Tỉnh Miyagi (Nhật Bản): Người lao động có con ruột sinh con được nghỉ phép để chăm cháu
Tỉnh Miyagi, Đông Bắc Nhật Bản, có kế hoạch cho người lao động trong các cơ quan chính quyền được nghỉ phép khi con ruột sinh cháu, động thái nhằm hỗ trợ các bậc phụ huynh nuôi dạy con cái.
Tỉnh Miyagi cho phép người lao động nghỉ phép để hỗ trợ con chăm cháu. Ảnh: english.kyodonews.net
Sáng kiến trên, sẽ bắt đầu được thực hiện từ tháng 1/2023, tuy nhiên, hiện kế hoạch chi tiết, bao gồm các tiêu chí là số ngày nghỉ phép, vẫn chưa được quyết định. Ý tưởng trên phản ánh một thực tế là ngày càng có nhiều gia đình mà cả bố lẫn mẹ đều đi làm nên việc ông bà hỗ trợ chăm sóc cháu là rất cần thiết.
Chính quyền tỉnh có kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ 60 lên 65 tuổi từ tài khóa 2031 và dự báo số người lao động muốn nghỉ phép chăm sóc cháu nhỏ sẽ tăng. Như vậy, chế độ nghỉ thai sản và nghỉ chăm trẻ sẽ được áp dụng cả với ông bà, thay vì chỉ người chồng được phép nghỉ khi vợ sinh con hoặc để chăm sóc con cái như hiện nay.
Tỉnh Miyagi sẽ là tỉnh đầu tiên trong 47 tỉnh ở Nhật Bản thực hiện quy định này. Tuy nhiên, nhiều công ty tư nhân ở Nhật Bản đã áp dụng kế hoạch tương tự dành cho các bậc ông, bà. Toho Bank, một ngân hàng khu vực có trụ sở tại tỉnh Fukushima (Đông Bắc) đã cho phép ông bà được nghỉ phép để chăm cháu cho đến khi chúng học hết tiểu học.
Nhật Bản nỗ lực tái thiết các khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa kép
Chính phủ Nhật Bản đã chi tổng cộng 31 nghìn tỷ yen trong 10 năm tính đến năm 2020 cho hoạt động tái thiết ở các khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
Người dân sơ tán khỏi khu vực bị tàn phá sau thảm họa động đất sóng thần tại Natori, tỉnh Miyagi, Nhật Bản ngày 14/3/2011. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ huy động hơn 5 nghìn tỷ yen (43,2 tỷ USD) thông qua việc bán cổ phiếu để tái thiết các khu vực phía Đông Bắc đất nước bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, các quan chức nước này cho biết.
Tổng số tiền thu được từ việc bán cổ phần của Japan Tobacco Inc. và Japan Post Holdings Co. đã đạt khoảng 4,87 nghìn tỷ yen, đạt mục tiêu ban đầu là 4,5-5 nghìn tỷ yen.
Bộ Tài chính Nhật Bản dự kiến chính phủ sẽ huy động thêm 170 tỷ yen bằng cách bán một số cổ phần của Tokyo Metro Co. vào năm tài chính 2027.
Chính phủ Nhật Bản đã chi tổng cộng 31 nghìn tỷ yen trong 10 năm tính đến năm 2020 cho hoạt động tái thiết ở các khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.
Bộ Tài chính Nhật Bản kỳ vọng một khoản thu lớn từ việc bán cổ phiếu do chính phủ Nhật Bản nắm giữ so với ước tính trước đây sẽ giúp chính phủ nhanh chóng trả một số khoản nợ.
Đối với Tokyo Metro, gồm 53,4% cổ phần do chính phủ Nhật Bản nắm giữ và 46,6% bởi chính quyền thủ đô Tokyo, cả hai bên đã quyết định bán một nửa số cổ phần nắm giữ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc niêm yết trên sàn chứng khoán theo kế hoạch của nhà điều hành tàu điện ngầm này.
Tuy nhiên, thời điểm cụ thể đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Tokyo Metro vẫn chưa được quyết định.
Nhật Bản sẵn sàng ứng phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 sau đợt nghỉ dài có chiều hướng gia tăng phức tạp, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã chỉ thị tăng cường các biện pháp sẵn sàng ứng phó với làn sóng lây lan COVID-19 mới. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ...