Tỉnh lộ biến thành “ao nước”, sửa xong lại… hỏng
Tuyến đường huyết mạch nối liền hai huyện Đắk R’Lấp – Tuy Đức, là cầu nối kết nối tỉnh Đắk Nông với tỉnh Mondulkiri (Campuchia) xuất hiện hàng ngàn “ổ voi”, “ổ trâu”. Mặc dù hàng năm tỉnh lộ này đã được bố trí vốn tu sửa, nhưng chỉ được thời gian ngắn, tuyến đường tiếp tục hư hỏng, xuống cấp.
Những người dân sống dọc tuyến tỉnh lộ 1 cảm nhận rõ nhất về sự xuống cấp nghiêm trọng của tuyến đường này.
Ông Nguyễn Xuân Nam ( xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức) cho biết, khoảng 3 năm nay, hầu như trên tuyến tỉnh lộ 1 không còn bất cứ một chỗ nào bằng phẳng, những “ổ voi”, “ổ trâu”, “ổ gà” đua nhau xuất hiện. Nhiều đoạn, mặt đường bị bong tróc, chỉ còn lại lớp đá dăm hoặc nền đất trơ trụi.
Hàng ngàn “ổ trâu” “ổ voi” nằm chằng chịt trên đường
“Ngay như đoạn đường trước mặt nhà tôi, mặt đường đã lún xuống rất sâu, tạo thành cái hố lớn, khiến cho người dân đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Cái hố đó cả mấy năm rồi vẫn không “di chuyển” đi đâu được, cứ nằm án ngữ trước cửa nhà năm này qua năm khác”, ông Nam cho biết.
Nhiều vụ tai nạn xảy ra do người dân đi phải “ao nước” giữa đường
Bà Mai Thanh Thủy (xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức) cũng ngán ngẩm khi vũng nước lớn nằm ngay trước cổng nhà. Bà Thủy cho hay: “Chỉ mưa một hai trận là nước từ khắp nơi đổ dồn lại hết đây, chỗ sâu nhất thì nước cũng ngập quá đầu gối người lớn. Chỗ đó không còn gọi là ổ voi, ổ gà nữa mà phải gọi là… ao nước, vì nó dài gần hai chục mét, chiếm hết cả mặt đường. Khi đi qua đoạn đường này, xe thường xuyên bị tắt máy và té ngã… Nhiều người đã bị gãy tay, gãy chân hoặc xây xát cũng vì chạy qua đây”.
Hàng ngàn “ổ trâu” “ổ voi” nằm chằng chịt trên đường
Theo nhiều người dân sống dọc tuyến đường, đường hư hỏng, xuống cấp đã diễn ra gần 10 năm nay. Do không được tu sửa thường xuyên, nên tình trạng xuống cấp ngày càng trầm trọng.
Tỉnh lộ 1 có chiều dài 36 km, nối từ thị trấn Kiến Đức (huyện Đắk R’lấp) đến xã Đắk Búk So (huyện Tuy Đức). Hiện nay, chỉ có 2 km đầu tuyến từ thị trấn Kiến Đức đã được đầu tư theo quy mô đường đô thị, còn lại 34 km là đường cấp IV miền núi, mặt đường láng nhựa. Quá trình sử dụng, tuyến đường đã xuống cấp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
Video đang HOT
Con đường xuống cấp khiến giao thông đi lại khó khăn
Năm 2017, sau khi được bố trí 4 tỷ đồng từ nguồn vốn quỹ bảo trì đường bộ, Sở Giao thông – Vận tải Đắk Nông đã tiến hành sửa chữa, khắc phục những điểm hư hỏng nặng trên toàn tuyến tỉnh lộ 1. Tuy nhiên, sửa chữa, đắp vá được một thời gian, tuyến đường trên tiếp tục bị hư hỏng.
Nhiều xe mắc cạn khi vào ao nước nằm án ngữ giữa đường
Ông B.V.C. (ngụ xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức) chia sẻ, chỉ một vài năm sau khi con đường này được thông tuyến mặt đường đã xuất hiện hư hỏng, đến khi tu sửa thì người ta chỉ đổ đá dăm vào, mấy hôm lại trôi đi hết.
Sau khi bảo trì 1 thời gian, nhiều đoạn đường tiếp tục bị hư hỏng
“Nhiều chỗ đường bị bong tróc hết, sau mỗi cơn mưa cát sỏi lại dồn về một chỗ, trong khi những chỗ khác thì lộ hết đất. Nhà tôi buôn bán kinh doanh ngay mặt đường cũng phải “chịu khổ” để mà làm ăn. Trời nắng cát bụi thì còn chịu được, nhưng cứ hễ trời mưa, mấy cái ổ gà kia nó ngập nước, mỗi khi xe chạy qua thì nước bắn tung tóe khắp bàn ghế, tủ hàng, thậm chí bắn cả vào nhà”, ông C. ngán ngẩm.
Tỉnh lộ 1 nối liền hai huyện của tỉnh Đắk Nông, là cầu nối với Campuchia trong tình cảnh nhếch nhác, xuống cấp
Được biết, hiện nay 6 km cuối tuyến thuộc khu vực xã Đắk Búk So đã được đưa vào dự án hỗ trợ phát triển khu vực biên giới tỉnh Đắk Nông, dự kiến sẽ khởi công xây dựng trong thời gian tới. Phần còn lại, UBND tỉnh Đắk Nông đã đề nghị Trung ương hỗ trợ, bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 để triển khai đầu tư, xây dựng, nhưng hiện tại vẫn chưa được cân đối vốn.
Dương Phong
Theo Danviet
Cán bộ và người nhà "bỗng dưng" được cấp sổ đỏ trên đất quốc phòng
Ngày 4/7, Thanh tra tỉnh Đắk Nông cho biết, đã ban hành kết luận thanh tra về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực sân bay Bù Boong (xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức). Sau khi thanh tra, cơ quan chức năng đã chỉ ra nhiều sai phạm trong việc quản lý, cấp 17 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất quốc phòng.
Đất quốc phòng hay nhà cán bộ?
Theo đó, năm 2000, sân bay Bù Boong (xã Đắk Buk So, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Lắk (cũ)) được lập hồ sơ vị trí khu đất với diện tích hơn 27ha. Đến năm 2015, Bộ Quốc phòng có công văn đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông thu hồi hơn 21,5ha đất thuộc quy hoạch sân bay Bù Boong. Tháng 4/2015, tỉnh Đắk Nông đã giao diện tích trên về cho UBND huyện Tuy Đức quản lý.
Tuy nhiên, trước đó vào năm 2014, UBND xã Đắk Buk So và Phòng TN-MT huyện Tuy Đức đã có tờ trình về việc cấp sỏ đỏ cho 10 người với 12 thửa đất thuộc đất sân bay Bù Boong.
Từ đó, tháng 10/2014, UBND huyện Tuy Đức đã ra quyết định công nhận quyền sử dụng đất và cấp sổ đỏ cho 10 người. Tháng 6/2015, cũng từ tờ trình của UBND xã Đắk Búk So và Phòng TNMT, UBND huyện Tuy Đức tiếp tục cấp 5 sổ đỏ cho 4 người tại khu vực sân bay Bù Boong.
Huyện Tuy Đức, nơi có nhiều cán bộ, người thân cán bộ bồng dưng được cấp đất
Đáng lưu ý, trên diện tích đất quốc phòng naỳ, nhiều sổ đỏ được cấp cho người thân cán bộ huyện và xã.
Cụ thể là bà Nguyễn Thị Hoàn (vợ ông Trần Văn Thiết, nguyên Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự (BCHQS) huyện Tuy Đức). Sổ đỏ thửa đất 156 với diện tích 240m2 được cấp cho bà Hoàn tháng 10/2014 nhưng sau đó 2 tháng, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (ĐKQSDĐ) mới lập phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính
Tương tự, ông Nguyễn Bá Hưng, thiếu tá, trợ lý BCHQS huyện Tuy Đức cũng được cấp sổ đỏ tại thửa 158. Ông Phan Văn Mỳ, lái xe BCHQS huyện Tuy Đức (em trai ông Phan Văn Bưu, nguyên Chỉ huy trưởng BCHQS huyện Tuy Đức) được cấp sổ đỏ tại thửa 157. Các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này đều được cấp trước khi lập phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính.
Tuy nhiên, theo kết quả thanh tra, bà Hoàn, ông Hưng và ông Mỳ cho biết, họ không làm đơn đăng ký kê khai, chữ viết và chữ ký trên đơn không phải của họ đồng thời những người này cũng không mua bán, sang nhượng diện tích trên với một người tên Trương Đình Hướng. Tất cả những người này đều khẳng định, họ không nhận, không biết sổ đỏ nêu trên từ đâu mà có, hiện đang ở đâu và không cho mượn, cung cấp sổ hộ khẩu cho ai?.
Cá biệt, theo Thanh tra tỉnh Đắk Nông có rất nhiều sổ đỏ được cấp cho người thân của ông Lang Văn Khang, nguyên chủ tịch UBND xã Đắk Búk So và ông Phạm Hoàng Quảng, nguyên cán bộ địa chính xã Đắk Buk So và ông Nguyễn Ngọc Kha, chủ nhiệm UBKT huyện Tuy Đức.... Theo đó:
- Sổ đỏ thửa đất 168 có diện tích 396m2 (cấp năm 2014) và sổ đỏ thửa đất 163 diện tích 240m2 (cấp năm 2015) đều được cấp cho bà Trần Thị Phú (mẹ vợ ông Khang);
- Sổ đỏ thửa đất số 172 diện tích hơn 584m2 được cấp cho ông Lương Đình Mạnh (em rể của vợ ông Khang).
- Sổ đỏ thửa số 159, diện tích 240m2 cấp cho bà Nguyễn Thị Nhơn, vợ ông Đỗ Thành An, cán bộ văn phòng ĐKQSDĐ huyện Tuy Đức;
- Sổ đỏ thửa số 160, diện tích 240m2 cấp cho bà Lê Thị Tuyết Mai, vợ ông Nguyễn Ngọc Kha, Chủ nhiệm UBKT huyện Tuy Đức;
- Sổ đỏ thửa số 161, diện tích 240 m2 cấp cho ông Nguyễn Thành Phước, em ông Nguyễn Thành Trí, nguyên giám đốc văn phòng ĐKQSDĐ huyện Tuy Đức, nay là chủ tịch UBND xã Quảng Tâm
- Sổ đỏ thửa số 169 diện tích 387m2 và 164 diện tích 240m2 cấp cho ông Tô Minh Dũng, em rể ông Phạm Hoàng Quảng...
Đặc biệt, tất cả những người "bỗng dưng" được cấp sổ đỏ đều không trực tiếp đứng ra làm thủ tục. Những người này đều khẳng định, ông Khang hoặc vợ ông Khang, ông Quảng trước đó có mượn sổ hộ khẩu của gia đình một thời gian, nhưng không nói rõ lý do.
Làm giả hồ sơ, giao trái quy định!
Theo quan sát của phóng viên, các thửa đất quốc phòng biến thành đất nông nghiệp để cấp các cán bộ, người nhà cán bộ có vị trí khá đẹp, nằm ngay ngã ba tỉnh lộ 1 và đường đi vào trung tâm huyện, mỗi lô đất đều có giá trị từ hàng trăm đến hàng tỉ đồng.
Những diện tích được cấp là đất quốc phòng, có vị thế khá đẹp
Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Đắk Nông, việc tổ chức đăng ký, xét, cấp 17 sổ đỏ trên đất khu vực cuối sân bay Bù Boong với diện tích hơn 27 ha đất trên đất quy hoạch quốc phòng là không đúng mục đích sử dụng đất, trái với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất... Nguồn gốc sử dụng đất xác nhận không đúng do giấy tờ có dấu hiệu làm giả như: không đúng thời điểm, ghi trước ngày cấp CMND của người được cấp, một số người ký không đúng họ tên...
Thanh tra tỉnh Đắk Nông đã chỉ tên hơn 10 cán bộ phải chịu trách nhiệm từ UBND xã Đắk Búk So, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng TNMT huyện và UBND huyện Tuy Đức. Trong đó, việc ký 12 sổ đỏ không đủ điều kiện cấp, trách nhiệm người ký thuộc về ông Hoàng Viết Chấn, Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Đức thời điểm năm 2014. Năm sổ đỏ còn lại trách nhiệm ký thuộc về ông Hồ Bá Bằng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức thời điểm 2015.
Thanh tra tỉnh Đắk Nông kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Tuy Đức thực hiện thu hồi, hủy bỏ giá trị pháp lý 17 sổ đỏ đã cấp. Đối với các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đứng tên, hoặc có người thân (kể cả bên vợ, bên chồng) đứng tên trong 17 sổ đỏ cấp trái pháp luật. UBND huyện Tuy Đức tổ chức kiểm điểm, xác định rõ hành vi vi phạm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định; nếu phát hiện vụ lợi thì xử lý theo Quyết định số 102 - QĐ/TW của Bộ Chính trị.
Kiến nghị giao Bộ CHQS tỉnh tổ chức kiểm điểm, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng đối với tập thể, cá nhân thuộc Ban CHQS huyện Tuy Đức thời kỳ 2008 - 2015 do có khuyết điểm, vi phạm, sai phạm trong việc quản lý đất đai.
Đặng Dương
Theo Dantri
Nửa đêm phát hiện em trai tử vong với vết cắt sâu trên cổ Thức giấc giữa đêm, hai người chị gái bàng hoàng phát hiện em trai đã chết dưới đất với vết cắt sâu ở cổ. Theo người nhà, khoảng 1 tuần trở lại đây, nạn nhân thường có biểu hiện tâm lý bất thường. ảnh minh họa Ngày 3.2, ông Nguyễn Ngọc Minh, Chánh văn phòng UBND huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) cho...