Tình hình Ukraine: Thỏa thuận hòa bình chông chênh
Ukraine chính thức cho phép người nước ngoài hoặc không có quốc tịch tham gia vào quân đội nước này dưới hình thức lính đánh thuê.
Ngày 3/11 hãng tin Nga Sputnik đưa tin, Tổng thống Ukraine, ông Petro Poroshenko đã ký ban hành luật cho phép lính đánh thuê nước ngoài tham gia vào các lực lượng vũ trang của quân đội nước này. Việc tham gia quân đội đối với người nước ngoài hoặc những người không có quốc tịch dựa trên cơ sở hợp đồng đánh thuê với quân đội Ukraine.
Đạo luật mới của Ukraine cũng cho phép người nước ngoài hoặc những người không có quốc tịch trở thành sĩ quan của quân đội Ukraine nếu được chính quyền công nhận là công dân của Ukraine. Đạo luật liên quan đến lính đánh thuê nước ngoài được quốc hội Ukraine thông qua hồi đầu tháng 10/2015.
Lính nước ngoài được nói là tham gia quân đội Ukraine với số lượng khá đông dù luật chưa cho phép. Đài RT của Nga dẫn một nguồn tin cho biết việc ban hành đạo luật chỉ là hơp thức hóa sự hiện diện của khoảng 20.000 lính nước ngoài chủ yếu đến từ Ba Lan và Hungary.
Lính Mỹ ở Ukraine – Ảnh minh họa: Reuters
Hồi cuối tháng Tám, lính đánh thuê nước ngoài đã tổ chức một cuộc biểu tình ở gần Cục di dân tại Kiev. Họ yêu cầu Ukraine cấp quyền công dân hoặc giấy phép cư trú tạm thời. Bởi tháng 12/2014, Tổng thống Poroshenko đã hứa hẹn với các lính lê dương thuộc lực lượng an ninh Kiev tham chiến tại Donbass (miền Đông Ukraine) sẽ có thể trở thành công dân Ukraine.
Video đang HOT
Kiev tập trung quân cho chiến trường ở miền Đông nước này nhằm đối phó với lực lượng ly khai thân Nga. Ukraine cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho những nhóm vũ trang này, điều mà Moscow luôn phủ nhận.
Các đại diện của Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk và Lugansk đã nhiều lần tuyên bố rằng, họ đều phản đối lính đánh thuê nước ngoài tham chiến trên lãnh thổ Ukraine. Đặc biệt, họ ám chỉ công dân của Mỹ và Ba Lan.
Moscow cũng đã lên tiếng cho rằng đây là động thái đáp trả quân sự, chỉ làm gia tăng thêm những căng thẳng, bạo loạn tại miền Đông Ukraine và kêu gọi chính phủ Ukraine ngừng ngay các hành động bạo lực đẫm máu.
Trước đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier từng cảnh báo về khả năng leo thang xung đột quân sự mới ở miền Đông.
“Chúng ta chưa đạt được những gì như đã mong muốn. Trong khi đó, nguy cơ một cuộc leo thang xung đột mới vẫn chưa được ngăn chặn. Bất chấp thỏa thuận hòa bình Minsk (Belarus) đang còn hiệu lực, xung đột vẫn diễn ra làm chết bao người vô tội”, ông Steinmeier nói.
Nhiều người nhận định, việc tổng thống Ukraine Poroshenko đồng ý cho lính đánh thuê nước ngoài tham chiến tại Ukraine càng làm cho những nỗ lực duy trì hòa bình và thống nhất với miền Đông tại đất nước này trở nên xa vời hơn.
Hòa Bình (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tình hình Syria: Mỹ nói lời cứng rắn vẫn phải "luỵ" Nga
Ngoại trưởng Mỹ hối thúc Nga và Iran dùng ảnh hưởng của họ ở Syria để thuyết phục ông Assad tham gia vào quá trình thương lượng.
Đây là phát biểu của ông John Kerry với báo giới tại London sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Anh Philip Hammond. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố ông Bashar al-Assad phải rời khỏi cương vị Tổng thống Syria, nhưng vấn đề ông Assad ra đi vào thời điểm nào phải được quyết định thông qua thương thuyết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Trước đó, hôm 18/9, ông Kerry cũng đã khẳng định: "Mục tiêu chính của chúng tôi vẫn là tiêu diệt ISIL (Nhà nước Hồi giáo - IS) cũng như một giải pháp chính trị liên quan đến Syria, mà chúng tôi tin rằng không thể đạt được với sự hiện diện lâu dài của Assad (Tổng thống Syria)".
Liên quan đến việc Nga triển khai lực lượng đến Syria, đầu tháng 9 này, Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo, việc can dự của Moscow qua việc gửi cố vấn và thiết bị quân sự cho Syria là một "chiến lược thất bại" và phá hoại nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho quốc gia này.
Tương tự, hôm 19/9 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, việc Nga đưa các máy bay chiến thuật tới Syria có thể gây ra mối đe dọa đối với các lực lượng quân sự của Mỹ và đồng minh.
Dẫu chỉ trích Nga như vậy nhưng giới chức Mỹ vẫn tin rằng đối thoại quân sự với Nga về Syria là bước đi quan trọng tiếp theo. Trong cuộc điện đàm kéo dài 50 phút giữa giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ và Nga vào ngày 18/9, hai bên đã nhất trí thảo luận thêm các cơ chế để giải trừ xung đột tại Syria và chiến dịch chống ISIL.
Cho đến nay cuộc chiến chống IS do Mỹ cầm đầu đang rơi vào thế bế tắc. Không dừng ở đó, làn sóng di cư chưa từng có từ các nước nghèo ở Trung Đông và Bắc Phi sang miền đất hứa EU đang khiến các quốc gia đau đầu. Chính Tổng thống Mỹ Obama mới đây đã thừa nhận nguồn gốc của khủng hoảng di cư hiện nay nằm ở cuộc khủng hoảng Syria.
Có lẽ đến lúc Mỹ nhận ra rằng, sự chia rẽ, bất đồng trong quan hệ Mỹ-Nga sẽ làm suy yếu sức mạnh trong cuộc chiến chung chống IS, đe dọa làm tan biến cơ hội trị tận gốc lực lượng khủng bố này. Bởi thế đã đến lúc các lực lượng chống IS phải tạm gác các lợi ích riêng để phục vụ sự nghiệp chung là chống IS.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Ukraine cho phép lính đánh thuê nước ngoài tham gia quân đội Ukraine chính thức cho phép người nước ngoài hoặc không có quốc tịch tham gia vào quân đội nước này dưới hình thức lính đánh thuê. Lính Mỹ ở Ukraine - Ảnh minh họa: Reuters Tổng thống Ukraine, ông Petro Poroshenko ngày 3.11 đã ký ban hành luật cho phép lính đánh thuê nước ngoài tham gia vào các lực lượng vũ trang...