Tình hình Ukraine: Kiev dùng vũ lực, kịch bản Syria tái hiện?

Theo dõi VGT trên

Căng thẳng miền đông Ukraine ngày càng tăng. Kiev cho rằng chỉ có hai phương pháp, hoặc đàm phán chính trị-ngoại giao, hoặc vũ lực mới có thể kết thúc vấn đề.

Ukraine tăng mức xử tội phản quốc

Trong một tuyên bố bên lề một cuộc họp của chính phủ Ukraine hôm ngày 9/4, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chính phủ tạm quyền Ukraine, ông Arsen Avakov nêu rõ:

“Tôi cho rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine sẽ được giải quyết trong vòng 48 giờ tới. Có hai giải pháp, một là giải pháp chính trị-thương lượng và hai là giải pháp dùng vũ lực. Với những người muốn đối thoại, chúng tôi đề xuất đàm phán và một giải pháp chính trị. Với số ít muốn xung đột, họ sẽ nhận được một câu trả lời mạnh mẽ từ nhà chức trách Ukraine.”

Trong một diễn biến liên quan, Quốc hội Ukraine ngày 8/4 đã thông qua dự luật chống ly khai trong nỗ lực nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình bạo lực của những người ủng hộ Nga tại các khu vực miền Đông của Ukraine.

Theo đạo luật mới, những người bị cáo buộc vi phạm chủ quyền lãnh thổ tối thượng của Ukraine có thể phải đối mặt với án tù giam lên tới 5 năm đối với một lần phạm tội và lên tới 10 năm cho lần vi phạm tiếp theo.

Ngoài ra, Quốc hội Ukraine cũng tăng hình phạt đối với tội phản quốc, theo đó các phạm nhân phải chịu mức án từ 12-15 năm tù giam. Trước đó, mức phạt trung bình cho loại tội này là 10 năm tù giam.

Tình hình Ukraine: Kiev dùng vũ lực, kịch bản Syria tái hiện? - Hình 1

Người biểu tình thân Nga lập chiến lũy tại các tòa nhà trụ sở công quyền của các thành phố miền đông Ukraine

Động thái này của Kiev chứng tỏ chính quyền này quyết tâm ngăn chặn sự leo thang đòi tự trị mà kinh nghiệm Crimea cho thấy sự tự trị sẽ chỉ dẫn đến những thiệt thòi dành cho Ukraine về lãnh thổ. Những dự luật này cũng đồng nghĩa với việc Kiev đã khép những cộng đồng nói tiếng Nga đang tiến hành biểu tình vào chủ nghĩa k.hủng b.ố và những người phản bội đất nước.

Trong khi trước đó, tại Paris, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có cuộc gặp mặt. Tại đây, Nga cho rằng giải pháp tốt nhất để chấm dứt tình thế Ukraine lúc này là thành lập một chính thể nhà nước Liên bang, tương tự như cách mà Liên bang Đức hay Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đang tiến hành.

Đụng độ bùng lên ở miền đông Ukraine

Như vậy, dự luật chống ly khai của Kiev cũng không khác gì gáo nước lạnh tạt vào biện pháp mà Nga đưa ra.

Trong khi đó, Mỹ – EU không ngừng chỉ trích Nga đang đứng đằng sau giật dây những diễn biến bất ổn tại miền đông Ukraine. Đồng thời, Moscow đang âm thầm dịch chuyển quân sự tại những khu vực sát biên giới quốc gia Đông Âu này.

Ngược lại, Moscow cũng thẳng thừng đáp trả về việc không hề có dấu hiệu quân sự nào, và chính đặc vụ Mỹ, cũng như lính đ.ánh thuê của phương Tây đang đổ về những thành phố miền đông để làm phức tạp tình hình. Đồng thời, Nga kêu gọi một sự hợp tác tốt hơn, tôn trọng hơn với NATO.

Tình hình Ukraine: Kiev dùng vũ lực, kịch bản Syria tái hiện? - Hình 2

Video đang HOT

Lực lượng người biểu tình được giấu mặt và trang bị vũ khí thô sơ. Tại Donets, bom xăng cũng đã được chuẩn bị để sẵn sàng đáp trả hành động đàn áp của chính quyền Kiev

Ukraine đứng trước kịch bản của Syria

Xung quanh việc chính quyền Kiev hứa hẹn sẽ có những đòn giáng trả đích đáng vào thế lực không chịu thỏa hiệp tại miền đông, Nga đã khẳng định việc Ukraine phải tôn trọng dân quyền của cộng đồng những người nói tiếng Nga. Và Moscow cũng ngầm thông tin về việc sẽ can thiệp quân sự để bảo vệ cộng đồng này:

“Tôi hy vọng chính quyền lâm thời sẽ không làm điều gì để sau này không thể khắc phục được sai lầm.” hãng tin Interfax dẫn lời Tổng thống V.Putin nói.

Đến thời điểm này, có thể dễ dàng vẽ ra những kịch bản cho tương lai gần của Ukraine, khi tất cả các bên liên quan không ai nhịn ai.

Người thân Nga chiếm tòa nhà chính quyền ở đông Ukraine

Để đạt được sự thỏa hiệp trong thương lượng, Ukraine buộc phải sửa hiến pháp và thành lập thể chế liên bang. Nhưng với thể chế này, các nơi có quyền tự quyết và Nga hoàn toàn dễ dàng thâu tóm các tỉnh miền đông hầu hết là người dân tộc Nga bằng chính “chiêu bài Crimea.” Do đó, Kiev không thể đồng tình, và như vậy, sẽ buộc phải dùng đến vũ lực.

Khi dùng đến vũ lực, thứ nhất, Ukraine sẽ đối diện với việc Nga can thiệp quân sự để bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga, những người thuộc dân tộc Nga. Trong khi đó, NATO không thể bênh vực Ukraine chỉ vì đất nước này không thuộc liên minh quân sự bắc Đại Tây Dương. Nếu Nga không sợ búa rìu dư luận và các lệnh trừng phạt tăng cường, thì phần thiệt thòi chắc chắn thuộc về Kiev.

Tình hình Ukraine: Kiev dùng vũ lực, kịch bản Syria tái hiện? - Hình 3

Miền đông Ukraine đang dần biến thành những chiến lũy và nguy cơ nội chiến là rất cao

Thứ hai, nếu Nga giữ lập trường không can thiệp quân sự, thì như Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố hôm 9/4/2014, việc chính quyền Ukraine sử dụng vũ lực đối với những người biểu tình tại miền Đông có thể sẽ dẫn đến nội chiến tại nước này. Khi đó, lực lượng tham gia sẽ là những người thân Nga tại miền đông và đối thủ sẽ là chính quyền Kiev thân phương Tây,

Người ta có thể dễ dàng nhận thấy một kịch bản Syria từ Trung Đông được lặp lại tại quốc gia Đông Âu này. Chỉ có điều, Nga đứng về phía những người nổi dậy còn phương Tây đứng về chính quyền.

Ukraine: Miền Đông sôi sục đòi liên bang hóa

Tuy nhiên, việc để xảy ra nội chiến là hạ sách theo tính toán của ngài Putin, bởi trong phát biểu trước báo giới ngày 9/4, ông cho rằng những nỗ lực của Nga nhằm làm giảm căng thẳng thông qua đàm phán “sẽ có kết quả” và là một kết quả “tích cực.”

Còn kết quả này tích cực cho Moscow, Kiev, hay phương Tây, thì điều đó còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi bên liên quan.

Theo Báo Đất Việt

Miền Đông Ukraine: Crimea mới hay cách mạng sắc màu kiểu Putin?

Phương Tây cho rằng diễn biến miền Đông Ukraine do điện Kremlin thao túng. Vì đâu V.Putin có cơ hội thực hiện cuộc cách mạng này?

Đến thời điểm này, ba thành phố lớn ở miền đông Ukraine là Donetsk, Luhansk và Kharkiv rơi vào tình trạng bạo loạn, không chính phủ. Những người thân Nga đang chiếm lấy những cơ quan đại diện cho chính quyền Kiev, họ yêu cầu sự tự trị tương tự như của bán đảo Crimea. Và sau tự trị, họ cần có một lực lượng gìn giữ hòa bình như những vệ binh giấu mặt để tiến hành trưng cầu dân ý về việc sáp nhập Nga hay không.

Một kịch bản Crimea méo mó

Những gì đang diễn ra ở miền đông Ukraine khiến phương Tây liên tưởng đến một kịch bản Crimea lặp lại. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, miền đông quốc gia này đang là một phiên bản Crimea đầy lỗi.

Xét lại vấn đề trên bán đảo Crimea, khi chính quyền Kiev kịp nhận thấy ý tưởng sáp nhập Nga trên vùng lãnh thổ tự trị này, thì các tự vệ giấu mặt đã phủ kín bán đảo, phong tỏa cửa ngõ, bao vây doanh trại... Ngay sau đó, Crimea về với Nga bằng một cuộc trưng cầu dân ý "khách quan, minh bạch, công bằng" như lời Tổng thống Putin. Và nước Nga có viên ngọc quý Crimea không một hòn tên mũi đạn.

Nhưng miền đông Ukraine hoàn toàn khác. Họ không ở tư thế tự trị như bán đảo Crimea. Với những người thuộc dân tộc Nga, nói tiếng Nga, hoặc thân Nga, dù họ chiếm phần lớn, nhưng sẽ phải đối diện với một lực lượng quân đội, cảnh sát đã có sự chuẩn bị từ trước và quyết tâm cao hơn nhiều lần.

Miền Đông Ukraine: Crimea mới hay cách mạng sắc màu kiểu Putin? - Hình 1

Đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát Ukraine

Để có được một cuộc trưng cầu dân ý không tiếng s.úng như Crimea, là một điều xa xỉ, nếu không muốn nói là bất khả thi.

Sự leo thang ở miền đông có thể hiểu là hệ quả từ tấm gương Crimea. Trước một chính quyền Kiev đầy bất ổn, chủ nghĩa bài Nga dâng cao, hiện hữu bóng hình của tư tưởng phát xít, những người Nga hoặc thân Nga cho rằng mình đang hoặc đã bị đe dọa.

Có thể nói, người Ukraine đã quen với việc dựng lên chính quyền từ vỉa hè, từ bom xăng, vũ khí tự chế, đụng độ với cảnh sát, quân đội... Họ được đào tạo, tôi luyện từ cuộc cách mạng Cam năm 2008, hay những tháng ngày khói lửa vừa qua. Tới thời điểm này, họ tiếp tục công việc này một lần nữa để đòi tự trị là điều hoàn toàn dễ hiểu và trong khả năng.

Còn trách nhiệm của Nga trong bối cảnh này, Phó Chủ tịch Thượng viện Nga Ilyas Ukhmanov hôm 7/4 đã bày tỏ, tình hình khu vực miền đông Ukraine này không giống với kịch bản Crimea.

"Do khác biệt về chính trị và văn hóa nên tình hình ở khu vực Donetsk cần phải xem xét riêng biệt một cách kĩ lưỡng. Nó không hoàn toàn giống với những gì đã xảy ra ở Crimea hay ở thành phố cảng Sevastopol" - Nghị sĩ Ukhmanov nhận định.

Miền Đông Ukraine: Crimea mới hay cách mạng sắc màu kiểu Putin? - Hình 2

Một tòa nhà công quyền của Ukraine bị người thân Nga chiếm giữ và cố thủ

Tuy nhiên, từ hai tháng trước, quân đội Nga đã trong tư thế sẵn sàng chiến đấu ở biên giới miền đông Ukraine, tiếp giáp với các thành phố lớn đang đòi tự trị. Theo thông tin từ chính quyền Kiev, khoảng 40.000 lính Nga chỉ cách biên giới 30km. Và nhiều nhà phân tích của NATO cho rằng, với lực lượng tinh nhuệ này, chỉ 2 tiếng đồng hồ, Nga có thể làm chủ toàn bộ Ukraine.

Và cũng từ hai tháng trước, những người miền đông cũng đã nhen nhóm và dần leo thang các hoạt động bài Kiev và ủng hộ sáp nhập vào Nga.

Đặt những trường hợp này cách nhau, khó có thể không liên tưởng đến một kế hoạch mà Kremlin đã định sẵn mang tên "kịch bản Donetsk" với sắc màu riêng, nhưng kết quả sẽ như "kịch bản Crimea."

Cách mạng màu sắc của Putin?

Phương Tây đã chụp mũ Moscow về việc bơm t.iền và hậu thuẫn cho những hoạt động của người biểu tình tại miền đông Ukraine. Họ không ngần ngại nói thẳng điện Kremlin, hay cụ thể là Tổng thống Putin đang là người tạo nên toàn bộ những diễn biến này.

Tuy nhiên, một Ukraine đang yên bình dưới thời Tổng thống Yanukovich vì đâu nên sự đao binh? Nếu không có bàn tay nhào nặn của phương Tây với chiêu bài cách mạng sắc màu quen thuộc, liệu Nga có cơ hội nhìn thấy cái dây để giật?

Trong trường hợp của Ukraine, Washington đã khuyến cáo các đồng minh EU của mình với một cụm từ "kinh nghiệm Crimea". Tuy nhiên, bản thân lời giải cho những nước cờ của Putin, có vẻ như các lãnh đạo EU vẫn đang lỡ nhịp.

Nhiều nhà phân tích thế giới nhận định, trường hợp miền đông Ukraine sẽ tiến triển theo chiều hướng: người biểu tình thân Nga, mà đa số trong đó là người dân tộc Nga tại miền đông sẽ phải đối đầu với lực lượng an ninh và quân đội Ukraine. Sẽ có thương vong trong những màn đụng độ này.

Khi con số chỉ đến vạch đỏ báo động, quân đội Nga sẽ nhanh chóng hành động với danh nghĩa "bảo vệ công dân, bảo vệ dân tộc" hoặc gìn giữ hòa bình. Chỉ sau vài tiếng triển khai, miền đông Ukraine sẽ tràn ngập quân Nga, và lúc này, điều kiện tiên quyết để tạo ra một cuộc trưng cầu dân ý công khai, minh bạch đã đầy đủ.

Miền Đông Ukraine: Crimea mới hay cách mạng sắc màu kiểu Putin? - Hình 3

Đã có người bị thương trong quá trình biểu tình đòi tự trị tại thành phố Donetsk

Lúc này, Kiev và trên đó là phương Tây đang phải đối diện với một cục diện, sẽ có rất nhiều khu vực tại Ukraine đứng lên đòi tự trị. Và Kiev cũng không che giấu quyết tâm sẽ dập tắt những yêu cầu này của nhân dân.

Tuy nhiên, nhà phân tích chính trị Ukraine, Sergei Mikheyev khẳng định rằng liên bang hóa là phương tiện duy nhất để giữ gìn sự thống nhất của Ukraine.

"Kiev sợ rằng sau các cuộc trưng cầu dân ý, bước tiếp theo sẽ là đòi sát nhập vào Nga. Nhưng theo ý kiến của tôi, đây là một chính sách thiển cận. Bởi vì một cuộc trưng cầu dân ý về liên bang hóa có thể giảm căng thẳng và giữ Ukraina trong biên giới hiện tại. Trên thực tế, đây là phương tiện duy nhất."

"Đối với phương Tây, như thường lệ, họ luôn sử dụng tiêu chuẩn kép. Chẳng hạn, Mỹ cũng là Liên bang, trong đó các bang có quyền hạn rất độc lập, đến mức mà mỗi bang có luật hình sự riêng. Cộng hòa Đức đang quan tâm đến tình hình Ukraina cũng là Liên bang. Không hiểu tại sao phương Tây lại cho rằng liên bang hóa đối với họ là chuyện hoàn toàn chấp nhận được, còn Ukraine thì phải là một nhà nước đơn nhất, mặc dù có những xung đột và mâu thuẫn nội bộ rõ rệt." - Ông Mikheyev nhận định.

Có thể thấy, ông chủ điện Kremlin đã tương kế tựu kế, biến cách mạng sắc màu, quân bài tủ của phương Tây trở thành một cuộc cách mạng đòi tự trị mang phong cách của riêng mình. Mấu chốt của phương pháp Putin là lợi dụng mâu thuẫn sắc tộc, quyền lợi của các nhóm người để từ đó chia tách và thu nhận.

Theo Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 200 viên sỏi trong khớp vai, bác sĩ cảnh báo căn bệnh nguy hiểm
06:34:12 24/06/2024
Thành phố Sevastopol ở Crimea ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ tấn công của Ukraine
20:28:38 24/06/2024
Nhà sáng lập WikiLeaks đồng ý nhận tội
11:38:46 25/06/2024
Nhật Bản tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn bay
09:11:57 25/06/2024
Hàn Quốc ghi nhận tháng 6 có nhiều ngày nóng nhất từ trước đến nay
06:19:50 24/06/2024
AP: Ukraine đang thúc giục Washington cho phép tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga
06:23:07 24/06/2024
Thủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc
07:02:07 24/06/2024
Nội dung chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống quốc gia thành viên NATO
21:31:35 25/06/2024

Tin đang nóng

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Sao nam tân trang sắc đẹp: Phần nhiều như đeo mặt nạ
22:31:38 25/06/2024
Nữ Cục trưởng được phong NSND ở t.uổi 45: Nguyên là Giám đốc Nhà hát, U50 yêu đời, thích cắm hoa và vẽ tranh
22:03:22 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Chủ tịch CLB Hà Nội bất ngờ ẩn ý chuyện mong hoa hậu Đỗ Mỹ Linh sinh con lần hai?
20:50:39 25/06/2024
Nhân vật khiến Hoài Tâm phải gọi là "sư tổ", sở hữu sân khấu riêng mang tên mình là ai?
22:15:00 25/06/2024
Bố chồng mới mất, tôi dọn phòng thì c.hết sững khi thấy giấy khám thai cùng kết quả xét nghiệm ADN
20:40:04 25/06/2024
Quang Lê tiết lộ làm ăn không thành với Mai Thiên Vân, bị đàn em lên mạng nói xấu
22:16:27 25/06/2024

Tin mới nhất

Cảnh báo ô nhiễm bụi mịn quanh các sân bay lớn ở châu Âu

06:32:43 26/06/2024
Tổ chức T&E, có trụ sở tại Brussels, đã phân tích nồng độ UFP xung quanh sân bay Amsterdam-Schiphol dựa trên dữ liệu do Viện Y tế cộng đồng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM) thu thập.

Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh

06:11:44 26/06/2024
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của một Nhà vua Nhật Bản đương nhiệm tới Anh kể từ chuyến thăm năm 1998 của Nhà vua Akihito.

EU khởi động đàm phán kết nạp Ukraine, Moldova

06:08:27 26/06/2024
Phát biểu qua video khi cuộc đàm phán bắt đầu, Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal nhấn mạnh sự kiện này đ.ánh dấu một chương mới trong quan hệ giữa Ukraine và EU.

EU gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine đến năm 2026

06:04:05 26/06/2024
Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch EC

06:01:56 26/06/2024
Bà von der Leyen - một trong những nhân vật theo đuổi đường lối tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine - được đảng Nhân dân châu Âu (EPP) ủng hộ. Đảng này dẫn đầu trong cuộc bầu cử EP vừa qua.

Biểu tình biến thành đụng độ nghiêm trọng ở Kenya, nhiều người thương vong

05:58:34 26/06/2024
Những người biểu tình kêu gọi Quốc hội ngừng hoạt động cũng như các nghị sĩ phải từ chức. Ngoài Nairobi, các cuộc biểu tình và đụng độ cũng nổ ra tại một số thành phố và thị trấn khác trên khắp Kenya.

Vũ khí dưới nước tối mật của Mỹ bị lộ trên Google Maps

05:56:19 26/06/2024
Nhưng khi Manta Ray được thử nghiệm trên biển và lọt vào tầm ngắm của Google Earth vào cuối tuần qua, người dùng internet đã nhanh chóng phát hiện ra UUV tuyệt mật của Mỹ.

Ông Trump xem xét kế hoạch ngừng viện trợ nếu Ukraine không đàm phán với Nga

05:53:45 26/06/2024
Hai cố vấn chủ chốt của ông Donald Trump đã trình bày với cựu tổng thống về kế hoạch chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine nếu ông tái đắc cử.

Israel ưu tiên giải pháp ngoại giao nhằm chấm dứt căng thẳng với Hezbollah

22:03:41 25/06/2024
Cố vấn an ninh quốc gia Israel Tzachi Hanegbi ngày 25/6 cho biết nước này mong muốn chấm dứt căng thẳng với lực lượng Hezbollah ở Liban bằng biện pháp ngoại giao.

Cố vấn của ông Trump tiết lộ kế hoạch chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

21:22:54 25/06/2024
Kế hoạch nêu rõ, Nga sẽ được cảnh báo rằng bất kỳ hành động từ chối đàm phán nào sẽ dẫn tới việc Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Diễn đàn ASEAN - Nhật Bản lần thứ 39

21:21:31 25/06/2024
Các nước đã rà soát tình hình hợp tác, đề xuất những định hướng và biện pháp nhằm phát triển hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực.

Trung Quốc mở rộng chính sách miễn thị thực với New Zealand, Australia và Ba Lan

21:16:51 25/06/2024
Thông tư có đoạn nêu rõ để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho trải nghiệm du lịch của khách du lịch nước ngoài, Trung Quốc sẽ tung ra thêm các sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao đến nước này.

Có thể bạn quan tâm

Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 47: Nghĩa và An Nhiên chính thức "toang", khán giả hết lời khen ngợi diễn xuất của 1 người

Phim việt

06:15:30 26/06/2024
Diễn biến mới nhất của Trạm Cứu Hộ Trái Tim xoay quanh mối quan hệ của Nghĩa và An Nhiên sau khi phát hiện ra sự thật về bé Kitty.

Ăn 'thủng nồi trôi rế' với món thịt gà hầm khoai tây cà rốt ngọt thanh, cả nhà đều thích

Ẩm thực

06:02:15 26/06/2024
Bữa cơm gia đình thường không thể thiếu món mặn từ các loại thịt. Hôm nay, bạn hãy thử nấu món gà hầm khoai tây cà rốt thơm ngon, đậm đà để cả nhà cùng thưởng thức nhé!

4 phim Hàn lãng mạn hay nhất nửa đầu năm 2024

Phim châu á

05:56:28 26/06/2024
Trong nửa đầu năm 2024, khán giả đã được thưởng thức những câu chuyện tình yêu cực ngọt ngào và dưới đây là những tựa phim đáng xem nhất.

Sao nhí Câu Chuyện Hoa Hồng bị chê "không xứng là con gái Lưu Diệc Phi"

Hậu trường phim

05:54:19 26/06/2024
Vào vai con gái của thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng, cô bé gặp nhiều áp lực, phải chịu những lời dè bỉu.

Mưa lớn gây sạt lở đường lên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, Lai Châu

Tin nổi bật

05:51:25 26/06/2024
Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Tam Đường đã có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình, động viên cán bộ, nhân viên khu du lịch nhanh chóng khắc phục hậu quả. Huyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần.

Smilegate ấn định ngày phát hành của bom tấn mới, tiếp tục mang tin buồn tới cộng đồng game Việt

Mọt game

05:44:45 26/06/2024
Cách đây ít lâu, Smilegate - cha đẻ của Đột Kích đã khiến làng game quốc tế sững sờ khi thông báo ra mắt một tựa game nặng đô mới có tên Lord Nine.

Chi mạnh 300 triệu làm phim ngắn nhưng lại bị ví như quảng cáo game, "idol Top Top" bức xúc

Netizen

04:30:25 26/06/2024
Pun, tên thật là Phạm Diễm Quỳnh, sinh sống ở Hà Nội - idol Tóp Tóp khá nổi tiếng với cư dân mạng. Nhắc đến cô nàng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến niềm đam mê váy lolita, bồng bềnh kiểu công chúa, với những bộ cánh lên đến vài chục triệu...

4 mỹ nhân Việt mặc áo thun đẹp xuất sắc, gợi ý những cách phối đồ chuẩn sành điệu

Thời trang

23:12:20 25/06/2024
Áo thun luôn được yêu thích trong mùa hè vì độ nhẹ mát, thoải mái khi diện. Món thời trang này còn mang đến hiệu quả hack t.uổi và không hề kén người mặc.

Xét xử phúc thẩm bị cáo Đỗ Hữu Ca

Pháp luật

23:00:47 25/06/2024
Ngày mai 26/6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm xét xử theo kháng cáo của ông Đỗ Hữu Ca trong vụ án mà ông Ca bị truy tố về tội L.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản .

Rapper đầu tiên của Việt Nam ra album kép

Nhạc việt

22:55:13 25/06/2024
Karik sẽ kỷ niệm 15 năm hoạt động nghệ thuật của mình bằng một album kép với tựa đề 421 , thể hiện sự tương phản trong âm nhạc của anh.

Đoạn video Á hậu Phương Nga phản ứng khi Bình An bị đứt dây chằng gây sốt MXH

Sao việt

22:46:04 25/06/2024
Diễn viên Bình An và Á hậu Phương Nga là một trong những cặp đôi trai tài gái sắc của showbiz Việt. Sau khi về chung một nhà, cả hai thường xuyên chia sẻ hoạt động đời thường trên mạng xã hội.