Tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2015
Sáng 28/12, tại Hội nghị Chính phủ với địa phương tháng 12/2015, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày Báo cáo tóm tắt kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2015. Báo Đầu tư trích đăng một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội thực hiện năm 2015.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trình bày Báo cáo tại Hội nghị Chính phủ với địa phương
1. Về thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát
- Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2015 tăng 0,6% so với tháng 12/2014; bình quân cả năm 2015 tăng 0,63%. Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp, nhưng không có biểu hiện giảm phát. Tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu đã tăng khá mạnh; tăng trưởng kinh tế cao nhất trong vòng 8 năm qua. Lạm phát cơ bản bình quân cả năm 2015 tăng 2,05% so với năm trước.
- Về tiền tệ, tín dụng: Tính đến ngày 21/12/2015, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 13,59% so với cuối năm 2014; tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 17,17%; tổng phương tiện thanh toán ước tăng 13,55%.
- Về thu – chi ngân sách nhà nước: lũy kế đến ngày 15/12/2015, tổng thu NSNN ước đạt 884,755 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1% dự toán và bằng 95,4% số đã báo cáo Quốc hội; ước thực hiện cả năm 2015, thu NSNN sẽ vượt dự toán và vượt số đã báo cáo Quốc hội. Tổng chi NSNN ước đạt 1.064,51 nghìn tỷ đồng, bằng 92,8% dự toán.
- Về đầu tư phát triển: năm 2015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 1.367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước và bằng 32,6% GDP.
Vốn FDI thực hiện năm 2015 ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 17,4% so với năm 2014; vốn đăng ký ước đạt 22,76 tỷ USD, tăng 12,5%; số dự án cấp mới tăng 26,8%; số lượt dự án tăng thêm vốn tăng 37%.
2. Về thực hiện mục tiêu phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
Video đang HOT
- Tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 8 năm qua: tốc độ tăng GDP có xu hướng tăng nhanh sau từng Quý (Quý I tăng 6,12%; Quý II tăng 6,47%; Quý III tăng 6,87% và Quý IV tăng 7,01%). Ước cả năm, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,68%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 6,5%) và cao hơn mục tiêu đề ra là 6,2%.
- Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến tiếp tục tăng trưởng cao: tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 9,29%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2015 ước tăng 9,8%, cao hơn các năm trước (năm 2013 tăng 5,9%; năm 2014 tầng 7,6%); trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,6%.
- Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,36%. Tổng sản lượng lương thực có hạt toàn quốc ước đạt gần 50,5 triệu tấn, tăng 0,6% so với năm trước. Sản xuất lúa cả năm 2015 vẫn đạt khá, tăng nhẹ về diện tích, năng suất và sản lượng: diện tích gieo trồng lúa đạt 7,83 triệu ha, tăng 0,2% so với năm trước; năng suất ước đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha (tăng 0,3%), sản lượng ước đạt gần 45,22 triệu tấn, tăng 241 nghìn tấn (tăng 0,5%).
- Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển, sức mua và tổng cầu tiếp tục cải thiện: tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt 6,04%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2015 ước tăng 9,5% so với năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 8,4%. Khách quốc tế đến nước ta ước đạt khoảng 7,94 triệu lượt khách, bằng xấp xỉ năm 2014.
- Về xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 162,44 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 165,6 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014; nhập siêu khoảng 3,17 tỷ USD, bằng khoảng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- Hoạt động phát triển doanh nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tích cực, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn tăng cao, nhất là từ khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Đầu tư (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (01/7/2015). Năm 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 601.519 tỷ đồng; so với năm trước, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đãng ký (so sánh 2014/2013: doanh nghiệp giảm 2,7%; vốn tăng 8,4%). Vốn đăng ký bình quân/doanh nghiệp đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Có 21.506 doanh nghiệp trước đây gặp khó khăn ngừng hoạt động nay quay lại hoạt động, tăng 39,5% so với năm trước.
3. Về lao động, việc làm, an sinh xã hội, y tế, văn hóa và các lĩnh vực xã hội khác
Năm 2015, ước tạo việc làm khoảng 1,63 triệu người, bằng 101,6% kế hoạch năm, tăng 1,6% so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khoảng 2,31%; trong đó, khu vực thành thị khoảng 3,29%, đạt mục tiêu đề ra (dưới 4%). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 4,5%; riêng các huyện nghèo giảm còn 28%, hoàn thành mục tiêu theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội. Tuyển mới dạy nghề khoảng 2,15 triệu người, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,3% so với thực hiện năm 2014. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2015 ước đạt 51,6%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ là 21,9%.
Các lĩnh vực an sinh xã hội tiếp tục được các cấp, các ngành chú trọng triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác ý tế dự phòng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Các hoạt động văn hoá – nghệ thuật, thông tin, tuyên truyền, thể thao, an toàn giao thông được triển khai và đạt kết quả tốt.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
11 tháng, giải ngân FDI đạt mức kỷ lục 13,2 tỷ USD
Theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sau 11 tháng, giải ngân vốn FDI đã đạt trên 13,2 tỷ USD, tăng 17,9% so vớicùng kỳ.
Giải ngân vốn FDI vào các dự án trong 11 tháng qua tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái
Tính theo năm, có lẽ chưa năm nào giải ngân vốn FDI đạt được kết quả tích cực như năm nay. Vẫn còn 1 tháng cuối năm, nhưng theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), giải ngân vốn FDI đã đạt trên 13,2 tỷ USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giải ngân vốn FDI những năm gần đây chỉ xoay quanh ngưỡng 11 - 12 tỷ USD. Năm ngoái, con số là 12,5 tỷ USD và đã được đánh giá là ở mức cao, dù vẫn thấp so với gần 22 tỷ USD vốn đăng ký.
Không chỉ là vốn giải ngân, số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài công bố cho thấy, vốn đăng ký cũng đạt nhiều kết quả tích cực trong 11 tháng qua, cả số dự án cấp mới và tăng thêm vốn, số vốn đăng ký đều tăng cao so với cùng kỳ. Cụ thể, có 1.855 dự án cấp mới, tăng 30% so với cùng kỳ và 692 lượt dự án tăng vốn, tăng 34,4%, với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt trên 20,22 tỷ USD, tăng 16,7% (trong khi cùng kỳ giảm 16,7%).
"Đó là tín hiệu cho thấy môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tin tưởng lựa chọn điểm đến Việt Nam", đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận định như vậy khi báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11/2015.
Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp tới 105,15/148,7 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trong 11 tháng đầu năm, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong một chia sẻ cách đây ít ngày, ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc Văn phòng Jetro tại TP.HCM cho biết, có đến 25% số doanh nghiệp Nhật Bản rời Trung Quốc đã chọn Việt Nam để đầu tư. "Ngoài giá nhân công rẻ, doanh nghiệp Nhật đánh giá cao việc cơ sở hạ tầng của Việt Nam được cải thiện nhiều cầu đường được xây dựng, rút ngắn thời gian di chuyển", ông Yasuzumi Hirotaka nói.
Vốn giải ngân tăng nhanh, nhiều dự án đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng để "tăng lực" cho nền kinh tế trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của khối doanh nghiệp trong nước đang còn khó khăn. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp tới 105,15/148,7 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt trong 11 tháng đầu năm, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể hơn, trong khi kim ngạch xuất khẩu của khối FDI tăng 13,5% so với cùng kỳ thì khu vực doanh nghiệp trong nước lại giảm 2,6%. Và trong khi khối FDI xuất siêu 15 tỷ USD, thì doanh nghiệp trong nước lại nhập siêu tới 18,8 tỷ USD. Bởi thế, tính chung 11 tháng qua, Việt Nam vẫn đang nhập siêu 3,8 tỷ USD và dù thấp hơn mục tiêu đề ra là bằng 5% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng có thể thấy rất rõ nguyên nhân dẫn tới nhập siêu là ở khu vực doanh nghiệp trong nước.
Những con số này tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp FDI trong tạo động lực cho nền kinh tế, đặc biệt trong những năm kinh tế khó khăn gần đây. Song khoảng cách quá lớn giữa hai khu vực kinh tế trong nước và nước ngoài không khỏi khiến dư luận đặt câu hỏi.
Thậm chí, ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã thẳng thắn bày tỏ sự lo ngại đối với những đóng góp của khu vực doanh nghiệp trong nước, mà nhất là các doanh nghiệp nhà nước. "Doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 24,6% vốn của cả nền kinh tế, chiếm 25,3% doanh thu thuần, nhưng đã đóng góp tới 67% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước", ông Kiên nói.
Khá bức xúc, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cũng nhắc đến hiện tượng doanh nghiệp FDI tồn tại tốt, nhưng doanh nghiệp trong nước phát triển yếu kém trong bối cảnh nền kinh tế đang hồi phục rõ nét hơn, với dự báo tăng trưởng GDP trong năm nay có thể vượt 6,5%.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, vốn FDI vẫn luôn là một nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cần tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng, hiệu quả của nguồn vốn này. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải làm sao để khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh lên và phát triển song hành với khu vực FDI.
"Nếu chúng ta duy trì một tốc độ tăng trưởng mà dựa vào FDI thì sẽ phát sinh một mâu thuẫn trong nền kinh tế, vì xét cho cùng, FDI vẫn là nợ quốc gia. Nếu phát triển lĩnh vực đó thì GDP tăng, nhưng lợi ích quốc gia sẽ giảm vì tổng nguồn vốn đưa vào bao giờ cũng thấp hơn tổng đưa ra và phân phối không không đều", chuyên gia Trần Du Lịch nói.
Trong các phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ mười, Quốc hội Khóa XIII mới đây, nhiều đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ sự quan ngại trước sự phát triển ngược chiều của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.
Theo ông Trần Ngọc Vinh, đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng, khu vực kinh tế trong nước ngày càng nhỏ và yếu thế hơn so với khu vực FDI. "Cần phân tích rõ nguyên nhân tại sao có sự phát triển lệch pha ngày càng lớn giữa doanh nghiệp thuộc hai khu vực kinh tế này, do quản trị doanh nghiệp hay do chính sách? Phải tập trung nguồn lực chính sách phát triển doanh nghiệp trong nước ngằm nâng cao sức cạnh tranh, nội lực của nền kinh tế, bảo đảm phát triển cân đối, hài hòa giữa doanh nghiệp trong nước và khu vực FDI", ông Trần Ngọc Vinh nói.
Đây là vấn đề đang nổi lên trong thời gian gần đây. Chính vì vậy, khá nhiều quan điểm được đặt ra về việc có nên thúc đẩy thu hút FDI khiến khu vực này chèn ép doanh nghiệp trong nước không? Câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh là vốn FDI vẫn luôn là một nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, cần tăng cường thu hút đầu tư và nâng cao chất lượng, hiệu quả của nguồn vốn này. Tuy nhiên, điều quan trọng - theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - là phải làm sao để khu vực doanh nghiệp trong nước mạnh lên và phát triển song hành với khu vực FDI.
Liên quan đến vấn đề này, ngày mai, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ sẽ được tổ chức với chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập quốc tế". Các trao đổi thẳng thắn và khuyến nghị chính sách sẽ được đưa ra, nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp trong nước và cả khu vực FDI. Chỉ khi doanh nghiệp trong nước thực sự mạnh, đủ năng lực làm "đối trọng" với khu vực FDI, thì những đồng vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam mới thực sự có tác động lan tỏa mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.
Theo Nguyên Dức
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: "Tất cả vì sự bền vững của Doanh nghiệp và nền kinh tế" Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2015 sáng nay, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, "những trao đổi kiến nghị được đưa ra, tất cả vì sự bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế". Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh. Ảnh: Đức Thanh VBF cuối kỳ diễn...