Tình hình Syria: Pháp sẽ cùng Mỹ tấn công từ biển?
Truyền thông Israel cho biết sau cuộc điện đàm đêm 23/8 giữa Tham mưu trưởng quân đội nước này Benny Gantz và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey, Ten Aviv đánh giá rằng Washington sẽ hành động tại Syria ngay cả khi không có nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề cấp bách ở Trung Đông, nhất là việc sử dụng vũ khí hóa học của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và những sự kiện mới nhất ở Lebanon.
Theo Reuters, nếu Mỹ và đồng minh có quyết định can thiệp quân sự vào Syria thì các lực lượng của những nước này đã sẵn sàng có thể tham gia vào bất cứ cuộc tấn công nào trong khu vực.
Tàu khu trục mang tên lửa hành trình Mỹ đã áp sát Syria
Một nguồn tin quân sự ngày 23/8 cho biết, Hải quân Mỹ đang tăng cường số lượng tàu khu trục mang tên lửa hành trình tại Địa Trung Hải từ 3 lên 4 tàu bằng việc trì hoãn đưa tàu khu trục lớp Arleigh Burke, USS Mahan trở về Mỹ.
Trong khi đó, tàu sân bay USS Harry S Truman, tàu chiến mạnh nhất trong khu vực, đã rời Địa Trung Hải vào cuối tuần trước và đi qua Kênh đào Suez vào Biển Đỏ.
Theo các chuyên gia quốc phòng, tàu này vẫn có thể tấn công Syria từ phía Nam Suez. Ngoài các máy bay tấn công trên tàu Truman, những tàu hộ tống của tàu khu trục này cũng có khả năng bắn tên lửa hành trình Tomahawk.
Video đang HOT
Xe tăng quân đội Syria ở Jobar, nơi chính phủ nước này nói phát hiện đường hầm chứa vũ khí hóa học của phe nổi dậy.
Kể từ đầu năm nay, Mỹ hiện có nhiều máy bay tiêm kích F-16 tại Jordan và một căn cứ không quân lớn tại Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ), nơi có khả năng chứa hàng loạt máy bay phục vụ cho một chiến dịch quân sự quy mô lớn hơn.
Trong khi đó, tàu sân bay hạt nhân Charles de Gaulle của Pháp hiện sẵn sàng hoạt động. Các quan chức cho biết tàu này hiện neo đậu tại cảng Toulon ở Địa Trung Hải. Pháp cũng có các máy bay tiêm kích Rafale và Mirage tại Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE), qua đó cũng có khả năng tấn công tới Syria.
Ngày 24/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã triệu tập cuộc họp khẩn với các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của mình tại Nhà Trắng để lên kế hoạch đối phó với cáo buộc chính phủ Syria đã tiến hành vụ thảm sát thường dân bằng vũ khí hóa học.
Tên lửa Tomahawk được phóng đi từ tàu khu trục USS- Preble (DDG-88) lớp Arleigh Burke
Quân nổi dậy đã tố cáo có hơn 1.300 người, trong đó có nhiều trẻ em, đã thiệt mạng trong tuần này bởi một vụ tấn công hóa học của chính quyền. Tuy nhiên, chính phủ Assad đã phủ nhận trách nhiệm này, và cho rằng chính lực lượng nổi dậy đứng sau vụ tấn công hóa học này.
Các cố vấn cao cấp của Tổng thống Obama đã công khai bác bỏ việc triển khai quân Mỹ vào trực tiếp tham chiến tại Syria, hoặc thiết lập một vùng “cấm bay” tại nước này, nhưng việc sử dụng vũ lực, có khả năng là các cuộc tấn công bằng tên lửa từ các tàu chiến hoặc máy bay ở bên ngoài lãnh thổ Syria, rất có thể sẽ được lựa chọn.
Theo Đất Việt
Mỹ sẽ tấn công Syria?
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, sĩ quan quân đội cấp cao nhất của Mỹ. nói với Ủy ban Thượng viện rằng chính quyền Obama đang xem xét việc đưa quân đội Mỹ tấn công vào Syria, hãng AP đưa tin.
Tướng quân Martin Dempsey đã nói rằng ông đã cung cấp cho Tổng thống Barack Obama các lựa chọn cho việc sử dụng vũ lực ở Syria, bao gồm cả "tấn công bằng vũ khí từ không gian".
Tướng quân Martin Dempsey - vị tướng 4 sao cấp cao của Quân đội Mỹ
Quân đội Mỹ không ngừng đưa ra các lựa chọn hành động tiềm năng mới, nhưng ý kiến của ông Dempsey cho thấy Mỹ sẵn sàng tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột. Vấn đề "đang được thảo luận trong các cơ quan chính phủ," vị Đại tướng cho biết.
Hồi tháng Ba, ông Dempsey từng ngụ ý việc đưa lực lượng quân sự vào Syria là một ý tưởng tồi: "...Tôi không nghĩ rằng vào thời điểm này tôi có thể nhìn thấy một lựa chọn quân sự nào sẽ đem lại một kết quả dễ chịu. Lời khuyên của tôi là cần tiến hành thận trọng".
Các lựa chọn mà quân đội Mỹ đưa ra là tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng liên quan đến vũ khí hóa học, tìm cách chuyển được nhiều vũ khí hơn cho phiến quân, lập vùng cấm bay, và thậm chí là đưa khoảng 20.000 lính Mỹ từ Jordan sang để thực hiện một cuộc tấn công mặt đất.
Ông Dempsey cũng thể hiện sự đồng tình với việc xây dựng một phe đối lập ôn hòa ở Syria và hỗ trợ cho lực lượng này. Ông thêm rằng việc liệu có sử dụng một cuộc tấn công không gian hay không là quyết định của các nghị sỹ Mỹ, chứ không phải là các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao của quốc gia.
Ngoài ra, việc sử dụng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái còn nhắm vào mục tiêu là phiến quân có liên hệ với al-Qaeda. Ý định này đã cho thấy Mỹ thực sự sẽ tấn công lực lượng chủ chốt của cả 2 phe của cuộc xung đột ở Syria.
Tất cả các dấu hiệu đã chỉ ra mục tiêu của Mỹ sẽ bao gồm các nỗ lực để trang bị cho quân nổi dậy chỉ ở mức vừa phải và cách ly lực lượng tốt nhất của phe đối lập, đồng thời cố gắng để lật đổ chế độ Assad.
Trong khi đó Assad đã lấy lại được thế thượng phong trên chiến trường ở phía tây của đất nước còn phe nổi dậy kiểm soát phần lớn phía bắc và phía đông.
"Assad giờ đây rất mạnh, không phải là sức mạnh của vị tổng thống điều khiển một nhà nước mà là một lãnh chúa, là người có vũ khi tinh vi hơn so với người khác", Hassan Hassan, một nhà báo Syria tại tờ báo tiếng Anh Abu Dhabi cho biết, "Ông ấy không có khả năng giành lại được đất nước".
Phạm vi của cuộc xung đột tiếp tục mở rộng ra các vùng biên giới của Syria, tạo ra một cơ hội cho các phiến quân cực đoan ở Lebanon và đông bắc Syria nổi dậy.
Theo Infonet
Scandal các nguyên thủ (K4): Petr Necas-Quýt làm, cam chịu Thủ tướng CH Séc Petr Necas vừa buộc phải từ chức vì một vụ bê bối leo thang liên quan đến cáo buộc tham nhũng, gián điệp của nữ Tham mưu Trưởng Jana Nagyova. Quyền mất, tình tan Thủ tướng Petr Necas đưa thông báo gây xôn xao dư luận vào cuối ngày 16-6. Trước đó vài ngày, cảnh sát đã lục soát...