Tinh hoàn trong ổ bụng 44 năm, ung thư hóa do điều trị muộn
Người đàn ông 44 tuổi đến viện khám khi thấy đau tức ở hố chậu phải. Bác sĩ phát hiện khối u tinh hoàn phải kích thước 7cm trong ổ bụng.
Trong 2 tuần gần đây, các bác sĩ Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) tiếp nhận hai trường hợp nam bệnh nhân không thấy tinh hoàn trong bìu từ nhỏ, không điều trị dẫn đến biến chứng ung thư hóa.
Trường hợp thứ nhất là một người đàn ông 44 tuổi đã có vợ và 3 con. Từ nhỏ, bệnh nhân không thấy tinh hoàn phải trong bìu, tuy nhiên không khám hay điều trị gì. Khoảng 1 năm trở lại đây, bệnh nhân xuất hiện khối đau tức ở hố chậu phải. Bệnh nhân đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám.
Kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện có khối u ở hố chậu phải, kích thước khoảng 7cm, theo dõi u tinh hoàn bên phải. Ngày 10/8, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ khối tinh hoàn bên phải trong ổ bụng.
Trước đó, các bác sĩ Trung tâm Nam học cũng phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ u tinh hoàn trái trong ổ bụng cho bệnh nhân nam, 37 tuổi, là giáo viên, đã có vợ và hai con. Bệnh nhân đến viện trong tình trạng đau tức vùng hạ vị lệch trái. Phim chụp CT cho thấy có hình ảnh khối tiểu khung, theo dõi tinh hoàn trái, ung thư hóa, kích thước 10cm.
PGS.TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết trong giai đoạn đầu của thai nhi nam, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Sau đó, tinh hoàn di chuyển dần xuống bìu và nằm ở đó cho tới lúc trẻ được sinh ra. Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được bìu và gây ẩn tinh hoàn. Ẩn tinh hoàn là bệnh lý thường gặp ở nam giới.
Nam giới bị tinh hoàn ẩn có nguy cơ vô sinh, đặc biệt với nam giới có ẩn tinh hoàn 2 bên; xoắn tinh hoàn… Ngoài ra, những người mắc tinh hoàn ẩn có nguy cơ ung thư cao gấp 10 lần với những trường hợp tinh hoàn trong bìu.
Phẫu thuật hạ tinh hoàn cần được tiến hành càng sớm càng tốt, càng giảm các nguy cơ nêu trên. Vì thế, nam giới nếu không thấy tinh hoàn 1 hoặc 2 bên trong bìu thì cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý kịp thời để tránh các nguy cơ như vô sinh và nguy cơ ung thư hóa như 2 trường hợp bệnh nhân nêu trên.
Ung thư tinh hoàn là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam. Tuy nhiên nó lại là một trong những bệnh ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 15 đến 35.
Triệu chứng bệnh ung thư tinh hoàn
Dấu hiệu hay gặp nhất và cũng là lý do đi khám bệnh nhiều nhất là bệnh nhân tự sờ thấy u tinh hoàn hoặc thấy một bên tinh hoàn to lên bất thường.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có những triệu chứng sau:
Video đang HOT
- Đau âm ỉ vùng bẹn bìu hoặc vùng bụng dưới
- Bìu cảm giác nặng, căng tức ở một bên bìu
- Có thể nổi hạch vùng bẹn
- Có thể đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát triển trong ổ bụng)
- Có thể sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở… (do ung thư di căn)
Bất kể nam hay nữ, già hay trẻ nếu xuất hiện những triệu chứng này trên cơ thể là tiền thân của ung thư
Ung thư thường không có triệu chứng cụ thể, vì vậy để phòng bệnh và phát hiện sớm, mọi người cần hạn chế các yếu tố nguy cơ và thực hiện các biện pháp sàng lọc ung thư phù hợp.
Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng này, cảnh báo là tiền thân của ung thư.
1. Cơ thể mệt mỏi
Nếu mệt mỏi kéo dài có thể là ung thư dạ dày, ung thư ruột và ung thư bạch cầu
Mệt mỏi là do căng thẳng tinh thần quá mức hoặc làm việc quá sức, những bệnh nhân bị ung thư dạ dày, ung thư ruột và ung thư bạch cầu thường cảm thấy mệt mỏi trong giai đoạn đầu khởi phát. Dấu hiệu mệt mỏi của ung thư chính là dù có nghỉ ngơi bao nhiêu cũng không hề cải thiện.
2. Thường xuyên bị đầy bụng
Nhiều phụ nữ cho rằng khi cơ thể bị đầy bụng là do ăn phải thực phẩm bị hư. Tình trạng này rất có khả năng là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Dấu hiệu ban đầu của ung thư buồng trứng là liên tục bị đầy bụng, kèm theo cảm giác khó chịu đường tiêu hóa, khó ăn, rất dễ có cảm giác no.
3. Thấy máu khi đại tiểu tiện
Máu xuất hiện trong phân hoặc trong nước tiểu rất dễ là dấu hiệu của ung thư
Nếu bạn thấy máu khi đi đại tiện thì hãy đi khám tại cơ sở Y tế do có thể là do bệnh trĩ hoặc ung thư ruột kết. Hoặc nếu xuất hiện máu trong nước tiểu có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu hay ung thư thận hoặc bàng quang.
4. Có khối u vú
Hãy nhớ rằng, ung thư vú không phải là một căn bệnh dành riêng cho phụ nữ và đàn ông có xác suất mắc bệnh nhất định. Nếu bạn phát hiện da vú chuyển sang màu đỏ, tự nhiên sờ thấy khối u. Nếu đi kèm với nếp nhăn da vú, kích thước núm vú thay đổi hình dạng, tiết dịch núm vú,... về cơ bản là dấu hiệu của ung thư vú. Điều đáng nói, các khối u vú thường không có cảm giác đau.
5. Thay đổi ở tinh hoàn
Nam giới phát hiện sưng tinh hoàn cần phải đi khám
Các dấu hiệu bất thường ở tinh hoàn mà nam giới có thể nhận thấy như có một khối u hoặc sưng trong tinh hoàn. Khối u không đau là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn. Đôi khi, người bệnh có thể chỉ có cảm giác nặng ở bụng dưới hoặc bìu hoặc cảm thấy tinh hoàn có kích thước lớn hơn so với trước đây.
6. Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu bất thường giữa hai chu kỳ kinh nguyệt hay chảy máu ngoài kỳ kinh có thể có nhiều nguyên nhân gây ra như u xơ hoặc do các biện pháp tránh thai. Do đó nếu chảy máu bất thường giữa hai chu kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc chảy máu không ngừng, bạn cần đến cơ sở Y tế chuyên khoa phụ khoa để khám bệnh. Bác sĩ sẽ khám và thực hiện các xét nghiệm để loại trừ ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc âm đạo.
7. Các cơn đau kéo dài
Nếu thấy cơn đau kéo dài hơn một tuần ở một bộ phận nhất định trên cơ thể thì cần phải lưu ý
Đau là biểu hiện rất nhiều người gặp phải. Tuổi tác càng cao, các cơn đau trên cơ thể sẽ tăng lên. Nếu thấy cơn đau kéo dài hơn một tuần ở một bộ phận nhất định trên cơ thể thì cần phải lưu ý, đây rất có thể là biểu hiện của ung thư. Nếu thời gian dài bị đau bụng có thể là ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy,... đau ngực có thể là ung thư phổi, đau đầu có thể là ung thư não.
8. Giảm cân không thể giải thích
Tất nhiên, bạn có thể giảm cân khi thay đổi chế độ ăn hoặc tập thể dục. Nhưng giảm cân cũng có thể xảy ra nếu bạn có các vấn đề về bệnh lý khác như căng thẳng hoặc bệnh về tuyến giáp. Tuy nhiên, trong trường hợp giảm tới 4 - 5kg mà không cần thực hiện bất kỳ biện pháp gì thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của một trong các loại bệnh ung thư như: tuyến tụy, dạ dày, thực quản, phổi hoặc các loại ung thư khác.
Những thực phẩm có tác dụng phòng ngừa ung thư
1. Mướp đắng
Trong mướp đắng có thành phần ngừa ung thư rất tốt
Lý Thời Trân là một nhà y học vĩ đại thời nhà Minh, ông cho rằng mướp đắng là một loại thực phẩm chống ung thư rất tốt. Còn theo y học hiện đại, mướp đắng có chứa protein quinine - một loại protein hoạt tính có khả năng tăng hệ miễn dịch. Từ đó giúp cơ thể tấn công và tiêu diệt những vi khuẩn và tế bào ung thư.
Ngoài ra, trong hạt mướp đắng có chứa một chất có khả năng ức chế các tế bào ung thư ngăn ngừa chúng di chuyển và lây lan sang nhiều bộ phận khác của cơ thể.
2. Thực phẩm chứa Selen
Mọi người đều biết rằng selen là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng nhất trong cơ thể con người và nó cũng được công nhận là nguyên tố chống ung thư hiệu quả nhất. Selen còn được các nhà khoa học gọi là "vua chống ung thư".
Selen có mặt trong các loại cá (cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi) trong đó cá biển có nhiều Selen hơn cả. Selen cũng có ở động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm), trong nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, quả hạch, men bia, mầm lúa....
Nỗi đau câm lặng giấu trong tiếng khóc của đứa trẻ ung thư từ 5 tháng tuổi Bị ung thư tinh hoàn khi mới 5 tháng tuổi, cháu Lý Hào Nam chỉ có thể gào khóc đau đớn trong bất lực. Cháu bé chưa biết nói gào thét vì những cơn đau Đã hơn 1 năm kể từ ngày phát hiện ra căn bệnh ung thư tinh hoàn ác tính, cháu Lý Hào Nam (2 tuổi, quê Yên Bái) ngày...