“Tình muộn” của đôi vợ chồng mù lạc lõng giữa đời
Khác với cái vẻ bề ngoài tĩnh lặng ở mỗi Trung tâm bảo trợ xã hội như người ta vẫn tưởng, tôi gọi đó là một góc khuất, một nốt trầm bên trong cái ồn ào náo nhiệt của phố xá. Những toan tính, vụ lợi dừng lại sau cánh cổng để bên trong là ánh sáng của tình người cháy bỏng và những cung bậc của xúc cảm đến nao lòng của những “tình muộn”…
Quá khứ “tật nguyền”
Trong chuyến đi công tác dài ngày ở tỉnh Lạng Sơn, tôi được bà Bùi Thị Hảo (Giám Đốc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn) chia sẻ câu chuyện cảm động về một “gia đình nhỏ” trong mái ấm chung mà bà đang chăm lo hàng ngày. Đó là câu chuyện “tình muộn” của hai con người vốn dĩ lạc lõng giữa đời, họ đã tìm đến nhau trên tất cả là sự đồng cảm sẻ chia và tình yêu đã giúp họ vượt lên ốm đau bệnh tật và khó khăn của cuộc sống.
Bà Bùi Thị Hảo (Giám Đốc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn) chia sẻ với Phóng viên
Câu chuyện mà tôi đang nhắc đến ở đây là câu chuyện của “gia đình nhỏ” của ông Hanh, bà Hòa, cũng như biết bao mảnh đời đến với Trung tâm là biết bao số phận, hoàn cảnh khác nhau. Họ đến với Trung tâm ban đầu là vì không còn chỗ nào để có thể nương nhờ, dựa dẫm. Nhưng giờ đây họ nhận ra rằng trên tất cả với họ còn là tình yêu, tình thương mà ông bà đã, đang và sẽ giành cho nhau trong suốt phần đời còn lại.
Cụ bà Lương Thị Hòa (SN 1958, người ở xã Trùng Quán, huyện Văn Lãng) ngay từ khi sinh ra đã bị mù, lớn lên cũng không có chồng, con nên cuộc sống cô quạnh, nghèo khó nơi núi rừng khiến cụ trở nên già nua và ốm yếu. Trong trí nhớ “bập bõm” khi kể về gia đình mình, cụ Hòa cho biết: “Sau khi tôi được vào nhà cứu tế năm 1971, thi thoảng cũng có cháu gái đến thăm, nhưng từ ngày cháu nó bị bệnh u não không đến được. Từ đó đến nay, tôi cứ sống lủi thủi một mình như vậy”.
Cuộc sống đã không may lấy đi của cụ đôi mắt sáng để nhìn người, nhưng lại bù cho cụ một cái tâm trong sáng, nên được mọi người thương yêu và may mắn hơn khi cho cụ gặp được cụ ông Hoàng Văn Hanh (SN 1945, người ở xã Tứ Xuyên, huyện Văn Quan).
Video đang HOT
Cụ Hanh cũng có một hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, từ khi sinh ra đã bị mù hai mắt, rồi lớn lên bố mẹ bị bệnh tật mà mất sớm. Cụ đã phải sống nương nhờ vào người thân và xã hội.
Rồi khi nhà cứu tế không còn, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Lạng Sơn được thành lập thì cả hai cụ đều được đưa về ở tại Trung tâm. Kể từ ngày được sang ở cùng nhau trong ngôi nhà mới, hai cụ vẫn qua lại chăm sóc cho nhau.
Đủ minh mẫn và sức khỏe, hai cụ có thể hỗ trợ nhau nhiều trong cuộc sống ở ngôi nhà chung nên Trung tâm đã tạo điều kiện cho hai cụ được về ở và chăm sóc nhau.
Bà Hảo chia sẻ: “Cụ Hanh và cụ Hòa đều là những người có hoàn cảnh rất đặc biệt, vì không chỉ khó khăn mà còn bị mù lòa đôi mắt. Dù vậy nhưng cả hai cụ đều rất thương nhau. Trước đây hai cụ vẫn thường dìu nhau đi dạo, đi lấy cơm. Hôm nào cụ bà không đi lấy cơm được vì mệt thì cụ ông lại đi lấy về cho cả hai, cứ thấy các cụ chăm nhau tình cảm, lại thương vì các cụ cũng đâu có còn khỏe mạnh, mắt lại mù lòa nên Trung tâm đã quyết định tạo điều kiện cho hai cụ về ở với nhau trong một phòng”.
Ánh áng của tình yêu và hy vọng
Quen rồi mến nhau từ những ngày hai cụ ở cùng nhau trong nhà cứu tế tỉnh Lạng Sơn, qua những câu chuyện, những sẻ chia, có đôi khi các cụ dắt nhau đi dạo, bàn chân dò đi từng bước trong khuôn viên của nhà cứu tế mà không nói một lời nào. Chỉ đơn giản có thế, ấy vậy mà nhắc lại chuyện những ngày đầu quen nhau cụ Hanh vẫn bảo: “Lúc đó nhiều hôm thấy nhớ, nhớ cái giọng của bà ấy lắm…! rồi lại sang thăm, có hôm được cán bộ nhắc nhở là đã muộn nên lại đưa giúp về phòng.”
Cụ Hanh nói “Đây là tài sản duy nhất trong đời còn sót lại với tôi!”
Hôm gặp chúng tôi ở Trung tâm, mặc dù bà Hòa vẫn còn phải nằm liệt giường và không thể cử động hay ngồi dậy được, nhưng trong căn phòng đó vẫn luôn vui vẻ tiếng cười và những câu nói đùa khiến ai thoạt nghe đến sẽ nghĩ ngay đến căn nhà của đôi vợ chồng trẻ.
Ấy là câu chuyện lúc hai cụ còn khỏe, còn có thể dìu nhau đi dọc hành lang, giờ thì cụ Hòa nằm liệt giường sau căn bệnh quái ác ập đến vào năm 2012. Tại thời điểm ấy gia đình cụ Hanh cũng gặp nhiều biến cố, tưởng chừng như khiến cụ ngã khụy. Người cháu trai duy nhất mới vừa tròn 30 tuổi, là niềm hy vọng của cụ mất vì tai nạn. Trước đây, dù không được người cháu vào chăm sóc, nhưng với cụ đó là người thân duy nhất.
Lúc ấy cụ Hanh suy sụp lắm, nhưng rồi vì muốn cố sống, gắng gượng để làm chỗ dựa cho người đàn bà mà mình yêu thương, nên cụ Hanh lại gắng gượng chút sức lực cuối cùng của đời mình mà mạnh mẽ hơn, không cho bản thân mình gục ngã.
Nhắc đến chuyện cũ, ông Hanh thoáng chút buồn trên khuôn mặt khi nụ cười còn chưa kịp tắt: “Năm 2012, sau một lần bị tai biến mạch máu não, may mà nhờ có được sự quan tâm của cán bộ Trung tâm và sự tận tình cứu chữa của các bác sỹ mà giữ lại được tính mạng cho bà ấy, nhưng rồi cũng kể từ năm đó bà ấy đã không còn có thể đi lại được nữa…”.
Bà Hảo đến hỏi thăm sức khỏe cụ Hòa
“Chúng tôi cũng thật cám ơn các cán bộ của Trung tâm lắm, vì với chúng tôi giờ đây sống cũng không được là bao nhiêu nữa, bà ấy lại bị bệnh thế kia. Nhưng ngoài việc được các cán bộ chăm sóc, còn được tạo điều kiện cho chúng tôi được gần nhau và có cơ hội để được chăm sóc cho nhau! Được như vậy là tôi đã cảm thấy mãn nguyện lắm rồi…!”, ông Hanh xúc động.
Thấy tôi băn khoăn tại sao ở Trung tâm có biết bao người đàn ông, có người còn trẻ hơn cả cụ Hanh mà sao lại chọn cụ Hanh? Lúc này cụ Hòa nhoẻn miệng cười tươi: “Chú nghĩ tôi cũng có thấy gì đâu mà biết được là trẻ hay già, nhưng tôi lại nghe được và tôi cảm nhận được. Hạnh phúc của chúng tôi đơn giản lắm. Thế mà mỗi lần được nhắc lại chúng tôi cũng đã ở với nhau được gần 30 năm rồi đấy nhá!”
Chia tay tổ ấm của đôi “vợ chồng”, chúng tôi gọi đó là vợ chồng, dù họ đến với nhau không hôn thú, không lễ nghĩa rình rang mà là xuất phát từ tình yêu thương trong sáng. Để làm chỗ dựa và nương tựa vào nhau tuổi xế chiều, để tìm kiếm hy vọng. Tình yêu thương với họ như một thứ ánh sáng kỳ diệu được thắp sáng trong cái bóng đêm mà họ đang hàng ngày phải đối mặt… Tôi thầm chúc cho hai cụ thêm khỏe mạnh, để được bên nhau và chăm sóc nhau được dài lâu hơn nữa.
Theo Khampha
Phối hợp bắt ngay tên cướp trên phố
- 0h ngày 10-10, tại trước số nhà 28 - đường Lý Thường Kiệt, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, xảy ra vụ cướp giật tài sản.
Người bị hại là chị Lô Nhật Lệ, SN 1997, ở xã Tân Lang, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn), đang điều khiển xe máy đã bị một nam thanh niên điều khiển xe máy áp sát giật chiếc túi sách đeo trên vai.
Đối tượng Hường (áo mà sẫm) tại cơ quan công an
Tổ tuần tra Công an thành phố Lạng Sơn phát hiện vụ cướp giật, đã phối hợp với nhân dân truy đuổi tên cướp qua khu vực ngã sáu Lê Lợi, đến trước cổng UBND thành phố Lạng Sơn thì bắt được đối tượng.
Tên tội phạm khai là Nguyễn Văn Hường, SN 1990, trú tại xã Tân Văn, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) khai nhận đã lợi dụng đêm khuya để cướp giật tài sản. Mở rộng điều tra, cơ quan công an nắm được 18h cùng ngày, Hường đã cướp giật 1 túi sách của học sinh ở khu vực thành phố Lạng Sơn. Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Theo_An ninh thủ đô
Thêm 8 trẻ chùa Bồ Đề chuyển về nơi ở mới Sáng nay (29/8), 8 trẻ em và 4 người già đang sinh sống tại chùa Bồ Đề tiếp tục được đưa về các trung tâm bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội. Theo kế hoạch đã đề ra, vào sáng nay ngày 29/8, UBND quận Long Biên tiếp tục bàn giao 8 trẻ em và 4 người già đang sinh sống...