Tỉnh Kiên Giang hoàn thành tiến độ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019
Tính đến 10h ngày 3/4/2019, tỉnh Kiên Giang đã hoàn thành phỏng vấn 49.985/452.380 hộ, đạt 11,05% trong đó thành thị đạt 9,64% nông thôn đạt 11, 625%. Qua 3 ngày ra quân, công tác tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của tỉnh đã hoàn thành theo tiến độ.
Toàn cảnh buổi họp
Đoàn công tác của Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và nhà ở Trung ương do ông Nguyễn Bích Lâm – Phó Trưởng BCĐ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê làm trưởng đoàn vừa đến kiểm tra, giám sát thu thập thông tin, công tác tuyên truyền Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh Kiên Giang.
Theo báo cáo của BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Kiên Giang, tính đến 10h ngày 3/4/2019 tỉnh đã hoàn thành phỏng vấn 49.985/452.380 hộ, đạt 11,05% trong đó thành thị đạt 9,64% nông thôn đạt 11, 625%. Qua 3 ngày ra quân, công tác tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của tỉnh hoàn thành theo tiến độ.
Tuy nhiên qua quá trình giám sát điều tra viên thực hiện thu thập thông tin của hộ còn gặp khó khăn như đường đi lại không thuận tiện, chủ hộ vắng nhà. Một số điều tra viên lớn tuổi còn lúng túng khi sử dụng phần mềm CAPI. Qua đó BCĐ tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Kiên Giang đề nghị BCĐ Trung ương cần hoàn thiện ổn định chương trình CAPI để điều tra viên yên tâm điều tra, bổ sung kinh phí hoạt động chỉ đạo giám sát cho ban chỉ đạo các cấp.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Nguyễn Bích Lâm đánh giá cao sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy chính quyền của tỉnh Kiên Giang về cuộc Tổng điều tra, từ khâu chuẩn bị, công tác truyền thông. Ông Lâm cũng đề nghị thêm, với các vấn đề không đồng bộ được dữ liệu, các máy tính, điện thoại sử dụng cho cuộc Tổng điều tra phải được cập nhật phiên bản mới.
BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương làm việc tại xã Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang (Ảnh: Cúc Phương)
Đối với những nội dung chưa đồng bộ được, BCĐ Trung ương sẽ có hướng dẫn cụ thể về mặt kỹ thuật để điều tra viên có thể lưu giữ những thông tin đó để không bị mất, không phải điều tra phỏng vấn lại, đồng thời quán triệt điều tra viên phải làm đúng quy trình trên phiếu CAPI, không in phiếu giấy cho hộ tự điền thông tin, không được sử dụng dữ liệu hành chính mà phải đến tận hộ điều tra.
Video đang HOT
Được biết, Chương trình Tổng điều tra dân số và nhà ở được tiến hành 10 năm/lần, năm 2019 là lần thứ 5 thực hiện cuộc tổng điều tra nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về dân số và nhà ở, phục vụ đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011 – 2020, xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030, các chỉ tiêu quốc gia và một số chỉ tiêu phát triển bền vững.
Nội dung thu thập trong Tổng điểu tra dân số và nhà ở năm 2019 bao gồm: Thông tin thống kê về nhân khẩu học, tình trạng di cư, trình độ học vấn, kế hoạch hóa gia đình, thông tin thống kê về nhà ở và điều kiện sống của hộ dân cư; thông tin thống kê được lồng ghép nhằm đáp ứng yêu cầu biên soạn một số chỉ tiêu thống kê phản ánh những vấn đề mới nổi hoặc quan trọng trong lĩnh vực dân số.
Phúc Tiến
Theo PLVN
Ngành chức năng vào cuộc nghiên cứu hiện tượng đảo cát nổi lên giữa vùng biển Hội An
Đoàn công tác gồm Tổng cục Phòng chống Thiên tai (Bộ NN&PTNT) cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, các ngành chức năng đã đi kiểm tra thực tế đảo cát nổi lên giữa vùng biển Cửa Đại, Hội An.
Liên quan đến hiện tượng chưa thể lý giải: Đảo cát nổi giữa vùng biển Cửa Đại (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam - Báo điện tử Tổ Quốc đã thông tin) dài 3.000m vừa qua, ngày 5/4, đoàn công tác gồm: Tổng cục Phòng chống Thiên tai (Bộ NN&PTNT) cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, các ngành chức năng đã đi kiểm tra thực tế đảo cát này.
Trước đó, như Báo điện tử Tổ Quốc đã thông tin, từ năm 2017, cồn cát cách bờ khoảng 2km này đã nổi lên trước cửa hạ nguồn sông Thu Bồn với chiều dài 100m. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cồn cát này nổi giữa vùng biển Cửa Đại đã nới dài lên tới hơn 3.000m với bề rộng gần 200m, cao hơn 2m so với mực nước biển và khối lượng cát khoảng 60 triệu m.
Cồn cát trông như một đảo nhỏ nhìn từ trên cao này cách cảng Cửa Đại tầm 10 phút phút di chuyển bằng thuyền. Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, có rất nhiều người dân địa phương và du khách đổ xô tìm tới đảo cát để dựng lều trại, vui chơi giải trí.
Cồn cát giữa vùng biển Cửa Đại.
Kiểm tra tại hiện trường vào ngày 5/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho hay, việc hình thành bãi bồi này là vấn đề rất phức tạp về mặt tự nhiên, nhất là ở khu vực gần cửa sông Thu Bồn và gần bờ biển Cửa Đại đang bị sạt lở trong suốt thời gian vừa qua.
Do đó, để có đánh giá ngay lúc này về sự phức tạp như thế nào hay diễn biến ra làm sao thì chưa thể đưa ra ngay được mà chúng ta cần phải có thời gian, có sự tham gia của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu. Và phải thực hiện quan trắc toàn bộ khu vực này và phạm vi quan trắc rộng chứ không riêng gì khu vực xuất hiện bãi bồi. Có thể từ khu vực Đà Nẵng tới Quảng Ngãi, khu vực rộng lớn như thế mới có thể đánh giá được diễn biến trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Trên cơ sở quan trắc, đánh giá theo chiều dài lịch sử thì các nhà khoa học sẽ đưa ra những khuyến cáo nên ứng xử như thế nào đối với bãi bồi này.
Đoàn công tác kiểm tra cồn cát nổi lên ở khu vực biển Cửa Đại.
"Theo tôi có hai phương án đưa ra: Thứ nhất, nếu chúng ta chấp nhận sự tồn tại của bãi bồi này thì phải đánh giá cho được bãi bồi này dự kiến nó sẽ hình thành như thế nào trong tương lai?. Sự hình thành đó nó có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực như thế nào đến môi trường, luồng tàu cũng như đến quá trình sạt lở bờ biển Cửa Đại. Nếu tiếp tục chấp nhận cho cồn cát này tạm thời thì phải đưa ra ngay giải pháp là phải xử lý như thế nào đối với cồn cát này để nó tồn tại một cách bền vững.
Thứ hai, là phải xử lý bãi cát này. Nếu xử lý thì việc xử lý bao nhiêu là vừa. Hiện về mặt cảm quan thì nó lên tới khoảng 50 triệu m đến 60 triệu m cát, thế thì mình lấy khoảng bao nhiêu cát ở đây đi là vừa? Và lấy cát để phục vụ việc gì?", ông Lê Trí Thanh nhấn mạnh.
Thông số đảo cát tại khu vực Cửa Đại, Hội An.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết thêm, sự hình thành cồn cát này nó có mối quan hệ với sạt lở bờ biển. Theo đánh giá, quan trắc của các nhà khoa học thì trong thời gian 5 năm vừa qua, mỗi năm biển Cửa Đại mất khoảng 350.000m cát. Cát mất ở biển Cửa Đại chủ yếu tập trung ở bãi bồi này.
"Trong phương án phục hồi bờ biển Cửa Đại có việc là phải bù cát. Mà bù cát thì chắc chắn chúng ta phải sử dụng lại nguồn cát vốn từ Cửa Đại đó ra đi, là nó đảm bảo tính kết dính, bền vững của bờ biển. Chúng ta phải bù đắp lại bao nhiêu là vừa, và việc chúng ta lấy cát ở bãi bồi này nó có ảnh hưởng như thế nào đối với khu vực xung quanh và lấy hết hay là lấy từng phần?, thì đó là các câu hỏi mà các nhà khoa học phải vào cuộc để giúp đỡ cho Quảng Nam đưa ra câu trả lời và có giải pháp chính xác nhất", Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh chia sẻ.
Đoàn công tác đã cắm mốc trong phạm vi 1 cây số để theo dõi tình hình.
Trong lúc đó, theo ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Phòng chống Thiên tai (Bộ NN-PTNT) cho biết: Cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách chi tiết, cụ thể hơn để xác định xem nguyên nhân nó (cồn cát-PV) hình thành từ đâu. Khu vực Cửa Đại này tương tác rất phức tạp, nhiều yếu tố từ sông Cửa Đại ra và từ biển Cửa Đại vào. Vì vậy, phải theo dõi diễn biến của khu vực bãi bồi này, xác định nguyên nhân của nó.
"Đến giờ chưa xác định được nguyên nhân từ đâu. Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin này tới cơ quan quản lý cũng như các cơ quan thông tấn báo chí .
Hiện chúng ta phải xác định lại đảo cát mới này nó tương tác với bờ như thế nào? Đây là một đê ngầm chắn sóng khổng lồ, nó giảm tốc độ sóng ở trong bờ thì chúng ta có cách hành động khác. Nếu nó cản trở việc tương tác từ trong bờ ra thì chúng ta lại có một cách khác.
Chúng tôi đang cố gắng cắm mốc và đo vẽ địa hình trong đảo và xung quanh đảo, với phạm vi tối thiểu khoảng 1km để xác định diễn biến nó như thế nào rồi mới đưa ra được giải pháp cho phù hợp", ông Trần Quang Hoài cho hay.
Đ.Hoàng
Theo Baotoquoc
Kiên Giang: Nhổ cỏ dại đan thành giỏ, nón, bán sang Tây Người dân xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang phấn khởi vì những sản phẩm làm từ cỏ bàng hiện có đầu ra ổn định, góp phần bảo tồn loài - sinh cảnh (BTL-SC) ở Phú Mỹ, đảm bảo sinh kế cho người dân và làng nghề cỏ bàng. Từ loài cỏ dại này, người dân đan thành các sản phẩm...