Tinh hoàn lạc chỗ lên ổ bụng 40 năm
Thấy đau tức vùng bụng dưới, anh Hùng đi khám và tá hỏa khi các bác sĩ phát hiện một tinh hoàn của anh đang nằm trong ổ bụng.
Bênh viên Viêt Nam – Cu Ba (Đông Hới, Quảng Bình) vừa tiên hành phâu thuât, cắt tinh hoàn nằm trong ổ bụng cho anh Hùng (40 tuôi) trú tại phường Hải Đình – thành phố Đồng Hới. Trước đó, khi khám cho bệnh nhân, các bác sĩ phát hiên tinh hoàn bên phải của anh nằm lạc chô.
Theo các bác sĩ cho biết đây là trường hợp rât hiêm gặp bởi thông thường, loại bênh tinh hoàn ẩn hoặc lạc chô thường gây đau, khó chịu và được phát hiện từ rất sớm. Bệnh nếu không xử lý sớm có thể gây ra các hiên tượng như teo nhỏ tinh hoàn, vô sinh, ung thư… Trong khi đó người đàn ông này vân có vợ và 1 đứa con.
Theo các bác sĩ, nêu trẻ sơ sinh và dưới 6 tuổi có những biêu hiên lạ ở tinh hoàn, cân được đưa đên bác sĩ đê kiêm tra đê xử lý sớm, tránh các hâu quả đáng tiêc vê sau.
Video đang HOT
Theo VNE
Vì sao vẹo cột sống?
Vẹo cột sống (skoliosis) là sự nghiêng đi của cột sống cùng với sự xoay bắt buộc của thân đốt sống. Bệnh này đã được mô tả từ 200 năm trước công nguyên.
Từ sự biến dạng cột sống (ảnh) sẽ kéo theo sự biến dạng của lồng ngực và cả thân người. Cũng từ đó mà làm biến dạng tư thế của các cơ quan trong lồng ngực, ổ bụng, gây rối loạn chức năng hệ tim mạch, hệ cơ, hô hấp, cơ quan tiêu hóa... Tất cả những biến loạn trên làm kém đi thể lực của bệnh nhân, giảm hoặc mất khả năng lao động, cũng có thể trở nên tàn tật hoàn toàn. Chính vì vậy nên thầy thuốc không chỉ quan tâm đến biến dạng của cột sống mà phải quan tâm đến cả những rối loạn toàn thân do bệnh vẹo cột sống gây ra.
Về mặt cấu trúc, cột sống là một cột xương dài uốn éo từ dưới xương sọ đến hết xương cụt, nó như một trục chính đỡ thân hình, gồm 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng. Các đốt này chồng lên nhau nhưng không dính với nhau và cho phép cột sống được cúi, ngửa, nghiêng, xoay dễ dàng. Năm đốt xương cùng dính với nhau gọi chung là xương cùng, 4 đến 6 đốt nữa nhỏ và cằn cỗi dính liền với nhau gọi là xương cụt.
Ở phía sau các thân đốt sống có chứa tủy sống. Từ đây phát ra các dây thần kinh để điều khiển tứ chi và một số cơ quan. Khi vẹo cột sống nặng, tủy sống có thể bị ép, ảnh hưởng tới vận động của hai chân.
Hình minh họa
Các loại vẹo cột sống, gồm:
Vẹo bẩm sinh: Do biến đổi ở khung xương sườn phụ (như dính liền các xương sườn ở một bên, thêm xương sườn phụ, thêm bán phần đốt sống, dính các ngành ngang hai bên thân đốt sống, khuyết cung đốt sống, trượt nhẹ đốt sống...).
Vẹo do nguyên nhân thần kinh: Bệnh do hậu quả của sốt bại liệt, còn có thể do bệnh nhược cơ tiến triển (myopathia progressiva), u xơ thần kinh, bại não...
Vẹo do mất cân bằng: Thường xuất hiện do một nguyên nhân nào đó ở chi dưới (như cứng khớp háng bẩm sinh, ngắn một chân...) làm cho cột sống nghiêng đi.
Vẹo tự phát: Nhiều nhất ở dạng này là do còi xương, đặc biệt là vẹo cột sống còi xương có tính chất di truyền.
Vẹo mắc phải do tư thế: Chẳng hạn như ngồi sai lệch, quen xách vật nặng bằng một tay (như xách cặp đi học, do tập luyện thể dục thể thao không đúng phương pháp...).
Viet Bao.vn (Theo Nld)
Đau bụng khi đến "kỳ" có thể do lạc nội mạc tử cung Đau chu ky - môt vân đê ma rât nhiêu phu nư co thê viêt no thanh sach. Nhưng ban co biêt khi nao, sư đau nay thưc sư không chi la "đên thang"? Theo chuyên gia sinh san, lac nôi mac tư cung la bênh cua 5% môt nưa thê giơi. Khoang 80% trương hơp xuât hiên cơn đau hông man tinh...