Tình hình thế giới căng thẳng, vũ khí Mỹ hút hàng
Các cuộc xung đột quân sự diễn ra từ Ukraine đến Trung Đông, hay tình hình căng thẳng ở châu Á đã làm gia tăng nhu cầu mua vũ khí Mỹ, nhất là hệ thống phòng không, trinh sát và xe bọc thép, theo Reuters.
Tiêm kích F-35 của Mỹ là loại vũ khí đắt tiền nhất (giá trên 80 triệu USD/chiếc) và được nhiều nước quan tâm – Ảnh: Reuter
Các hãng sản xuất vũ khí lớn của Mỹ như Lockheed Martin, Northrop Grumman, Boeing và Raytheon đang tham gia các thị trường mới sau khi ngân sách chi cho quốc phòng của Mỹ bị cắt giảm.
Ukraine, châu Âu, Trung Đông với sự nổi dậy của phiến quân IS là những nơi đang có nhu cầu vũ khí từ Mỹ.
Ngoài ra tại châu Á, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang gia tăng đi cùng các hành vi gây căng thẳng của nước này với các nước láng giềng khiến Mỹ phải tăng cường hơn nữa quan hệ với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản đến các nước cựu thù như Việt Nam.
Và những tình hình căng thẳng như thế trên thế giới là cơ hội làm ăn của các nhà sản xuất vũ khí Mỹ.
Tập đoàn Lockheed cho biết sẽ tăng lợi nhuận năm 2014 này lên 15 tỉ USD so 14 tỉ USD của năm ngoái, nhờ các đơn hàng mua tiêm kích thế hệ mới F-35 đã tăng đến 40%.
Và khi Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định gia tăng cường độ tấn công phiến quân IS cả ở Iraq lẫn Syria, việc này còn giúp các hãng thầu dịch vụ cho quân đội cũng hưởng lợi chứ không chỉ các hãng sản xuất vũ khí.
Video đang HOT
Chẳng hạn các hãng ManTech International, Leidos và Engility sẽ có hợp đồng cung cấp dịch vụ xe cộ và phân tích dữ liệu; hãng AeroVironment cung cấp máy bay không người lái cầm tay, Alliant Techsystems và Exelis cung ứng đạn dược…
Các cuộc tấn công do phiến quân IS gây ra khiến việc bảo vệ biên giới được các nước Trung Đông quan tâm, kéo theo nhu cầu về các loại xe hỗ trợ chiến đấu mặt đất của Mỹ vốn tồn đọng nhiều sau cuộc chiến Iraq.
Tình hình chiến sự ở Ukraine đã khiến các nước thành viên NATO phải tăng chi phí quốc phòng lên 2% GDP trong vòng 1 thập kỷ sẽ thúc đẩy mua sắm vũ khí, dù các đơn hàng mua vũ khí Mỹ phải mất từ vài tháng đến vài năm mới có. Hãng General Dynamics (Mỹ) cũng vừa ký hợp đồng trị giá 3,5 tỉ USD cung cấp xe tăng hạng nhẹ cho lục quân Anh.
Sự gia tăng hoạt động của phiến quân IS ở Iraq và Syria khiến nhu cầu về vũ khí Mỹ gia tăng – Ảnh: Reuters
Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ vũ trang tên lửa Hellfire, sử dụng rộng rãi tại Afghanistan, Iraq… – Ảnh: Không lực Mỹ
Loại vũ khí đắt tiền nhất của Mỹ là tiêm kích F-35, do Mỹ và 8 đồng minh hợp tác phát triển gồm Anh, Úc, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan.
Hàn Quốc dự kiến sẽ quyết định mua 40 tiêm kích F-35 năm nay; Phần Lan, Ba Lan, Bỉ cũng quan tâm. Thậm chí có tin Ấn Độ cũng bày tỏ mối quan tâm đến loại máy bay chiến đấu này.
Tuy nhiên ông Greg Kausner, phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh khu vực thì cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đang nghiên cứu khi nào thì tình hình căng thẳng buộc Mỹ phải bán hoặc cung cấp loại tiêm kích này cho đồng minh.
Theo Tin Nóng
Vũ khí Mỹ chỉ xếp 'hạng hai' vì sao?
Mỹ từng đứng đầu thế giới về khí tài chiến tranh. Nhưng hiện giờ, nhiều vũ khí của họ chỉ xếp "hạng hai".
Ngày nay, Boeing và Airbus là đối thủ của nhau về mọi phương diện. Trực thăng Airbus và AgustaWestland của châu Âu áp đảo thị trường trực thăng thương mại thế giới, với hàng loạt các model mới.
Trong khi đó, xuất khẩu trực thăng của Mỹ hầu hết là trực thăng quân sự, dẫn đầu là 2 mẫu thiết kế đã có từ những năm 1970, và đầu những năm 1960 Chinook.
Xuất khẩu quân sự của Mỹ vẫn rất lớn, và được thúc đẩy bởi các thương vụ "khủng". Tuy nhiên, đáng chú ý, mặc dù Lầu Năm góc chi nhiều tỷ USD cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này nhưng Israel dẫn đầu về thị trường phương tiện không người lái (UAV).
Tên lửa không đối không phản lực Meteor của châu Âu được vẫn được cho là "độc nhất vô nhị" ở tầm xa, mang lại cho Thụy Điển năng lực hoạt động khẩn cấp. Trong khi đó, phiên bản AIM-120 của tên lửa tầm trung tiên tiến AAM do Mỹ chế tạo vẫn chưa thể hoạt động.
Tên lửa đất đối không mới duy nhất của Mỹ vừa bị Ba Lan từ chối, chưa kể đến phiên bản nâng cấp của Patriot và SAMP/T của MBDA, một phiên bản mặt đất hoạt động trên các tàu chiến Anh và Pháp. Đối thủ của Mỹ như Rafael và Diehl đang ngày càng chiếm lĩnh phân khúc tên lửa tầm ngắn hơn.
Không chỉ các tàu chiến không xuất khẩu của Mỹ mà các thiết kế quan trọng của Hải quân Mỹ trong tương lai, như tàu chiến ven bờ đều phụ thuộc vào các động cơ, rađa và súng châu Âu (ngoài tua-bin gas của General Electric trên tàu sân bay Independence).
Chương trình xuất khẩu lớn nhất của hải quân là hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis. Tương tự, tàu đổ bộ mới của lính thủy đánh bộ Mỹ có thể phải theo một thiết kế của Italia.
Mỹ từng dẫn đầu về rađa quét điện tử tích cực, nhưng hiện chúng đã đến lúc phải nâng cấp, dựa trên công nghệ gali natri có hiệu quả cao và tầm quét xa hơn. Bên cạnh đó, Lầu Năm góc đã quá gắn bó với công nghệ tàng hình mà quên đi công nghệ gây nhiễu điện tử và công nghệ ghi nhớ tần số radio kỹ thuật số.
Nhiều nhà thầu quốc phòng Mỹ thích trả lợi tức cho cổ đông hơn là đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D). Trong khi các công ty đầu tư vào Mỹ lại quá phụ thuộc vào xuất khẩu và không đủ năng lực R&D. Hơn nữa, R&D của Mỹ lại hướng vào những gì Mỹ muốn hơn là đáp ứng nhu cầu trên thế giới.
Thực tế là V-22 có thể xuất cho Israel và có thể là Nhật Bản. Hầu hết các nước muốn có những trực thăng hoạt động hiệu quả và an toàn hơn, điều mà Airbus và AgustaWestland của châu Âu có thể đáp ứng, trong khi công nghiệp quốc phòng Mỹ mất tới 1,5 thập niên để theo đuôi trực thăng "tương lai" JMR.
Vấn đề cần tồi tệ khi số lượng các chương trình R&D của Mỹ trở nên thất thường. Chắc chắn điều này đã tạo ra những khoảng trống lớn mà các đối thủ của Mỹ có thể khai thác.
Kế hoạch máy bay chuyên vận thế hệ tiếp theo của C-130 (Mỹ) đang gặp khó khăn về tài chính và sẽ không ai phải ngạc nhiên khi Airbus hay Embracer sẽ chiếm lĩnh phân khúc thị trường này vào năm 2020 với các mẫu chuyên vận mới A400M và KC-390.
Thách thức lớn nhất là vấn đề văn hóa. Boeing của Mỹ mất 2 thập niên để chấp nhận rằng thách thức từ Airbus là do nguyên nhân khác ngoài nguyên nhân được các chính phủ trợ cấp.
Ngày nay, về mặt quốc phòng, một điều rất đáng ngại là nhiều người Mỹ vẫn không nhận thức được sự tồn tại của tên lửa không đối không phản lực Meteor "vô đối" của châu Âu. Và sự từ chối của Ba Lan đối với hệ thống phòng không MEADS đã gây sốc cho người Mỹ.
Theo NTD/The Daily Beast
10 vũ khí "độc" của quân đội Mỹ Ngoài vũ khí laser thế hệ mới có khả năng bắn hạ máy bay của đối phương, Bộ Quốc phòng Mỹ đang lên kế hoạch trình làng 10 loại vũ khí "siêu độc đáo" để trang bị cho quân đội nước này trong tương lai. Robot mèo hoang Với khả năng di chuyển giống như một thực thể sống, người ta nghĩ rằng...