Tình hình Ukraine: Nghị sĩ ‘choảng’ nhau, quân đội nã pháo
Tình hình Ukraine: Hai nghị sĩ “choảng” nhau tại Quốc hội trong khi chiến sự vẫn đang tiếp diễn, thông tin vụ máy bay MH 17 đang lặng thinh.
Nghị sĩ Ukraine “choảng” nhau tại Quốc hội
Hôm 14/8, dư luận Ukraine xôn xao với vụ một nghị sĩ đấm một nghị sĩ khác ngay tại hành lang tòa nhà Quốc hội ở Kiev.
Theo báo Washington Post, hai “diễn viên chính” của “bộ phim bạo lực” tại tòa nhà Quốc hội Ukraine là nghị sĩ độc lập Oleksandr Shevchenko và lãnh đạo Đảng Cực đoan Oleh Lyashko.
Trong cuộc gặp mặt ở Quốc hội, ông Shevchenko chỉ trích ông Lyashko là lợi dụng việc đến vùng chiến sự miền đông để quảng bá hình ảnh. Phản ứng lại, ông Lyashko chỉ trích ông Shevchenko không hề quan tâm đến những khó khăn mà quân đội Ukraine phải đối mặt ở miền đông.
“Hãy nhìn cái bụng phệ của ông ta đi – ông Lyashko diễu cợt – Thay vì đến Donbass (vùng miền đông Ukraine) và giúp các binh sĩ, loại người như ông ta chỉ đến Quốc hội và giơ tay”.
Nghị sĩ Oleh Lyashko từng bị một đồng nghiệp tấn công tại Quốc hội hồi năm 2011 – Ảnh: Kiev Post
Trong lúc cãi cọ ông Shevchenko đã vài lần nổi khùng nắm cổ ông Lyashko. Trước khi bỏ đi ông Shevchenko đấm thẳng vào mặt ông Lyashko khiến ông này choáng váng và gục ngã, may mà được một số người gần đó đỡ lấy.
Điều đáng nói là ông Lyashko cũng từng vài lần bị tấn công ở Quốc hội. Năm 2011, Lyashko từng bị cựu phó chủ tịch Quốc hội Ukraine Adam Martinyuk đẩy ngã xuống sàn sau khi ông cáo buộc Martinyuk đạo đức giả.
Bắn nhau ở trung tâm Donetsk, 70 người chết
Hai nghị sĩ Ukraine đánh nhau trong khi chiến sự vẫn đang căng thẳng tại trung tâm Donetsk. Báo Nga RT cho biết hơn 70 người chết trong giao tranh ở vùng Donetsk, Ukraine và 116 người bị thương.
Video đang HOT
Hãng tin RT cho biết quân đội Ukraine đã nã pháo vào trung tâm và ngoại ô Donetsk từ hôm 14/8. Trong số hơn 70 người thiệt mạng có 15 thường dân ở làng Zugres, gần Donetsk, bao gồm ba trẻ em, RT dẫn lời các quan chức y tế địa phương.
Trong ngày 14/8, quân đội Ukraine cũng đã bao vây hoàn toàn thành trì Lugansk của lực lượng ly khai bằng việc phong tỏa con đường cuối cùng nối thành phố này với biên giới Nga.
Phát ngôn viên quân đội Ukraine Andriy Lysenko cho biết lực lượng chính quyền đã chiếm ngôi làng Novosvitlivka, qua đó “cắt đứt tuyến đường cuối cùng nối giữa Lugansk, khu vực do phiến quân kiểm soát, với các vùng lãnh thổ khác, đặc biệt là cửa khẩu Izvaryne.”
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, số người thiệt mạng trong giao tranh ở đông Ukraine tăng gấp đôi chỉ trong hai tuần qua, lên tới hơn 2.000 người, và đó mới chỉ là “ước tính thận trọng”. Gần 5.000 người khác bị thương.
Gần 300 xe hàng viện trợ của Nga đột nhiên ‘mất tích’
Nga tập trung hàng chục xe quân sự gần biên giới Ukraine
Trong khi đó, theo Reuters, ngày 15/8, hàng chục xe quân sự hạng nặng của Nga đã tập trung gần biên giới với Ukraine, khu vực mà một đoàn xe lớn chở hàng viện trợ nhân đạo của Nga đang bị chặn lại trong khi Moskva và Kiev đang chật vật để thống nhất về các thủ tục đi qua cửa khẩu.
Đoàn xe nói trên vẫn dừng lại đây sáng 15/8 và một phóng viên Reuters xác nhận hơn 10 xe bọc thép chở quân (APCs) xuất hiện không quá xa đoàn xe này.
Đoàn xe viện trợ nhân đạo của Nga trên đường vào biên giới Ukraine. (Ảnh: Reuters)
Trong khi một phóng viên khác nhìn thấy hàng chục APCs đang di chuyển tới gần biên giới với Ukraine đêm 14/8. Tờ Guardian đưa tin phóng viên của họ nhìn thấy một số APCs đã vượt qua biên giới với Ukraine.
Phía Nga vẫn khẳng định họ chở theo 2.000 tấn hàng viện trợ nhân đạo, trong đó có nước sạch, thực phẩm cho trẻ em và nhiều loại hàng viện trợ khác cho người dân ở miền đông Ukraine.
Trong khi Ukraine và Phương Tây cho rằng đoàn xe chở hàng viện trợ của Nga có nguy cơ là vỏ bọc của một cuộc xâm lược quân sự, thì Moskva đánh giá cáo buộc này là “ngớ ngẩn”.
Nhận dạng được 127 nạn nhân trong vụ rơi máy bay MH17
Trong một diễn biến khác, truyền thông Hà Lan ngày 14/8 cho biết tới nay các chuyên gia pháp y nước này đã nhận dạng được 127 người trong tổng số 298 nạn nhân vụ rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines tại miền Đông Ukraine hôm 17/7.
Giao tranh diễn ra quanh hiện trường vụ rơi máy bay MH17. (Nguồn: abc.net.au)
Theo kênh truyền hình Hà Lan NOS, riêng trong ngày 14/8, đã có thêm 20 nạn nhân được nhận dạng, trong đó có 15 công dân Hà Lan. Đây là quốc gia có nhiều nạn nhân nhất trong vụ rơi máy bay với 193 công dân.
Việc tìm kiếm tại hiện trường vụ rơi máy bay ở miền đông Ukraine đã phải tạm hoãn cách đây một tuần do các cuộc giao tranh giữa binh lính chính phủ Ukraine và lực lượng đòi liên bang hóa.
Cũng liên quan đến vụ máy bay MH17 rơi tại Ukraine, báo chí Australia ngày 14/8 đưa tin Nga đã chỉ trích phát biểu của Ngoại trưởng Australia Julie Bishop về vụ máy bay MH17 của Malaysia rơi và tình trạng xung đột ở Ukraine là “tuyên bố lố bịch” và “là những ám chỉ vô trách nhiệm.”
Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố chỉ trích Australia vì đã cáo buộc Moskva phải chịu trách nhiệm trong vụ máy bay MH17 bị bắn hạ ở miền đông Ukraine cũng như tình trạng bạo loạn ở khu vực này.
Tuyên bố của Nga được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Bishop hôm 12/8 đã tiếp tục cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho phiến quân tại Ukraine và áp đặt lệnh trừng phạt khi Australia đang để tang các nạn nhân nước này thiệt mạng trong vụ MH17.
Vụ máy bay MH17: Tình thế đảo ngược
Theo_Báo Đất Việt
Cáo buộc chấn động của Ukraine về hiện trường MH17
Hôm 30/7, các quan chức Ukraine đã gây sốc khi cáo buộc lực lượng ly khai gài mìn quanh khu vực hiện trường máy bay MH17 của Malaysia rơi ở miền đông Ukraine, theo New York Post.
Một quân ly khai canh gác hiện trường MH17
"Họ đưa một đơn vị pháo hạng nặng tới gần hiện trường máy bay MH17 rơi, đồng thời, gài mìn trên đường vào khu vực này. Động thái đó nhằm cản trở các nhà điều tra quốc tế tiếp cận hiện trường", tờ New York Post trích lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh Ukraine, ông Andriy Lysenko cho biết.
Ông Lysenko cũng cho biết thêm, trong trường hợp đẩy lùi được quân ly khai tránh xa khỏi hiện trường, quân đội Ukraine cũng sẽ phải tốn thêm thời gian để gỡ mìn, tạo khu vực an toàn cho các nhà điều tra.
Tuy nhiên, tờ New York Post cũng nhấn mạnh rằng những lời cáo buộc trên chưa được kiểm chứng. Cáo buộc của Ukraine được đưa ra một cách bất ngờ trong bối cảnh các quan sát viên và nhà điều tra quốc tế chưa thể tiếp cận hiện trường vì cuộc giao tranh dữ dội giữa quân đội Ukraine và quân ly khai ở khu vực này.
Theo các quan chức Hà Lan, các thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu mới chỉ đến được ngoại ô thành phố. Tại đây, họ nhận được cảnh báo của lực lượng ly khai về "những tiếng súng trên đường và quanh khu vực hiện trường MH17".
"Chúng tôi không nghĩ tình hình có thể cải thiện trong vài ngày tới để có thể thực hiện công việc", ông Pieter-Jaap Aalbersberg, người đứng đầu nhóm chuyên gia Hà Lan cho biết.
Ukraine và lực lượng ly khai vẫn đang đỗ lỗi cho nhau về vụ máy bay MH17 bị bắn hạ.
Máy bay Malaysia số hiệu MH17 chở theo 298 người trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur bị bắn hạ ở miền đông Ukraine vào ngày 17/7. Tất cả mọi người trên chuyến bay đều thiệt mạng.
Theo New York Post
Quốc hội Ukraine họp về quyết định từ chức của Thủ tướng Quốc hội Ukraine đang xem xét nên bác bỏ hay chấp thuận đơn từ chức của Thủ tướng Yatsenyuk. Thủ tướng Ukraine - Arseniy Yatsenyuk. (Ảnh: AP) Văn phòng tổng thống Ukraine thông báo quốc hội nước này sẽ triệu tập một phiên họp đặc biệt vào ngày 31/7 tới để quyết định chấp nhận hay bác bỏ đơn từ chức bất ngờ...