Tình hình Thái Lan sau khi quân đội đảo chính
Lệnh giới nghiêm đã được ban bố trên toàn lãnh thổ Thái Lan, sau khi quân đội giành quyền kiểm soát chính phủ và đình chỉ hiến pháp.
Tư lệnh quân đội Thái Lan, Tướng Prayuth Chan-ocha đã áp dụng lệnh giới nghiêm từ 22 giờ đêm đến 5 giờ sáng hôm sau cùng với lệnh cấm tụ tập chính trị. Những nhân vật chính trị quan trọng đã bị bắt giữ, trong khi một số người khác, bao gồm Thủ tướng đương nhiệm Niwatthamrong Boonsongphaisan và cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra được ra lệnh phải trình diện quân đội.
Sau khi Tướng Prayuth Chan-ocha thông báo đảo chính trên truyền hình vào hôm qua (22/5), quân đội Thái Lan cho biết cần lập lại trật tự và tiến hành cải cách chính trị. Trước đó 2 ngày, quân đội đã tuyên bố tình trạng thiết quân luật và yêu cầu các nhà lãnh đạo chính trị đàm phán tại Bankok để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng.
Những nhóm biểu tình ở ngoài và trong thủ đô Bangkok đã bị giải tán, nhưng những hoạt động này diễn ra trong hòa bình. Một trong những điểm nóng là trại biểu tình của “phe Áo đỏ” ủng hộ chính phủ ở ngoại ô thủ đô Bangkok. Hàng trăm binh sĩ chặn ô tô tới gần địa điểm này, trong khi người biểu tình dọn dẹp trong yên tĩnh.
Eungkan, một người trong nhóm biểu tình, cho biết; “Quân đội đến, các lãnh đạo rời đi. Chúng tôi không sợ hãi. Cuộc đảo chính này sẽ không giúp ích cho ai”.
Những người biểu tình tại trung tâm thủ đô Bangkok cũng nhanh chóng dọn dẹp. Giao thông ở thủ đô của Thái Lan trở nên đông đúc hơn trước thời điểm lệnh giới nghiêm có hiệu lực. Các kênh truyền hình cũng quân đội giới hạn thời gian phát sóng.
Một số hình ảnh ở Thái Lan sau khi quân đội đảo chính:
Một người biểu tình ủng hộ phe Áo đỏ ở Thái Lan bị các binh sĩ bắt giữ tại Bangkok.
Video đang HOT
Quân đội được triển khai để đảm bảo trật tự trên đường phố ở Bangkok, sau khi Tướng Prayuth Chan-ocha tuyên bố đảo chính.
Các binh sĩ kiểm tra khu vực người biểu tình cắm trại gần tòa nhà chính phủ ở Bangkok.
Quân đội ra lệnh cho những người biểu tình giải tán trước thời điểm lệnh giới nghiêm có hiệu lực.
Các binh sĩ bảo vệ Đài tưởng niệm Dân chủ ở Bangkok.
Người biểu tình chống chính phủ thu dọn lều bạt tại thủ đô Bangkok trước thời điểm giới nghiêm.
Giao thông trở nên đông đúc ở trên các đường phố ở Bangkok ngay trước thời điểm giới nghiêm.
Sau thời điểm 22 giờ đêm, nhiều đường phố ở Bangkok trở nên vắng vẻ, không 1 bóng người.
Rất đông binh sĩ được triển khai tại thủ đô Bangkok để duy trì trật tự sau đảo chính.
Theo Khampha
Ông Suthep thách bà Yingluck quay lại văn phòng
Trung tâm Duy trì hòa bình và trật tự Thái Lan (CMPO) cho biết sẽ tăng tốc lấy lại 5 địa điểm đang bị những người biểu tình thuộc Ủy ban Cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) chiếm giữ ở thủ đô Bangkok.
Giám đốc CMPO Chalerm Yoobamrung cho biết cảnh sát ra quân từ ngày 17/2 để tái chiếm 5 điểm, trước hết là khu vực quanh Tòa nhà Chính phủ (từ cầu Orathai đến giao lộ Miksakawan và cầu Chamaimaruchet), tiếp theo là Khu phức hợp Chính phủ trên đường Chaeng Wattana, rồi đến đại lộ Ratchadamnoen (đoạn từ cầu Makhawan Rangsan tới cầu Phan Fah Lilat), trụ sở Bộ Nội vụ và Bộ Năng lượng.
Tờ Bangkok Post dẫn lời ông Chalerm cho biết trong trường hợp người biểu tình phản kháng bằng vũ khí, cảnh sát sẽ sử dụng súng để tự vệ.
Chốt biểu tình trên đường Chaeng Watthana. Ảnh: Bangkok Post
Trước đó, cuộc đàm phán giữa cảnh sát với nhà sư Luang Pu Budda Issara - thủ lĩnh biểu tình của PDRC tại đường Chaeng Wattana - vào ngày 16-2 đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận về việc mở lại các tòa nhà chính phủ. Tuy nhiên, hai bên đã nhất trí sẽ nối lại đàm phán trong ngày 17/2.
Từ ngày 14 đến 16/2, cảnh sát chống bạo động Thái Lan đã giành lại nhiều khu vực do người biểu tình chiếm giữ mà không vấp phải kháng cự đáng kể, ngoài một vụ nổ xảy ra gần cầu Makhawan đã làm 2 người bị thương.
Đây là đợt ra quân rầm rộ nhất của an ninh Thái Lan kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình chống chính phủ vào ngày 1/11/2013, thời điểm Hạ viện nước này thông qua dự luật ân xá gây tranh cãi.
Đáp lại kế hoạch của CMPO, thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban tối 16/2 tuyên bố sẽ dẫn đầu người biểu tình phong tỏa hoàn toàn Tòa nhà Chính phủ trong ngày 17/2. Ông này thách thức Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra và ông Chalerm dám xuất hiện ở khu vực trên.
Ngoài ra, người biểu tình của PDRC có thể sẽ hội quân với Mạng lưới Sinh viên và nhân dân vì cải cách Thái Lan (NSPRT), lực lượng nắm giữ khu vực cầu Chamaimaruchet trên đường Phitsanulok gần văn phòng của bà Yingluck. NSPRT cũng nhấn mạnh sẽ không để bà Yingluck quay lại Tòa nhà Chính phủ làm việc.
Ông Suthep thách bà Yingluck và ông Chalerm có mặt tại Tòa nhà Chính phủ sáng 17/2. Ảnh: Bangkok Post
Cùng ngày, một thủ lĩnh khác của PDRC là Witthaya Kaewparadai khẳng định họ sẽ thành lập 2 đội phản ứng nhanh để theo dõi bà Yingluck và các thành viên chủ chốt của CMPO.
Trng một diễn biến khác, ông Suthep cho hay sẽ chuyển 25 triệu baht quyên góp được cho nông dân vào ngày 18/2. Phần lớn số tiền dùng để giúp nông dân chi trả cho việc kiện bà Yingluck và các bộ trưởng vì không trả nợ tiền mua lúa gạo. 1,2 triệu baht còn lại được trao cho 11 gia đình có nông dân tự tử vì sức ép nợ nần.
Theo Hải Ngọc (Người lao động/Bangkok Post, The Nation)
Chính phủ Thái Lan có nguy cơ bị nông dân lật đổ Thất vọng với chương trình trợ giá gạo thất bại, ngày càng nhiều nông dân Thái Lan quay ra phản đối và đòi lật đổ chính phủ. Ngay khi chính phủ tạm quyền của Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cần đến sự ủng hộ của họ nhất, những người nông dân trồng lúa ở nước này lại giận dữ quay sang chỉ...