Tình huống bất thường giữa Trung Quốc và Úc
Các chuyên gia nhận định khả năng Trung Quốc có ý định cắt đứt mọi quan hệ với Úc bằng cách giữ im lặng và phớt lờ rất khó xảy ra. Nhưng động thái giữ im lặng hiện tại lại là một phần trong nghệ thuật chiến tranh của Bắc Kinh.
Thủ tướng Úc Scott Morrison (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Politicom
Kể từ khi Trung Quốc áp thuế với lúa mạch và cấm nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà cung cấp lớn của Úc, Bộ trưởng Thương mại Úc, Simon Birmingham, đã cố gắng liên lạc với người đồng cấp Trung Quốc, Zhong Shan nhưng bất thành.
Điều này tạo ra một tình huống bất thường giữa 2 quốc gia vốn có quan hệ thương mại mạnh mẽ với nhau. Nó cũng khiến Úc – nước có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc – có cơ sở để tin rằng việc áp thuế và các lệnh cấm là “sự trừng phạt” đối với Canberra vì đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập nguồn gốc dịch Covid-19, bùng phát đầu tiên tại Trung Quốc.
Sau các động thái áp thuế lúa mạch và cấm nhập thịt bò, Bắc Kinh còn đưa thêm 2 lệnh trừng phạt thương mại nhằm vào Canberra. Cuối tuần trước, Bộ Văn hóa và Du lịch cảnh báo người dân Trung Quốc không nên tới Úc du lịch vì số vụ tấn công phân biệt chủng tộc, kỳ thị “ người Trung Quốc và châu Á” gia tăng kể từ sau đại dịch Covid-19. Hôm 9/6, Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng cảnh báo tương tự với các sinh viên muốn tiếp tục việc du học tại Úc.
Trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh hôm 8/6, ông Birmingham một lần nữa bày tỏ thất vọng khi không thể trao đổi với ông Zhong dù đã nhiều lần gọi điện. Không có gì khó hiểu khi cuộc gọi điện của ông Birmingham không được Trung Quốc đáp ứng lúc này, theo SCMP.
“Các yêu cầu của chúng tôi về một cuộc thảo luận đến nay đều không nhận được phản hồi. Điều đó thật đáng thất vọng”, ông Birmingham nói.
“Như tôi đã nhấn mạnh công khai, hết lần này tới lần khác, Úc sẵn sàng thảo luận để giải quyết bất đồng với các quốc gia khác theo cách tôn trọng, cẩn thận và điềm tĩnh. Nhưng việc các nước khác không có phản hồi thật không hay chút nào”, Bộ trưởng Thương mại Úc nói thêm.
Thực tế, các chuyên gia nhận định khả năng Trung Quốc có ý định cắt đứt mọi quan hệ với Úc bằng cách giữ im lặng và phớt lờ rất khó xảy ra. Nhưng động thái giữ im lặng hiện tại lại là một phần trong nghệ thuật chiến tranh của Bắc Kinh.
Cách tiếp cận hòa nhã của chính phủ Trung Quốc với các mối quan hệ ngoại giao dưới thời ông Đặng Tiểu Bình giờ chỉ còn là lịch sử, theo Zhiqun Zhu, giáo sư Khoa học chính trị và Quan hệ quốc tế tại Đại học Bucknell (Mỹ).
Video đang HOT
Sự thay đổi trong thái độ của chính phủ Trung Quốc bắt đầu năm 2010 khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vượt Nhật Bản và sau khi Bắc Kinh tổ chức thành công Thế vận hội Mùa hè 2008. Sự thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đã dẫn đến cuộc tranh luận nội bộ kéo dài một thập kỷ về việc liệu Bắc Kinh có nên tiếp tục hòa nhã hay không. Tuy nhiên, hiện tại, câu trả lời phần nào được hé lộ bởi hành động của các quan chức và học giả Trung Quốc, theo giáo sư Zhu.
“Việc khiến Úc mất mặt là một phần của chính sách ngoại giao cứng rắn này. Đó là biểu hiện cho sự thay đổi thái độ của Bắc Kinh với Canberra. Thuế quan không phải là vấn đề duy nhất giữa 2 nước. Rõ ràng, Trung Quốc không hài lòng với các động thái gần đây của Úc khi Canberra trở thành một phần chiến dịch chống Trung Quốc của ông Trump”, giáo sư Zhu nói thêm.
Trung Quốc có một danh sách dài các khiếu nại về chính sách của Úc, bao gồm việc hải quân Úc tham gia tập trận quân sự với Mỹ tại Biển Đông; Canberra cấm Huawei triển khai mạng 5G; phản đối luật an ninh mới của Bắc Kinh ở Hong Kong; và ủng hộ chính trị cho lời kêu gọi của Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio về việc thành lập liên minh chống Trung Quốc.
“Theo quan điểm của Trung Quốc, chính phủ Úc hiện tại đã quá nhiệt tình ủng hộ cách đối phó của chính quyền Tổng thống Trump với Trung Quốc. Vì vậy, Bắc Kinh không thể giao thương bình thường với Canberra như trước”, giáo sư Zhu lý giải.
“Nhiều điều không hay đang xảy ra ở Trung Quốc cùng lúc nên quan điểm của Bắc Kinh là phải giải quyết triệt để tình trạng này. Và việc Trung Quốc khiến Úc bẽ mặt là một thông điệp đủ mạnh và rõ ràng cho Canberra: ‘Đừng tỏ ra quá thân với chính quyền của ông Trump nếu không muốn quan hệ Trung – Úc rơi vào bế tắc. Trung Quốc và Úc đều có lợi ích riêng trong mối quan hệ năng động của mình và mỗi bên nên quản lý mối quan hệ để không bị ảnh hưởng hay tác động bởi bên ngoài”, ông Zhu nói.
Một bang "đi đêm", tham gia Vành đai Con đường của TQ khiến Thủ tướng Úc nóng mắt
Mới đây, Mỹ đã dọa sẽ dừng chia sẻ tin tình báo nếu Úc không nhanh chóng truy rõ vụ một bang của nước này "đi đêm", tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc.
Biên bản ghi nhớ tham gia Vành đai Con đường do một bang "bất tuân" của Úc ký kết từ năm 2018, giờ đây đã được khui ra.
Thủ hiến bang Victoria - ông Daniel Andrew - ký bản ghi nhớ tham gia Vành đai Con đường của Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Thủ tướng Úc Scott Morrison đã công khai chỉ trích Thủ hiến bang Victoria - Daniel Andrew - sau khi ông này ký bản ghi nhớ (MOU) tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc từ tháng 10.2018.
Đây là bang duy nhất tại Úc ký MOU với Trung Quốc.
Thủ tướng Úc Scott Morrison cáo buộc ông Andrew đã "bán rẻ lợi ích quốc gia" và không tuân thủ quyết định của chính phủ liên bang. Trước đó, Úc đã tuyên bố không ủng hộ và tham gia Vành đai Con đường của Trung Quốc.
Theo ông Scott Morrison, quyết định trên của chính quyền bang Victoria là "vượt quá thẩm quyền".
Cùng với Thủ tướng Scott Morrison, nhiều phương tiện truyền thông Úc cũng cáo buộc ông Andrew đã "đi đêm" để ký kết MOU với Trung Quốc, bất chấp tuyên bố của chính phủ.
Về phần mình, Thủ hiến Andrew cho rằng, ông ký MOU với Trung Quốc chỉ vì mục đích tạo ra thêm nhiều việc làm hơn cho người dân bang Victoria và phát triển kinh tế địa phương.
Năm 2018, ông Morrison đã khiển trách Thủ hiến Andrew vì không hỏi ý kiến của mình trước khi ký biên bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Cuối năm 2019, ông Andrew tiếp tục ký thỏa thuận khung với Trung Quốc về việc tham gia "Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21".
Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc bị Mỹ cáo buộc là "bẫy nợ" (ảnh: NY Times)
Thỏa thuận này vạch ra lộ trình hợp tác giữa bang Victoria với Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng, công nghệ, nông nghiệp, năng lượng và thực phẩm.
Tuần trước, chính quyền bang Victoria đã tổ chức hội nghị lần thứ 5 với Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc để thảo luận về kế hoạch triển khai MOU.
Một luật sư ở thành phố Melbourne, bang Victoria cho biết, kể từ sau khi MOU được ký kết, ông đã tư vấn cho nhiều khách hàng là các nhà đầu tư Trung Quốc có nhu cầu kinh doanh tại đây.
Theo các chuyên gia, việc bang Victoria tự ý ký bản ghi nhớ tham gia Vành đai Con đường của Trung Quốc cho thấy sự thiếu tương tác giữa chính phủ của Thủ tướng Morrison với chính quyền địa phương. Vấn đề này được xem là nghiêm trọng trong bối cảnh Úc đang kẹt trong tình trạng đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Căng thẳng Trung - Úc xảy ra sau khi Thủ tướng Scott Morrison nhiều lần kêu gọi một cuộc điều ra độc lập về nguồn gốc của Covid-19. Bắc Kinh đã gọi hành động của Úc là "chiêu trò thao túng chính trị".
Mặt hàng lúa mạch xuất khẩu của Úc đã bị Trung Quốc tăng thuế chống bán phá lên 80,5%. Bốn công ty chế biến thịt bò Úc cũng bị cấm xuất khẩu vào Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng, nếu bang Victoria tham gia dự án viễn thông trong khuôn khổ Vành đai Con đường thì có thể đe dọa đến mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo Ngũ Nhãn mà Úc là thành viên.
"Nếu cảm thấy không an toàn, Mỹ có thể ngừng chia sẻ tin tình báo với Úc", ông Mike Pompeo cho biết.
Mỹ không hài lòng khi Úc để bang Victoria "đi đêm" với Trung Quốc (ảnh: NY Times)
Michael Clarke - chuyên gia tại Trường An ninh Quốc gia thuộc Đại học Quốc gia Úc - cho rằng, vụ việc của bang Victoria là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã trở thành một vấn đề chính trị ở Úc.
"Mặc dù bang Victoria đã không xử lý tốt, nhưng thực tế, chính phủ liên bang cũng không có chính sách quy định cụ thể về cách tiếp cận Vành đai Con đường của Trung Quốc", ông Michael Clarke nhận xét.
Theo ông Clarke, các quốc gia như Úc, Nhật Bản có thể bị tổn hại khi buộc phải chọn đứng về phía Trung Quốc hay Mỹ trong bối cảnh quan hệ giữa 2 cường quốc kinh tế hàng đầu đang ngày càng đi xuống.
Hôm 5.6, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã cảnh báo người dân nước này không nên đến Úc vì lý do an toàn.
"Có sự phân biệt đối xử và hành động bạo lực nhằm vào các công dân Trung Quốc và châu Á tại Úc trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát", Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc thông báo.
Úc đã ngay lập tức lên tiếng phủ nhận cáo buộc này và nhấn mạnh quốc gia này là điểm đến an toàn với hàng trệu khách du lịch tới mỗi năm.
Lo an ninh quốc gia, Úc siết luật đầu tư nước ngoài Úc sẽ tăng cường kiểm tra các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua các tài sản nhạy cảm của nước này trong nỗ lực tăng cường an ninh quốc gia. Bước đi trên dự kiến được luật hóa trong năm nay và có hiệu lực từ đầu năm tới, ảnh hưởng đến những lĩnh vực như viễn thông, năng lượng, công nghệ,...