một radar bị chế áp, các radar còn lại sẽ đảm đương nhiệm vụ.
Với tổ hợp phòng không S-300, ngoài radar cảnh giới 64N6, radar điều khiển hỏa lực 30N6 còn có đài radar chuyên bắt thấp 76N6 Clam Shell.
Đây là một radar tần số điều biến sóng liên tục (FMCW) được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp có diện tích phản xạ radar (RCS) nhỏ, đặc biệt là tên lửa hành trình.
Clam Shell có nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường lộn xộn gần mặt đất cũng như trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh.
Hệ thống có khả năng tự động bám bắt và xử lý mục tiêu, 76N6 sẽ cung cấp các tham số cần thiết cho radar điều khiển hỏa lực của tổ hợp S-300.
Ăng ten FA-51MU của Clam Shell gồm 2 bộ phận truyền và nhận, ngăn cách bởi một tấm chắn ở giữa để tránh tràn tín hiệu từ máy phát vào máy thu.
Ăng ten thường gắn trên tháp 40V6M cao 28 mét hoặc tháp 40V6MD cao 40 mét.
Radar 76N6 triển khai trên tháp 40V6M hoặc 40V6MD cho phép phát hiện những mục tiêu bay rất thấp.
Ăng ten FA-51MU có khả năng quét 360o cung cấp đầy đủ 3 tham số với độ phân giải cao. Radar có thể phân biệt môi trường hỗn tạp gần mặt đất, đặc điểm địa hình, lượng mưa, nhận biết mục tiêu trong các đám mây nhiễu mật độ cao cũng như các biện pháp chế áp khác.
Phòng điều khiển có thể bố trí cách nơi đặt trạm ăng ten 500 mét, quá trình điều khiển radar được thực hiện thông qua cáp kết nối.
Clam Shell phát hiện được các mục tiêu có RCS chỉ 0,02 m2 di chuyển ở tốc độ 722 m/s. Mục tiêu bay ở độ cao 450 mét sẽ bị 76N6 phát hiện từ khoảng cách 92,6 km, nếu mục tiêu bay ở độ cao 914 mét, tầm trinh sát không dưới 120,38 km.
Hệ thống có mức tiêu thụ điện năng khoảng 1,4 kW, thời gian xảy ra lỗi kỹ thuật dự kiến không thấp hơn 100 giờ.
Phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn và loại bỏ các đám mây rải nhiễu nhờ công nghệ FMCW là hai đặc tính ưu việt của 76N6.
Các máy bay nếu không được trang bị máy thu cảnh báo radar tương thích với công nghệ FMCW sẽ rất dễ bị tổn thương khi hoạt động ở khu vực có triển khai Clam Shell.
Vì sao Việt Nam chọn 36D6 thay vì 76N6
Việt Nam đã chọn radar 36D6 do có nhiều tính năng ưu việt hơn so với 76N6.
Video đang HOT
Trong hệ thống trinh sát cho tổ hợp S-300PMU1 của Việt Nam có radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E và radar điều khiển hỏa lực 30N6E.
Thực hiện nhiệm vụ bắt thấp, bổ trợ cho tổ hợp S-300 có một loại radar khác là 36D6 Tin Shield với chức năng tương tự radar 76N6. Nhưng vì sao Việt Nam lại chọn radar 36D6 thay vì 76N6?
Lý do là radar 36D6 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với 76N6, nó có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu thụ động rất tốt.
Bộ vi xử lý của radar 36D6 có khả năng quét chùm tia điện tử ở độ cao từ -20 – 30o. Ăng ten có thể quét 360o chỉ trong vòng 5 – 10 giây.
Tin Shield có thể xử lý đồng thời 120 mục tiêu, trong đó có 30 – 60 mục tiêu ở chế độ tự động. Các thông tin được hiển thị trên màn hình dưới dạng ký tự số tạo thuận lợi cho kíp vận hành trong việc đọc dữ liệu.
36D6 bám bắt được các mục tiêu có RCS chỉ 0,1 m2 bay ở độ cao 50 m từ cách xa 27 km. Nếu mục tiêu bay ở độ cao 100 m, phạm vi phát hiện là 42 km. Tầm trinh sát với mục tiêu có RCS 1 m2 bay ở độ cao 6.000 mét lên tới 175 km.
Khả năng quét chùm tia điện tử và số lượng mục tiêu theo dõi cùng lúc nhiều hơn là hai lý do để Việt Nam lựa chọn radar 36D6 cho nhiệm vụ bắt thấp thay vì 76N6. Bên cạnh đó, công nghệ của radar 36D6 phù hợp để nâng cấp lên các tiêu chuẩn hiện đại hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
SAMP/T Singapore và S-300PMU1 Việt Nam, ai mạnh hơn?
SAMP/T của Singapore và S-300PMU1 của Việt Nam được đánh giá là hai hệ thống tên lửa phòng không tầm xa hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Hệ thống phòng không SAMP/T
Hệ thống phòng không SAMP/T
SAMP/T (Không quân Pháp gọi là MAMBA) được chế tạo bởi tập đoàn Eurosam của châu Âu (hợp nhất từ các công ty Aerospatiale, Alenia và Thompson-CSF vào năm 1989).
SAMP/T đang được triển khai hoạt động trong quân đội Pháp và Italy, góp phần quan trọng vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chung của khối NATO ở khu vực châu Âu, được đánh giá có hiệu quả cao trong việc chống các mục tiêu cơ động linh hoạt trên khu vực rộng.
Singapore mới đây cho biết họ đã lựa chọn SAMP/T để bổ sung cho hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn SPYDER-SR.
Tên lửa đánh chặn tầm xa Aster-30
Sức mạnh của SAMP/T nằm ở tên lửa đánh chặn tầm xa Aster-30. Đây là loại tên lửa nhiên liệu rắn 2 tầng; tầng khởi tốc có chiều dài 2,3 m, trọng lượng 340 kg, thời gian hoạt động 3,5 giây. Sau khi cháy hết, nó bị tách bỏ và động cơ chính được kích hoạt.
Động cơ chính có trọng lượng 110 kg, chiều dài 2,6 m. Thân tên lửa có 4 cánh ổn định hình chữ nhật và 4 cánh lái ở đuôi. Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu bằng cách kết hợp dẫn hướng quán tính giai đoạn đầu và radar chủ động giai đoạn cuối.
Aster-30 có tầm bắn 5 - 120 km, tầm cao tối đa 30 km, tốc độ lớn nhất 1.400 m/s, cự ly tiêu diệt mục tiêu hiệu quả đối với máy bay là 3 - 100 km hoặc 3 - 35 km với tên lửa đạn đạo.
Tên lửa được trang bị hệ thống điều khiển phức hợp chính xác cao PIF/PAF, cho phép điều chỉnh lỗi dẫn đường và tăng tính cơ động.
Radar đa năng Thompson - CSF Arabel
Hệ thống SAMP/T sử dụng phiên bản nâng cấp của radar Arabel với các tính năng được cải thiện và phát triển theo tên lửa Aster-30 để tăng khả năng chống lại các mục tiêu ở độ cao lớn với tốc độ nhanh.
Ăng ten mảng pha 3D của radar Arabel có tốc độ quay 1 vòng/giây, làm việc trong dải tần 8 - 13 GHz với góc phương vị 360o và góc tà -50 - 90o.
Radar Arabel có thể giám sát, theo dõi 130 mục tiêu khác nhau, dẫn hướng tên lửa tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, phát hiện tên lửa đạn đạo chiến thuật ở cự ly 600 km.
Xe mang phóng tự hành của hệ thống SAMP/T
Bệ phóng tự hành của SAMP/T đặt trên khung gầm tải Renault-TRM-1000 hoặc Astra/lveco gồm 8 ống phóng hoạt động dưới sự chỉ huy của xe cabin điều khiển chiến đấu - FCU (Fire Control Unit).
Cabin chỉ huy và radar Arabel có thể kiểm soát tới 6 xe phóng trong bán kính 10 km, dẫn hướng đồng thời 16 tên lửa đến các mục tiêu khác nhau (phân bổ 1 - 2 tên lửa/mục tiêu). SAMP/T có thể hoạt động độc lập hoặc là một bộ phận trong hệ thống phòng không tích hợp.
Hệ thống phòng không S-300PMU1
Hệ thống phòng không S-300PMU1 của Việt Nam
S-300 là một loạt các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên.
Hệ thống S-300 được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho lực lượng phòng không Xô Viết, các biến thể sau đó có thể đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.
Tên lửa đánh chặn tầm xa 48N6
S-300 có thể bắn nhiều loại tên lửa đánh chặn có kích thước và tầm xa khác nhau, hiện tại tổ hợp S-300PMU1 của Việt Nam được trang bị tên lửa 48N6E/E2.
Tên lửa 48N6E/E2 có chiều dài 7,5 m; đường kính 0,5 m; trọng lượng 1.800 kg, mang theo đầu đạn nặng 145 km; tầm bắn tối đa 150/200 km; độ cao tiêu diệt mục tiêu 3 - 30 km; vận tốc 2.100/2.800 m/s.
Khác với Aster-30, tên lửa 48N6 sử dụng thuật "phóng lạnh" tức là đạn được "đẩy" ra ngoài ống phóng, sau đó sẽ có thiết bị chuyên dụng giúp nó hướng về phía mục tiêu dự định trước khi tầng đầu tiên của động cơ chính kích hoạt.
Kiểu phóng này có ưu điểm là không đòi hỏi vật liệu chế tạo ống phóng phải chịu được nhiệt độ cao của động cơ. Tên lửa sẽ có tốc độ rất nhanh ngay khi động cơ chính được kích hoạt.
Radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E
Hệ thống S-300PMU1 của Việt Nam có điểm đáng chú ý đó là sử dụng radar cảnh giới tìm kiếm mọi độ cao 96L6E của tổ hợp S-400.
Radar 96L6E hoạt động ở băng tần C, kết hợp cả tính năng bắt thấp và bắt cao trong cùng một thiết kế. Bộ vi xử lý của nó có thể nhảy tần số, cho khả năng kháng nhiễu cao và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tốt.
Ngoài ra, thiết kế ăng ten mảng pha còn có khả năng lái chùm tia cơ khí ở góc phương vị và lái chùm tia điện tử về độ cao. 96L6E phát hiện được các vật thể bay với đầy đủ 3 tham số (cự ly, phương vị và độ cao).
Bên cạnh đó, 96L6E còn có chế độ chuyên tìm kiếm ở độ cao thấp với khả năng bao quát 360o trong vòng 6 giây, góc tà từ -3 - 1,5o. Ở chế độ này, vận tốc mục tiêu giới hạn từ 50 - 2.800 m/s. Radar 96L6E có thể phát hiện đồng thời 100 mục tiêu, tầm trinh sát tối đa 300 km.
Radar điều khiển hỏa lực 30N6E Flap Lid
Đảm tránh chức năng kiểm soát hỏa lực cho tên lửa 48N6 là radar mảng pha 3D hoạt động trên băng tần X 30N6E Flap Lid, bộ vi xử lý của 30N6E có khả năng lái chùm tia điện tử hay tạo các búp sóng phụ nên gần như không thể gây nhiễu.
Radar 30N6E bao quát được toàn bộ 360o, góc tà từ -3 - 60o, có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu ở cự ly 300 km, độ cao tối đa 30 km.
Theo tuyên bố từ nhà sản xuất, radar 30N6E bám bắt được những mục tiêu có diện tích phản xạ radar (RCS) chỉ 0,02 m2, tốc độ di chuyển lên đến 2.800 m/s.
Flap Lid cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa 48N6E, nó có thể dẫn đồng thời 12 tên lửa và phân bổ 2 tên lửa/mục tiêu nhằm nâng cao hiệu suất tác chiến.
Radar cảnh giới bắt thấp 36D6-M
Ngoài 2 loại radar trên, tổ hợp S-300PMU1 của Việt Nam còn được trang bị bổ sung radar cảnh giới bắt thấp 36D6-M hoạt động trên băng tần S, với dải tần từ 2.700 - 2.900 MHz.
Đài 36D6-M xử lý được 120 mục tiêu cùng lúc, trong đó có 30 - 60 mục tiêu được xử lý trong chế độ tự động, cự ly giám sát tối đa 175 km, độ cao lớn nhất tới 18 km.
Hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E của S-300 có thể kiểm soát tới 3 xe phóng tự hành 5P85SE với 4 đạn tên lửa 48N6E/E2 mỗi xe.
Đánh giá
S-300PMU1 và SAMP/T, ai mạnh hơn?
Hệ thống S-300PMU1 của Việt Nam có ưu thế hơn SAMP/T ở tầm bắn, tên lửa đánh chặn có tốc độ cao và mang theo đầu đạn lớn hơn. Ngoài ra, đơn giá của tên lửa 48N6E/E2 chỉ bằng chưa đến một nửa so với Aster-30 (trên 4 triệu USD/quả).
Tuy nhiên SAMP/T lại có kết cấu gọn gàng, độ cơ động cao nhờ tích hợp nhiều tính năng của các loại radar vào đài Arabel. Mặc dù tầm bắn ngắn hơn nhưng SAMP/T đủ sức tạo nên chiếc ô phòng không bao phủ trọn vẹn lãnh thổ nhỏ bé của Singapore.
Quan trọng nhất, xác suất tiêu diệt các mục tiêu máy bay và tên lửa hành trình của SAMP/T được đánh giá cao hơn S-300PMU1 do đầu dò radar chủ động trên tên lửa Aster-30 áp dụng công nghệ mới và được dẫn đường bằng thuật toán tiên tiến.
Aster-30 Block 2 còn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung tầm bắn lên tới 3.000 km, vượt trội cả tên lửa 9M82M của hệ thống S-300VM Antey-2500.
SAMP/T của châu Âu được đánh giá tương đương với hệ thống S-350 Vityaz mà Nga đang phát triển với mục đích thay thế cho S-300.
Do đó khi SAMP/T chính thức được biên chế cho lực lượng phòng không Singapore, vị trí hệ thống phòng không số 1 Đông Nam Á của S-300PMU1 Việt Nam sẽ không còn giữ được.
Theo Trí Thức Trẻ
Belarus chuẩn bị nhận các hệ thống tên lửa S-300 của Nga Theo hãng TASS, ngày 17/12, Đại sứ Nga tại Belarus Alexander Surikov cho biết quân đội Belarus sẽ tiếp nhận 4 hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga trong năm 2015. Hệ thống tên lửa S-300 của Nga Phát biểu tại Minsk, Đại sứ Surikov còn tiết lộ Nga có kế hoạch tăng số lượng máy bay chiến đấu và...