Tỉnh lộ bị tra tấn vì xe tải né phí
Để tránh trạm thu phí cao tốc, nhiều xe trọng tải lớn đi tránh qua tỉnh lộ 391 và nội thành TP.Hải Dương, khiến giao thông trên địa bàn hỗn loạn và quá tải.
Đường 391 bị xe tải “quần thảo” gây mất an toàn giao thôngẢNH L.T
Lưu lượng xe tăng gấp 10 lần
Theo phản ánh của người dân, gần đây nhiều xe tải từ Hải Phòng đi Hà Nội đã không đi theo QL5 hay đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, mà đi theo QL10, qua tỉnh lộ 391 và vào TP.Hải Dương rồi ra QL55, để tránh trạm thu phí. Vì vậy, tỉnh lộ 391 bị quá tải, giao thông nội thành TP.Hải Dương hỗn loạn.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tỉnh lộ 931 đi qua 4 trường học, rất nhiều chợ dân sinh và khu dân cư đông người. Lượng xe tăng đột biến khiến giao thông ở đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT. Người dân các xã sống ven tỉnh lộ này cho biết, xe tải đi cả hai chiều khiến các phương tiện khác gặp khó khăn và nguy hiểm. Anh Đỗ Minh Long, làm xe ôm ở ngã ba Tứ Kỳ kể: “Có hôm tôi chở khách trên QL10 (thuộc địa phận TP.Hải Phòng) với khoảng cách chỉ 5 km nhưng đi mất hơn 30 phút vì xe container chiếm hết đường. Tôi phải liều mình luồn lách quá các làn xe”… Người dân cũng cho biết, xe tải trọng lớn thường đi theo đoàn 3 – 5 chiếc, thậm chí hàng chục chiếc; chạy vào khoảng thời gian từ 8 – 9 giờ sáng, 2 – 4 giờ chiều và suốt đêm.
Theo báo cáo của Sở GTVT Hải Dương, lưu lượng xe trên tỉnh lộ 391 năm 2016 tăng gấp 10 lần so với năm 2015, hơn 3 lần so với thiết kế. Từ đầu năm 2016, trung bình có 9.731 lượt xe/ngày đêm, riêng xe container trung bình 1.458 xe/ngày đêm, chiếm khoảng 47% lượng xe container đi trên tuyến Hà Nội – Hải Phòng. Tình trạng quá tải đã khiến tỉnh lộ 391 có dấu hiệu sụn lún, hư hỏng và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ông Lê Đình Long, Giám đốc Sở GTVT Hải Dương cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2016 đã có 5 vụ tai nạn giao thông, làm 5 người chết, 1 người bị thương (tăng 3 vụ so với cùng kỳ năm 2015). “Kết cấu nền, mặt đường của tỉnh lộ này sẽ hư hỏng nặng trong thời gian ngắn sắp tới”, ông Long lo ngại.
Cần có giải pháp đồng bộ
Video đang HOT
Theo ông Long, do mức thu phí giao thông trên QL5, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng rất cao, nên lái xe đi đường tránh để giảm chi phí. Một số tài xế cho biết, đi vòng qua tỉnh lộ đường xa hơn, nhưng có thể tiết kiệm được khoảng 400.000 đồng/lượt. Trước tình hình này, UBND tỉnh Hải Dương đã đề nghị Bộ Tài chính, Bộ GTVT, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính VN (VIDIFI) giảm phí trên QL5 và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nhằm giảm lượng xe đi qua nội tỉnh Hải Dương, đồng thời nâng cao hiệu quả khai thác hai con đường kể trên.
Trong khi chờ giải pháp của cơ quan chức năng, tỉnh Hải Dương đã ra quyết định cấm một số tuyến đường từ ngày 16.5. Cụ thể: cấm xe tải từ 4 trục trở lên đi vào các tuyến Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Đồng, Ngô Quyền, Điện Biên Phủ, Lê Thanh Nghị, Trần Hưng Đạo, Thanh Niên, Tứ Minh. Đồng thời, loại xe tải này cũng không được lưu thông trên tỉnh lộ 391 từ 6 – 8 giờ sáng, chiều từ 16 – 20 giờ. Tuy nhiên, theo ông Lê Đình Long biện pháp này chỉ là tạm thời, về lâu dài, cần có một giải pháp triệt để, đồng bộ, thậm chí là cần sự chỉ đạo của Chính phủ.
Lê Tân
Theo Thanhnien
Đường 2.000 tỷ đồng lún do 'xe quá tải và nắng nóng'
Nhiều đoạn quốc lộ 1 qua huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) bị lún sâu, tạo sóng nhấp nhô kéo dài hàng km được chủ đầu tư lý giải "do xe quá tải và nắng nóng".
Dự án cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 đoạn từ Phan Thiết (Bình Thuận) đến huyện Trảng Bom (Đồng Nai) dài hơn 114 km có tổng vốn hơn 2.000 tỷ đồng, do Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư, theo hình thức BOT (đầu tư, khai thác, chuyển giao), khởi công tháng 4/2014 và hoàn thành tháng 1/2015. Mới đưa vào hoạt động hơn năm nhưng tuyến đường đã xuống cấp, bị lún nặng, gây mất an toàn giao thông.
Bánh xe tải bị hỏng chân khi qua đoạn đường lún dễ dẫn tới việc nổ lốp. Ảnh:Phước Tuấn
Từ thị xã Long Khánh đến thị trấn Gia Ray (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) chưa đầy 30 km nhưng có đến gần 10 điểm mặt đường xuống cấp, bề mặt nham nhở, tạo vết lún bánh xe hàng km. Nhiều đoạn qua đèn tín hiệu xuất hiện rãnh sâu như luống khoai, sóng nhấp nhô kéo dài.
Ngã ba Núi Le thuộc khu phố 7, thị trấn Gia Ray được xem là vị trí bị hư hỏng nặng nhất. Theo người dân, dự án hoàn thành được vài tháng thì bắt đầu xảy ra tình trạng lún. "Nhiều lần thấy công nhân đến dùng máy ủi phẳng, đổ lớp nhựa mới nhưng chỉ một thời gian thì hiện tượng lún lại xuất hiện như cũ", ông Thành, người dân ở bên quốc lộ 1, nói.
Người dân cho biết đã có nhiều xe chạy qua đoạn đường lún sâu bị nổ bánh, lật nhào. "Xe tải nhỏ bị nổ bánh, xe máy thì loạng choạng té ngã rất nhiều nhưng vẫn chưa thấy đơn vị nào khắc phục triệt để chuyện lún này", ông Vũ Trí Thức, ở thị trấn Gia Ray, bức xúc.
Ngoài đoạn đường trên, khu vực quốc lộ 1 qua thị trấn Gia Ray, xã Xuân Phú, Bảo Hòa... của huyện Xuân Lộc này cũng có nhiều vệt lún kéo dài tạo thành đường kẻ chỉ, một số đoạn vạch ngang dành cho người đi bộ cũng bị lún nham nhở.
Nhiều xe máy chạy qua đoạn đường lún dễ bị té ngã. Ảnh: Phước Tuấn
Trao đổi với Vnexpress, ông Trần Xuân Bình (Phó giám đốc chi nhánh BOT Sông Phan - thuộc Tổng công ty 319 - đơn vị quản lý, khai thác dự án) cho biết, công ty đã ghi nhận một số vị trí trên tuyến đường bị hằn lún sâu và nhiều đoạn tạo thành vệt nhưng mức độ ít nghiêm trọng.
Theo ông Bình, nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên là do nhiệt độ nắng nóng kéo dài cộng với xe quá trọng tải thường xuyên đi qua. "Theo tiêu chuẩn hiện nay nhiệt độ hóa mềm của nhựa đường là 46 độ, nhưng thực tế hiện nay nhiệt độ mặt đường cao điểm lên đến 70 độ. Việc nhiệt độ tăng cao bất thường cộng với con đường thường xuyên chịu nhiều xe quá trọng tải đã tạo thành vệt lún", ông Bình lý giải.
Ngoài ra, theo lãnh đạo này, việc các xe thường có xu hướng đi theo một vệt ở làn phía trong ôtô cũng là nguyên nhân khiến tuyến đường bị lún.
Ông Bình cho rằng tại đoạn đường gần đèn tín hiệu sẽ bị lún sâu, vì các xe thường dừng đỗ kéo dài dẫn đến sự gia tăng trọng trục của xe xuống đường. "Mỗi lần xe dừng lại rồi khởi động đi tiếp đã sinh ra nhiều lực hãm phanh, đẩy trồi và đẩy trượt gây ma sát lớn, tạo vết lún", ông Bình nói.
Nhiều đoạn đường lún kéo dài cả hàng km. Ảnh: Phước Tuấn
Đại diện chủ đầu tư cũng khẳng định quá trình triển khai thiết kế, tư vấn thẩm định, thi công, giám sát đều được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu đề ra chứ không có sai sót.
Ngoài khảo sát khắc phục những điểm lún nhất thời, ông Bình cho biết về lâu dài, đơn vị sẽ đề xuất Bộ GTVT thay thế bêtông nhựa đường bằng bêtông có chứa chất phụ gia hoặc bêtông polymer tại một số đoạn đường thường xuyên bị lún sâu để giải quyết dứt điểm. "Hôm nay chúng tôi đã cho phương tiện kỹ thuật đến các vị trí hư hỏng nặng để xử lý, dự kiến 2 ngày sau sẽ khắc phục xong", ông Bình nói.
Trước việc đoạn đường mới đưa vào sử dụng bị hư hỏng, Bộ GTVT đã có văn bản phê bình nghiêm khắc các đơn vị quản lý và nhà đầu tư. Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án 1 và 7 phối hợp với các nhà đầu tư chỉ đạo tư vấn khẩn trương nghiên cứu đưa ra biện pháp sửa chữa, khắc phục triệt để các vị trí hằn lún, hư hỏng trước ngày 20/5.
P hước Tuấn
Theo VNE
Dòng người đổ về quê nghỉ lễ, giao thông Hà Nội hỗn loạn Mặc dù ngày mai (30/4) mới chính thức là ngày người lao động được nghỉ lễ dịp 30/4-1/5 nhưng ngay trong sáng nay, một bộ phận lớn người dân đã rục rịch "rời đô" về quê hoặc đi du lịch, kết hợp với kiểu thời tiết bất lợi khiến nhiều tuyến đường của Hà Nội rơi vào cảnh ùn tắc kinh hoàng. Dòng...