‘Tình huống đặc biệt nguy hiểm’ giữa cháy rừng Los Angeles
CNN ngày 15.1 đưa tin Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ cảnh báo về “tình huống đặc biệt nguy hiểm” tại nhiều khu vực thuộc Los Angeles và Ventura (bang California), do có khả năng xảy ra gió giật giữa giai đoạn cháy rừng.
Dự báo nhiều khu vực có gió mạnh hơn 80 km/giờ khiến các đám cháy có thể nhanh chóng lan rộng vượt tầm kiểm soát. Đến nay, đám cháy Eaton đã khiến 17 người thiệ.t mạn.g, phá hủy hơn 7.000 công trình trên diện tích hơn 5.600 ha, còn đám cháy Palisades khiến ít nhất 8 người thiệ.t mạn.g, phá hủy 5.000 công trình và lan qua diện tích hơn 9.300 ha.
Lực lượng cứu hộ tìm kiếm nạ.n nhâ.n trong đám cháy Palisades hôm 14.1. ẢNH: AFP
Lực lượng cứu hỏa đã khống chế khoảng 18% đám cháy Palisades và 35% đám cháy Eaton. Khoảng 8.500 lính cứu hỏa từ ít nhất 7 tiểu bang cùng lực lượng hỗ trợ từ Canada và Mexico tiếp tục đối phó 2 đám cháy lớn nói trên. Nhiều máy bay thả nước và chất chữa cháy lên các sườn đồi, nhưng có những lúc phải hạ cánh do gió mạnh.
Sở Cảnh sát Los Angeles cho biết tổng cộng 35 người mất tích, trong đó 20 người được tìm thấy an toàn, 2 người thiệ.t mạn.g và 13 người còn lại có thể đã thiệ.t mạn.g. Một số người được trở về nhà, nhưng 88.000 người vẫn đang phải sơ tán bắt buộc và 84.000 người được cảnh báo sơ tán. Công ty dự báo thời tiết tư nhân AccuWeather ngày 14.1 nâng ước tính tổng thiệt hại lên 250-275 tỉ USD, khiến đợt cháy rừng này trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất lịch sử.
Cháy rừng vẫn hoành hành ở California, nỗ lực dập lửa gặp khó
Theo phân tích mới nhất của Đại học California, đợt cháy rừng diễn biến dữ dội và lan rộng hơn do tác động gián tiếp của con người. Theo đó, biến đổi khí hậu có vai trò khoảng 25%, với diễn biến thời tiết bất thường, trong đó mùa đông trong 2 năm qua có lượng mưa trung bình tăng gấp đôi tại Los Angeles khiến cây bụi mọc nhiều, sau đó trở nên khô do nhiệt độ cao.
Thảm hoạ cháy rừng Los Angeles: Người đàn ông kể bí quyết cứu 7 ngôi nhà giữa biển lửa
Bất chấp "ngọn lửa nhảy từ nhà này sang nhà khác", ông Antonio Antonetti, 66 tuổ.i, vẫn ở lại và cứu thành công bảy ngôi nhà bằng việc tạo ra một khu vực ngăn không cho cháy lan.
Lính cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại Altadena, California, Mỹ. Ảnh: AP/TTXVN
Khi đám cháy Eaton (thuộc hạt Los Angeles, miền Nam California) quét qua Altadena, ông Antonio Antonetti quyết tâm ở lại để cứu ngôi nhà của mình. Cuối cùng, người đàn ông dũng cảm này đã cứu được bảy ngôi nhà.
"Một số bạn bè gọi lúc nửa đêm và bảo tôi rời đi", ông Antonetti kể với CNN vào ngày 13/1, theo giờ Mỹ.
"Tôi nói rằng tôi không thể mất nhà. Tôi không có ai trong gia đình để có thể giúp tôi trong tình cảnh này".
Người đàn ông 66 tuổ.i cho biết ban đầu ông quan sát ngọn lửa từ xa, nhưng không lâu sau đó, nó đã chỉ còn cách nhà ông vài dãy nhà.
"Người thuê nhà của tôi gõ cửa lúc 4 giờ sáng và nói rằng chúng ta phải rời đi. Tôi bảo họ cứ đi trước", ông Antonetti kể. "Tôi thấy ngọn lửa nhảy từ nhà này sang nhà khác".
Ông nói rằng mình đã gọi cho một người hàng xóm, nhưng người này cho biết họ đã sơ tán.
"Tôi không đi đâu cả", ông Antonetti nói với người hàng xóm. "Tôi sẽ làm hết sức để cứu những ngôi nhà của chúng ta".
Ông Antonetti, cùng với hai người hàng xóm khác cũng ngoài 60 tuổ.i, đã ở lại, chạy từ nhà này sang nhà khác để dập lửa khi các tàn lửa bắt đầu bùng cháy trong sân của hàng xóm.
Ông Antonetti cho biết một phần quan trọng trong kế hoạch của mình là bật sẵn vòi nước ở tất cả các nhà hàng xóm để có thể sử dụng nhanh chóng khi cần dập các điểm nóng.
"Tôi đã lập một kế hoạch hiệu quả. Tôi tạo ra một khu vực ngăn không cho cháy lan", ông Antonetti tiết lộ và cho biết các sân cùng hàng rào là những nơi bắt lửa đầu tiên, vì vậy ông tập trung dập lửa ở đó để ngăn ngọn lửa lan đến các ngôi nhà. Trong lúc chiến đấu với đám cháy, có lúc nước bị cắt trong một thời gian ngắn.
Bên cạnh kế hoạch của mình, ông Antonetti nói: "Tất nhiên, bạn cũng cần phải có chút dũng cảm".
Ông và các hàng xóm chạy từ nhà này sang nhà khác cho đến khi thấy ngọn lửa bùng lên ở phía sau nhà mình. "Ngôi nhà phía sau tôi bắt đầu cháy nhưng không thể ngăn lại được," ông kể.
Trong một đoạn video mà ông ghi lại, gara của nhà hàng xóm đã chìm trong lửa, và một chiếc xe hơi đã bị cháy rụi, chỉ còn lại khung xe. Ông Antonetti đứng với một vòi nước, cố gắng kiểm soát những tàn lửa sáng rực màu cam không làm cháy sân nhà mình.
Ông Antonetti đã kiểm soát được ngọn lửa, ngăn không cho nó lan sang nhà mình và nói rằng mình đã cứu được bảy ngôi nhà, bao gồm cả nhà của ông.
Sau khi chiến đấu với đám cháy, ông Antonetti cho biết những kẻ trộm đã cố gắng đột nhập vào nhà hàng xóm của ông, và ông đã đối mặt với chúng.
"Tôi không thể để những kẻ trộm phá hủy những gì mà tôi đã vất vả bảo vệ. Chúng không thể vào được nhà".
Ông Antonetti cho biết cảnh sát đã nhanh chóng phản ứng và cử thêm lực lượng đến để đảm bảo an ninh cho khu vực.
Các vụ cháy ở hạt Los Angeles, miền Nam California bắt đầu vào ngày 7/1, bùng phát mạnh hơn do gió Santa Ana.
Cơ quan phòng cháy chữa cháy California cho biết các đám cháy Palisades, Eaton, Kenneth và Hurst đã thiêu rụi khoảng 160 km.
Trong khi đó, theo tờ The Guardian ngày 14/1, tới nay, các vụ cháy đã khiến ít nhất 24 người thiệ.t mạn.g, hàng nghìn người phải sơ tán, phá hủy hơn 12.000 căn nhà.
Các cơ quan chính phủ chưa cung cấp ước tính thiệt hại ban đầu, nhưng công ty AccuWeather (chuyên cung cấp dữ liệu về thời tiết và tác động) ước tính thiệt hại và tổn thất kinh tế từ 250 tỷ đến 275 tỷ USD.
Ngọn lửa đã đ.e dọ.a và thiêu rụi nhiều khu dân cư đông đúc trong tuần qua, bao gồm Pacific Palisades, Altadena và các khu vực khác.
Dữ liệu từ công ty CoreLogic cho thấy chi phí tái thiết các tài sản thương mại và dân cư trong các khu vực đang có cháy có thể lên tới 14,8 tỷ USD.
Con số này dựa trên hơn 16.500 tài sản có thể đã bị thiệt hại trong các vụ cháy Palisades và Eaton.
Công ty này lưu ý rằng không phải tất cả các tài sản trong khu vực bị cháy đều bị thiệt hại hoàn toàn.
Tuy nhiên, đây không phải là thiệt hại cuối cùng.
Hiện nay, các đội cứu hỏa vẫn đang tìm cách kiểm soát các đám cháy ở Los Angeles trước khi các đợt gió mạnh cản trở công tác chữa cháy.
Theo các nhà dự báo, gió duy trì tốc độ lên đến 64 km/h và các đợt gió mạnh trên núi đạt 105 km/h sẽ kéo dài đến ngày 15/1. Theo nhà phân tích Dennis Burns, gió đã tăng mạnh vào ngày 13/1 và dự kiến mạnh hơn vào ngày 14/1 (giờ Mỹ).
Khói bốc lên từ đám cháy rừng tại Mandeville Canyon, Los Angeles, California, Mỹ, ngày 11/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi các nhà điều tra vẫn đang cố gắng xác định nguyên nhân gây ra các vụ cháy, một nghiên cứu mới về biến đổi khí hậu đã làm sáng tỏ nguyên nhân khiến các vụ cháy rừng tàn khốc hoành hành và gây ra thiệt hại nghiêm trọng tại Los Angeles.
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Reviews Earth & Environment, hiện tượng ấm lên toàn cầu đã làm gia tăng cả điều kiện ẩm ướt và khô hạn cực đoan, tạo ra điều kiện lý tưởng cho các đám cháy khủng khiếp như ở Palisades và Eaton.
Mỹ xác nhận thêm nhiều nạ.n nhâ.n thiệt mạng do cháy rừng Chính quyền hạt Los Angeles, bang California ngày 12/1 thông báo số người thiệ.t mạn.g do các vụ cháy rừng dữ dội ở Los Angeles đã tăng lên 24 người, gồm 8 nạ.n nhâ.n trong đám cháy Palisades và 16 nạ.n nhâ.n trong đám cháy Eaton. Ngày 9/1/2025, các đám cháy rừng dữ dội tiếp tục hoành hành tại khu vực Los Angeles...