Tính mạng của chàng trai trẻ nguy nan do bỏng điện cao thế
Trải qua 3 tháng điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng nhưng hiện tính mạng của chàng trai trẻ vẫn còn nguy hiểm vì vết bỏng quá nặng. Hoàn cảnh quá khó khăn nên gia đình chưa biết phải xoay đâu để cứu tính mạng con
Đó là hoàn cảnh của chàng trai trẻ TrầnVăn Ba (tổ 11, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng).
Chúng tôi tìm đến gặp Ba tại khoa Bỏng và phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Đà Nẵng) theo lời đề nghị giúp đỡ của một bạn đọc. Trừ đầu ra, còn từ cổ xuống chân Ba đều được quấn kín vì vết bỏng. Thấy Ba thín thít, chúng tôi hỏi bị làm sao? Ba trả lời nhỏ nhẹ không thành tiếng: “đau”.
Ba đang được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng
Bố của Ba, ông TrầnVăn Cư giải thích thêm, do vết thương bị loét ra nên cậu thường xuyên đau đớn. Rồi ông bắt đầu kể chuyện Ba bị bỏng.
Cách đây mấy tháng, khi vừa học xong lớp 10 thì Ba quyết định nghỉ học cùng anh trai là TrầnVăn Quang (20 tuổi) đi làm sắt cho các công trình xây dựng để phụ giúp gia đình. Thế nhưng chưa làm được bao lâu thì tai họa ập xuống với em. Hôm đó hai anh em Ba đang cẩu sắt lên tầng lên thì bị đụng vào đường dây điện cao thế. Quang bị bỏng nhẹ nên chỉ điều trị vài tuần rồi xuất viện, còn Ba bị bỏng toàn thân, điều trị đến nay vẫn chưa khỏi.
Vợ chồng anh Cư có 3 người con, hai trai, một gái. Cuộc sống của gia đình anh Cư phụ thuộc vào thu nhập ít ỏi từ nghề phụ hồ của anh Cư và nghề rửa chén bát cho quán bún của vợ. Từ khi hai anh em Ba bị bỏng phải nhập viện, rồi sau này là mình Ba, cả gia đình đều lo tập trung vào viện chăm sóc con nên không đi làm được. Tuy Ba có bảo y tế nhưng vì vết bỏng quá nặng khiến thời gian điều trị kéo dài, phải tiến hành cấy ghép da nhiều lần nên số tiền phải trả viện cũng khá nhiều đối với với gia đình.
Anh Cư đang lo lắng không biết lấy tiền đâu để đưa con ra Hà Nội tiếp tục điều trị
Theo bác sĩ Đỗ Văn Hùng, trưởng khoa Bỏng và phẫu thuật tạo hình cho biết, bệnh nhân TrầnVăn Ba nhập viện ngày 13/7/2012, bị bỏng do điện cao thế, chiếm 80% diện tích cơ thể, độ 3 – 4 – 5. Sau khi được đưa vào viện, bệnh nhân được hồi sức, cắt lọc hoại tử và tiến hành cấy ghép da tự thân (lấy da của bệnh nhân để cấy ghép) và cấy ghép da đồng loại (lấy da của người thân để cấy ghép). Tuy nhiên, sau khi lấy da của anh trai để cấy ghép thì bị lở loét ra do không hợp. Hiện diện tích da của Ba cần phải cấy ghép là 20%. Sắp tới các bác sĩ sẽ tiến hành lấy da của anh Cư để cấy ghép cho Ba.
Cũng theo bác sĩ Hùng, tiên lượng sẽ khó khăn trong việc cấy ghép da vì bệnh nhân không còn da để lấy. Cũng vì thế mà việc điều trị sẽ kéo dài.
Bác sĩ Hùng cũng đã khuyên gia đình nên đưa bệnh nhân ra Viện bỏng quốc gia để tiếp tục điều trị vì ngoài đó công nghệ cấy ghép tiên tiến hơn nhưng gia đình chưa đi vì không có tiền.
“Ở đây mà còn khó khăn như thế huống chi ra ngoài đó. Ra đó biết lấy tiền đâu để tiếp tục điều trị cho em nó, rồi còn đi lại, ăn uống, sinh hoạt nữa”, anh Cư thở dài.
Video đang HOT
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 765: Anh Trần Văn Cư: tổ 11, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
ĐT: 01696.114.476
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Chủ đầu tư coi thường tài sản và tính mạng của nhân dân
Đó là khẳng định của ông Trần Anh Tuấn, Phó chánh VP UBND tỉnh Quảng Trị, khi thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh trả lời báo chí ngày 15.10 về sự cố vỡ đập tại Nhà máy thủy điện Đakrông 3 (xã Tà Long, H.Đakrông, Quảng Trị)...
Vội vàng tích nước
Trước những phát ngôn tiền hậu bất nhất của lãnh đạo Công ty CP thủy điện Trường Sơn (chủ đầu tư (CĐT) Nhà máy thủy điện Đakrông 3) mà Thanh Niên số ra ngày 14 và 15.10 đăng tải, đặc biệt là ông Mai Văn Huế, Chủ tịch HĐQT công ty, cho rằng phần đập vỡ chỉ là một bức tường tạm, không gây thiệt hại gì và chính những công nhân của công ty đã tự đập bức tường sau khi tích nước vận hành thử nhà máy..., trong buổi gặp báo chí, ông Hoàng Tiến Dũng, Trưởng phòng Điện năng (Sở Công thương tỉnh Quảng Trị), nói thẳng: "CĐT đang lấp liếm...".
Dấu vết trên phần đập thủy điện bị vỡ cho thấy tại đây chỉ mới có phần vỏ đập chứ chưa có phần lõi - Ảnh: Nguyễn Phúc
Theo ông Dũng, thân đập của thủy điện Đakrông 3 có hai phần là vỏ đập và lõi đập. Vỏ đập là khối bê tông dày 2 m còn lõi đập nằm giữa vỏ đập được đổ bê tông trọng lực, chất lượng cao. "Dù việc thi công chưa hoàn thành nhưng Nhà máy thủy điện Đakrông 3 đã vội vàng tích nước bởi tại thời điểm đó phần bị vỡ chỉ có phần vỏ chứ phần lõi chưa đổ bê tông. Phần vỏ này yếu nhưng cao tới hàng chục mét, nên khi nhà máy tích nước đúng lúc lũ về thì bị đánh tan là tất nhiên...", ông Dũng nói.
Có thời điểm nước lũ đã vượt qua tràn 1,5 m nên chẳng có công nhân hoặc thiết bị nào có thể can thiệp vào thân đập nếu như không muốn bị cuốn trôi. Vậy nên việc CĐT nói cho công nhân tự phá đập là... nói phét. Nếu cứ cho là CĐT tự phá đập giữa thời điểm lũ lớn, gây thiệt hại cho dân thì tội còn to hơn...
Ông Trần Anh Tuấn - Phó chánh VP UBND tỉnh Quảng Trị
Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị trả lời báo chí về sự cố ở thủy điện Đakrông 3, ông Trần Anh Tuấn, Phó chánh VP UBND tỉnh Quảng Trị, nói: "Có thời điểm nước lũ đã vượt qua tràn 1,5 m nên chẳng có công nhân hoặc thiết bị nào có thể can thiệp vào thân đập nếu như không muốn bị cuốn trôi. Vậy nên việc CĐT nói cho công nhân tự phá đập là... nói phét. Nếu cứ cho là CĐT tự phá đập giữa thời điểm lũ lớn, gây thiệt hại cho dân thì tội còn to hơn... Chưa hết, từ 9 giờ 30 đến 10 giờ ngày 7.10, tại Trạm quan trắc thủy văn Đakrông mực nước đo được dâng đột ngột 4 m liền. Không vỡ phần vỏ đập thì nước đâu ra mà nhiều thế?".
Ông Dũng và ông Tuấn cũng đã đưa ra cùng một con số thiệt hại từ 4 đến 5 tỉ đồng của CĐT sau sự cố này (không như phát ngôn thiệt hại 20 tỉ của ông Nguyễn Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Trường Sơn, và cũng không phải là "không thiệt hại gì" như phát biểu của ông Mai Văn Huế, Chủ tịch HĐQT). Đồng thời cho rằng hiện vẫn có 14 hộ dân ở xã Tà Long có đất và tài sản trên đất nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện, CĐT phải đền bù dứt điểm.
"Đọc báo mới biết sự việc"
Trả lời chất vấn của PV việc ngành chức năng địa phương phản ứng có chậm không khi sự cố xảy ra từ ngày 7.10 nhưng đến ngày 13.10 mới xuống thực địa, ông Dũng thừa nhận: "Thú thật, đọc báo chúng tôi mới biết sự việc vì chẳng ai báo cáo...". "Đến bây giờ, Nhà máy thủy điện Đakrông 3 vẫn đang còn thi công và hiện không có quy định nào bắt buộc họ phải xin chúng tôi khi tích nước (?). Chỉ sau khi nghiệm thu công trình 30 ngày, CĐT mới buộc phải có văn bản cụ thể gửi cho Sở Công thương và Sở NN-PTNT để lưu trữ, quản lý... Bình thường, với các công trình đang thi công, cứ 3 tháng Sở có đoàn đi kiểm tra nhưng việc đó là chiếu lệ, hiệu quả không cao", ông Dũng phân bua.
Trong khi đó, ông Tuấn cho rằng vì CĐT là tư nhân nên UBND tỉnh đã giao Sở Công thương và một số ban ngành liên quan chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý. Về trách nhiệm của CĐT, ông Tuấn một lần nữa khẳng định dù thiệt hại về vật chất không quá lớn nhưng việc CĐT cho tích nước khi chưa xong phần thi công, thông báo qua loa với chính quyền, với dân... nên sự việc lại có tính chất nghiêm trọng. "CĐT đã coi thường tài sản và tính mạng của nhân dân... Sau sự cố này, tính chất dòng chảy ở thượng lưu cũng như hạ lưu đập thủy điện sẽ bị biến đổi, việc cấp bách nhất là CĐT phải khẩn trương tính toán phương án đảm bảo an toàn cho mùa mưa lũ 2012", ông Tuấn nhấn mạnh.
Tổng rà soát các công trình hồ chứa
Trao đổi qua điện thoại với PV, ông Nguyễn Đức Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo cụ thể đối với sự cố này. Nội dung công văn, theo ông Tuấn, ngoài chỉ đạo riêng cho việc làm rõ sự cố ở Nhà máy thủy điện Đakrông 3, UBND tỉnh còn yêu cầu Sở Công thương làm việc với tất cả các CĐT của hơn 10 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn, tổng rà soát lại các công trình hồ chứa, rút kinh nghiệm...
Theo TNO
Tá túc ở chùa, anh em song sinh cùng vào ĐH "Hai anh em này là tấm gương cho rất nhiều trẻ cơ nhỡ đang tá túc trong chùa. Hiệp và Lợi biết yêu thương nhau, lại biết chăm sóc các em nhỏ hơn từ sinh hoạt đến việc học hành", Đại đức Thích Quảng Tâm nói. Tin 2 anh em song sinh Cao Phước Hiệp, Cao Phước Lợi (con chị Trần Thị Bướm)...