Tình mẫu tử trong trại giam
Ngày cuối năm, trong khuôn viên Trại giam Quyết Tiến (Tuyên Quang), hoa đua nhau khoe sắc. Nhìn các cháu bé đang được mẹ mặc áo sọc cho bú, đoàn công tác không kìm được xúc động. Lại một mùa xuân, mẹ con cùng đón Tết ở buồng giam.
Em bé con tù nhân Giàng Thị Dinh mới được 6 tháng tuổi. Ảnh: Quang Lộc
Sinh ra ở buồng giam
Là một trong số những phạm nhân có con nhỏ được chăm sóc ở Trại giam Quyết Tiến, chị Nông Thị Hường (SN 1985, người Tày ở Hòa An, Cao Bằng) đang cho con bú. Cháu gần 9 tháng tuổi. No sữa, bé lim dim ngủ trên tay mẹ. “Tôi vào đây do lỗi lầm, nhưng con nó không có tội nhưng vẫn phải ở tù với mẹ thương lắm”, chị Hường quệt nước mắt bắt đầu câu chuyện.
Hường bị án 7 năm về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sinh ra trong gia đình nông dân, chị học hết lớp 9, ở nhà theo bố, mẹ làm rẫy. 18 tuổi, Hường kết hôn với một thanh niên trong xã và sinh hạ con trai đầu lòng. Chồng Hường xuống TP Cao Bằng làm ăn và bị nghiện ma túy.
“Các bé ở trại giam cùng mẹ cũng vì bất đắc dĩ. Các cháu được trại chăm sóc, nuôi dưỡng theo chế độ Nhà nước. Nhưng nhà trẻ trại giam không thể bằng bên ngoài, bởi dù gì cũng là nơi thi hành án. Theo quy định các cháu chỉ ở đây đến đủ 3 tuổi, nếu khi đó mẹ của các cháu vẫn tiếp tục cải tạo mà các cháu không được đưa về nhà thì trại giam sẽ chuyển các cháu đến trung tâm bảo trợ xã hội”.
Thiếu tá Đỗ Quang Hạnh, Phó giám thị Trại giam Quyết Tiến
Bập vào thuốc phiện, bao đồ đạc có giá trị trong gia đình, chồng bán sạch. Hường kể, thường chồng yêu thương vợ con, nhưng lên cơn là như quỷ dữ, bắt vợ vay mượn tiền, mua thuốc. Cuối 2015, Hường bị bắt khi đang mua ma túy cho chồng. Lúc này, chị đã có bầu 3 tháng. Không lâu sau, chồng Hường cũng bị bắt vì tội mua bán trái phép chất ma túy. “Ông bà nội mất cả rồi. Cháu lớn 2 tuổi tôi gửi ông bà ngoại trông. Còn cháu thứ 2, bất đắc dĩ phải theo mẹ ngồi tù thế này”, chị Hường nói.
Hằng ngày, chị Hường lao động cải tạo ở trại, con gửi nhà trẻ được các bảo mẫu (người được cán bộ trại giam cắt cử trông trẻ – PV) trông. Giờ nghỉ trưa, tối chị được bên con. “Khi biết có bầu gia đình đấu tranh tư tưởng nhiều. Bỏ đi thì có tội, nhưng giữ con lớn lên trong tù cũng thiệt thòi nhiều. Sau nghĩ trời sinh trời dưỡng, sinh trong tù nhưng cháu lớn lên sẽ không như bố mẹ nó”, chị Hường nói.
Video đang HOT
Dính phải “nàng tiên nâu”, chị Vũ Thị Hiền (SN 1988, người dân tộc Mông ở Bắc Quang, Hà Giang) phải thụ án 3 năm vì tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Bế trên tay con nhỏ hơn 9 tháng tuổi, bé cười tít mắt mỗi khi thấy ai xòe tay với nó. Khuôn mặt Hiền hốc hác, gầy còm vì sử dụng ma túy nhiều. Sinh ra trong gia đình nghèo, 17 tuổi Hiền lập gia đình. Bất hạnh ập đến với người vợ trẻ khi mang bầu đứa thứ 2, chồng đột ngột lâm bệnh qua đời. Gặp cú sốc tinh thần quá lớn, Hiền tìm đến ma túy đá giải sầu và nghiện lúc nào không hay. “2 đứa con giờ là động lực và là hi vọng để mình tiếp tục sống. Mình cố gắng cải tạo tốt để được giảm án, đưa con sớm trở về với gia đình”, Hiền nói, mắt rơm rớm.
Những giọt nước mặt ân hận, thương con của những người mẹ khoác áo tù. Ảnh: Quang Lộc
Ở cùng nhà trẻ với các cháu nhỏ, phạm nhân Giàng Thị Dinh (SN 1995, dân tộc Mông ở Bát Xát, Lào Cai) đang thi hành án vì tội buôn bán người. Có ngoại hình xinh xắn, làn da trắng, tuổi đời còn trẻ nhưng Dinh đã là mẹ đơn thân. Dinh sinh ra trong gia đình nghèo có 2 chị em, mẹ mất sớm khi cô còn bé.
Học hết lớp 7, Dinh ở nhà làm ruộng. Cuộc sống khó khăn, qua mạng Dinh quen biết một nhóm người chuyên “kiếm vợ cho đàn ông Trung Quốc”. Dinh kể, nếu đưa được một cô gái trẻ nào qua cửa khẩu gặp mặt, nhóm người kia sẽ trả vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Tháng 11/2015, khi đang cùng đồng bọn dẫn 1 cô gái trẻ qua biên giới, Dinh bị cơ quan chức năng bắt giữ và tuyên án 6 năm 6 tháng tù giam. Vào trại tạm giam, Dinh mới biết đang mang bầu với một sinh viên ở gần nhà. Khi gia đình cô đặt vấn đề qua lại bị gia đình người yêu ngăn cấm.
Tháng 7/2016, Dinh một mình trở dạ rồi vượt cạn sinh bé trai đầu lòng trong trại giam. Không có bố, đứa trẻ mang họ mẹ. Đang nuôi con nhỏ dưới 6 tháng tuổi nên Dinh được ưu tiên hơn so với những phạm nhân khác là chưa phải lao động cải tạo để dành thời gian chăm con.
Rưng rưng đón Giao thừa
Giàng Thị Dinh cho biết, ngày Tết ở trại giam cũng có hoa đào, gói bánh chưng cho phạm nhân. Nhưng Tết đến, nỗi nhớ nhà, khát khao hoàn lương lại dâng lên. “Những đứa trẻ khác chắc giờ này đang cùng bố, mẹ, người thân đi chợ Tết, mua sắm quần áo, đồ chơi… còn con mình lủi thủi cùng mẹ trong buồng giam. Tuổi thơ của con chỉ quanh mấy bức tường, những bộ quần áo phạm nhân sọc đen trắng”, Dinh ôm con nước mắt lưng tròng.
Con gái là động lực để chị Nông Thị Hường cố gắng cải tạo tốt.
Dinh còn nhớ như in Tết giao thừa năm 2016, bởi đó là lần đầu tiên cô gái trẻ mơ mộng đón Tết ở trại. Bụng bầu bí, cô nhớ gia đình, nhớ những Giao thừa theo chị đi mừng tuổi, cùng người yêu đi chợ tình. “Nghe vọng tiếng pháo hoa năm mới, sờ bụng thấy con đạp chân mình khóc to hơn. Những mùa Xuân đầu đời của con là phải cùng mẹ đón Tết ở buồng giam”, Dinh kể.
Cũng như Dinh, Tết vừa rồi Vũ Thị Hiền bụng bầu bí đón Tết ở buồng giam. Hiền kể, tối giao thừa, cả buồng những người phạm các tội khác nhau, quấn lấy nhau khóc. “Thương đứa con lớn hơn 1 tuổi đang phải đón Tết với ông bà mà không có mẹ. Đứa nhỏ nằm trong bụng mẹ đón Tết ở buồng giam. Mình khóc nhiều quá, đến khi các chị ở cùng buồng phải cấm rơi nước mắt sau Giao thừa vì sợ có một năm xui xẻo…”, Hiền kể.
Sự hồi sinh…
Đi cùng phóng viên, Đại úy Hoàng Văn Thành, cán bộ giáo dục Trại giam Quyết Tiến cho biết, cách đây 1 tháng trại giam có 10 cháu nhỏ theo mẹ vào tù. Có những cháu phải cùng mẹ đón 2-3 cái Tết trong buồng giam. Trong đợt ân xá vừa rồi, 6 cháu nhỏ mẹ được giảm án, mãn tù về với gia đình. “Tết ở đây không có lì xì bởi phạm nhân không được dùng tiền mặt. Bên cạnh việc tổ chức cho phạm nhân ăn Tết, lãnh đạo trại, đoàn thanh niên, hội phụ nữ và các cán bộ quản giáo, cán bộ y tế đều tặng quà cho bé bánh kẹo, sữa, quần áo”, anh Thành nói.
Một nữ cán bộ quản giáo trại giam cho biết, các em nhỏ ở đây giống như mang yêu thương, sự hồi sinh, khát khao hoàn lương trở về. Đặc biệt là hầu hết các bé sinh ra ở trại giam đều rất ngoan, ít ốm đau, rất kháu khỉnh. “Các bà mẹ mang tội nhưng các cháu bé không có tội. Các bé cũng có quyền được yêu thương, chăm sóc. Và chính những người quản giáo nơi đây, những người mẹ lầm lỗi, bằng tình thương, bằng trách nhiệm phải bù đắp cho những thiệt thòi của các bé”, nữ quản giáo nói.
Phạm nhân Nguyễn Thị Liên (SN 1982, ở Vị Xuyên, Hà Giang) đang phải thi hành án 3 năm, 2 tháng vì tội đánh bài. Con Liên mới hơn 2 tháng tuổi. Liên chia sẻ, những người cùng cảnh ngộ có con nhỏ thường động viên nhau cố gắng cải tạo tốt vì con. Mỗi người một hoàn cảnh, có phạm nhân có con và được gia đình chăm nom, gửi thêm sữa cho bé ăn, nhưng cũng có bà mẹ chẳng ai ngó ngàng. “Ai được gia đình gửi thêm quà, sữa cho các bé đều chia cho những mẹ không có một ít, người này thiếu có thể lấy của người kia cho con mình ăn, ốm đau nhờ cán bộ y tế chăm sóc”, Liên nói.
Theo Phan Quang Lộc
Tiền phong
"Bé gái" mang thai 12 tuần ở TQ đã về Việt Nam
Chảo Thị May, cô gái người Việt mất tích nhưng được phát hiện ở Trung Quốc khi đi khám thai đã được phía Trung Quốc đưa trở lại Việt Nam.
Chảo Thị May, Cô gái mang thai 12 tuần ở Trung Quốc đã trở về Việt Nam
Sáng 10.1, một cán bộ điều tra Cục Cảnh sát Hình sự (C45), Bộ Công an xác nhận với PV, tháng 12.2016 vừa qua, lực lượng chức năng Trung Quốc đã bàn giao cô gái Chảo Thị May (SN 1997, người dân tộc Mông) cho lực lượng chức năng Việt Nam.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin, một bé gái mang thai 12 tuần được người đàn ông 40 tuổi đưa đến bệnh viện ở TP.Từ Châu (tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) khám thai. Gia đình khai cô bé 20 tuổi nhưng các bác sĩ nghi ngờ nên đã thông báo cho cảnh sát.
Vào cuộc điều tra, Công an Trung Quốc phát hiện bé gái này là người Việt Nam bị bán sang Trung Quốc.
Ban đầu, cô bé khai mình tên Mai, 12 tuổi, ở Hà Nội nhưng sau đó khai lại đã 17 tuổi. Mai còn khai, mình là người dân tộc Mông, ở tỉnh Hà Giang, là nạn nhân trong một vụ buôn bán người năm 2014.
Sau khi nhận được thông tin, Cục Cảnh sát Hình sự (C45 - Bộ Công an) và Công an tỉnh Hà Giang đã vào cuộc phối hợp với Công an Trung Quốc điều tra, xác minh.
Qua xác minh, cơ quan công an xác định, cháu bé Chảo Thị May (Mai), sinh năm 1997, dân tộc Mông, người ở thôn Bản Cáp 1, xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Tính đến thời điểm 2016 thì May đã 19 tuổi, chứ không phải là 12 tuổi như các trang mạng đã đưa.
Theo xác minh, cháu May mất tích vào tháng 6.2013. Sau khi xem hình ảnh về May trên các phương tiện truyền thông, bố cô gái là Chảo Dũng Phừ (SN 1973) đã nhận ra người trong ảnh là con gái mình.
Sau khi xác minh làm rõ danh tính, tháng 12.2016 vừa qua, tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, đại diện C45 phối hợp với Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục An ninh Cửa khẩu (Bộ Công an), Công an tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận May từ phía Trung Quốc.
Theo cơ quan chức năng, May có nguyện vọng ở lại chung sống cùng với người chồng Trung Quốc. Mong muốn của 2 bên gia đình là sớm được hoàn tất các thủ tục để May đăng ký kết hôn với người chồng tại Trung Quốc, theo quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp Trung Quốc để May được sang Trung Quốc đoàn tụ với chồng hợp pháp.
Một cán bộ C45 cho biết, về chủ trương, lực lượng chức năng Trung Quốc đưa May về Việt Nam đúng theo quy định. Sau đó, nếu May có nguyện vọng trở lại Trung Quốc chung sống với chồng, thì sẽ làm các thủ tục phù hợp với quy định của hai nước và nhập cảnh vào Trung Quốc theo đường chính ngạch.
Theo Danviet
Nữ phiên dịch mất tích bí ẩn khi dẫn khách sang TQ Trước đó, hai người phụ nữ đã thuê chị Hạnh làm phiên dịch hai lần tại Trung Quốc. Trước thông tin chị Trần Thị Hồng Hạnh (SN 1995) làm nghề phiên dịch tự do, trú tại phố Vạn Ninh, phường Trần Phú, TP Móng Cái (Quảng Ninh) mất tích 10 ngày khi dẫn khách sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn, bà...