Tình hình Syria: Pháp làm Obama cô đơn
Tình hình Syria ngày càng lạ khi người Pháp, đồng minh thân cận cuối cùng của ông Obama trong việc thảo phạt Assad vừa qua đã sử dụng bài xin ý kiến Quốc hội.
Hôm 1/9, trước khi phát biểu về vấn đề Syria tại Vườn Hồng của Nhà Trắng, ông Obama đã gọi điện thông báo cho Tổng thống Pháp Hollande về quyết định chờ Quốc hội bỏ phiếu đối với vấn đề Syria.
Ngay sau khi biết việc ông Obama nhờ cậy đến tấm bình phong Quốc hội, Tổng thống Pháp Hollande đã ngay lập tức tuyên bố ông cũng sẽ đưa việc tấn công Syria để thảo luận với Quốc hội nước này vào ngày 4/9.
Tuy Tổng thống Pháp khẳng định đã sẵn sàng để đồng hành với ông Obama trong cuộc thảo phạt Assad, nhưng thực sự người Pháp đang sử dụng một chiêu bài úp mở và chờ đợi thông tin từ phía Mỹ khi cho biết thêm: “Tổng thống Pháp có thể chủ động phát lệnh tấn công, nhưng dù sao, Quốc hội vẫn là một sự tư vấn sáng suốt”.
Một tình huống trớ trêu đang đặt ra trước mắt Tổng thống Mỹ Obama. Trong lịch sử chiến tranh hiện đại của nước Mỹ, hiếm khi nào các vị Tổng thống nhờ cậy đến sự can thiệp của Quốc hội, ngược lại, các Tổng thống đời trước còn tìm cách tránh sự can thiệp của Quốc hội vào những quyết sách chiến tranh của mình.
Trước khi trình vấn đề Syria lên Quốc hội để xin ý kiến, ông Obama đã gọi điện thông báo cho Tổng thống Pháp (Ảnh minh họa – Reuters)
Song, vì sao ông Obama phải dùng đến tấm bình phong Quốc hội để xin ý kiến về một cuộc tấn công mang tính “hạn chế”, trong khi trước đó, cả một kế hoạch trút mưa tên lửa xuống Syria, ông Obama chưa từng nhắc đến vai trò của Quốc hội?
Video đang HOT
Một câu hỏi đặt ra suốt nhiều ngày nay làm đau đầu những đồng minh và kể cả đối thủ của Mỹ, thực chất, ông Obama có muốn tấn công Syria hay không?
Cần nhớ trong tuyên bố tại Vườn Hồng của Nhà Trắng hôm 1/9, ông Obama đã khẳng đinh: “Tôi đã quyết định rằng Hoa Kỳ sẽ tiến hành một hành động quân sự nhắm vào các mục tiêu của chế độ Syria… song chúng ta sẽ không đặt chân lên đó”.
Thông điệp này chính là một lời tuyên chiến với Syria, tuy nhiên, đây chỉ là “chiến tranh hạn chế”, chứ không phải một tối hậu thư có thời hạn như thông điệp của tổng thống Bush ngày 18/3/2003 là “Saddam Hussein cùng các con trai của mình phải rời Iraq trong vòng 48 giờ” để tự ràng buộc vào một kỳ hạn ấn định trước.
Lần này ông Obama rào đón: “Việc thực hiện sứ mạng này không lệ thuộc vào thời gian: có thể là ngày mai, tuần tới hoặc một tháng nữa”. Điều này đồng nghĩa với việc bản thân Tổng thống Mỹ không thể tìm ra được lối thoát cho tình cảnh éo le của mình hiện nay.
Trước mắt, Tổng thống Mỹ đang đối diện với sự phản đối của người dân Mỹ về việc tấn công Syria, ngoài ra, Hạ viện Mỹ với các thành viên Đảng Cộng hòa cũng không đồng tình với ông Obama về vấn đề Syria.
Nhưng điều đó không quá quan trọng bằng việc quân đội Mỹ đang ở trong tình thế đơn thương độc mã. Chỉ cách đây một tuần, Mỹ còn có Anh, Pháp hỗ trợ tấn công, người Anh còn nhiệt tình nhận nhiệm vụ bắn những phát tên lửa tiên phong được Mỹ đặt lên vai. Nhưng đến hôm nay, Mỹ chưa tìm được đồng minh đủ tin tưởng trừng phạt Syria.
Tổng thống Pháp, ông Francois Hollande
Đơn thương độc mã, tiến thoái lưỡng nan, trong khi đó Syria đang tiến hành những biện pháp tinh vi hơn. Nắm được điểm yếu của cuộc tấn công hạn chế, quân đội ông Assad đang triển khai đưa khí tài quân sự và binh lính trà trộn giữa các khu dân cư.
Hành động này khiến cho mọi quả tên lửa của Mỹ đều có khả năng biến ông Obama từ một nhân vật đạt giải Nobel hòa bình trở thành con ác quỷ của nhân loại.
Đồng thời, hệ thống phòng không của Syria có thể không phải đối thủ của cuộc không kích tổng lực, nhưng với cuộc tấn công hạn chế, chưa chắc người Mỹ đã mang lại cho Syria sự đe dọa cần thiết như những gì ông Obama đã tuyên bố.
Trong khi LHQ vẫn chưa thông qua các kế hoạch trừng phạt quân sự Syria, lúc này, Tổng thống Mỹ cần nhất những đồng minh cùng mình đứng mũi chịu sào.
Đôi khi trong tình huống này, người sốt ruột không phải là Assad mà chính là ngài Obama.
Dù đánh hay không, thì quyết định nhờ cậy đến sự chấp thuận của Quốc hội đã là”sự thoái lui lịch sử của Mỹ”!
Theo Đất Việt
Mỹ "hoãn" tấn công Syria: Đòn câu giờ mạo hiểm của ông Obama
Quyết định tạm hoãn tấn công Syria và "chuyền bóng" sang nhờ Quốc hội biểu quyết của Tổng thống Barack Obama đang tạo nên một làn sóng dư luận trái chiều tại Mỹ. Trong khi một số nghị sĩ đã lên tiếng chỉ trích ông Obama không nhất quán trong lời nói và hành động, tự đẩy mình vào thế khó thì cũng có ý kiến cho rằng đây là một đòn câu giờ mạo hiểm của ông Obama, nhằm chờ các đồng minh suy nghĩ lại.
Theo tờ Los Angeles Times, quyết định "chùn bước" trong kế hoạch tấn công Syriacủa Mỹ có thể là một lời nhắc nhở dành cho Quốc hội Anh cân nhắc lại việc ủng hộ Mỹ can thiệp quân sự vào quốc gia Trung Đông này. Trước đó, hôm 29/8, các nghị sỹ Anh đã thẳng thừng bác đề xuất đem quân sang Syria của Thủ tướng David Cameron. Đây là thất bại đầu tiên của Thủ tướng Anh kể từ năm 1782 trong việc phê chuẩn hành động chiến tranh.
Trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Malcolm Rifkind, Chủ tịch Ủy ban tình báo quốc hội Anh, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh, nhận định sự chậm trễ tiến hành đợt tấn công Syria của Mỹ đang mở ra "một cơ hội mới rất quan trọng" đối với các nhà lập pháp Anh.
Tổng thống Obama tạm hoãn kế hoạch tấn công Syria để chờ Quốc hội biểu quyết
Tuy nhiên, liệu Quốc hội Anh có đồng ý bỏ phiếu lại, chấp thuận trở thành đồng minh sát cánh cùng Mỹ tấn công Syria hay không vẫn còn là một ẩn số. Trong khi đó, ngay sau khi lãnh đạo của London và Washington quyết định tham khảo ý kiến của quốc hội trong việc tấn công Syria, đến lượt Tổng thống Pháp Hollande cũng bất ngờ chùn bước khi cho biết sẽ đợi ý kiến của quốc hội trước khi cam kết cho các lực lượng quân độ Pháp tấn công Syria.
Quyết định của ông Hollande phần nào gây nhạc nhiên bởi không giống với ông Cameron, chính phủ Pháp không cần phải xin ý kiến nghị viện để ra lệnh cho hành động quân sự. Trước đó Pháp là nước "lớn tiếng" nhất trong việc trừng phạt Syria.
Giữa lúc nhiệt huyết của các đồng minh đang có phần "nhạt" dần, thì ngay tại Mỹ, quyết định hoãn tấn công Syria của ông Obama cũng đang tạo nên một làn sóng dư luận trái chiều. Một số nghị sỹ Mỹ cho rằng: "Tổng thống đã không đủ khôn khéo cũng như can đảm để bảo vệ danh dự của nước Mỹ". Thậm chí, ông Howard McKeon - Chủ tịch ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ- còn chỉ trích quyết định của ông Obama chẳng khác gì biến Mỹ thành "một con hổ giấy" trước toàn thế giới.
Trong khi đó, theo ông Mark Perry - Chuyên gia về Trung Đông, Bộ Quốc Phòng Mỹ- Đạo luật Ái quốc Patriot Act, Tổng thống Obama hoàn toàn có thể tự quyết với lập luận rằng tấn công Syria để bảo vệ đất nước khỏi nguy cơ khủng bố. Vì vậy, việc ông Obama tìm kiếm sự ủng hộ của Quốc hội rồi mới phát động tấn công Syria là một bước lùi so với những tuyên bố và động thái trước đó của chính ông và cũng là phần nào cho thấy chính quyền Obama có thể không thực sự muốn dính líu quân sự vào Syria.
Tuy nhiên, theo CNN, phe nổi dậy Syria lại tỏ rõ thái độ thất vọng trước tuyên bố này từ Nhà Trắng. Phát ngôn viên Liên minh quốc gia Syria Louay Safi gọi quyết định này là sự "thất bại của nhà lãnh đạo" Hoa Kỳ và cho rằng "sự thiếu hụt trong hành động có thể khiến chế độ Assad lặp lại các cuộc tấn công một cách nghiêm trọng hơn". Còn theo tờ Guardian, quyết định lùi một bước trước Quốc hội của ông Obama đang tạo ra một canh bạc chính trị lớn cho cả Mỹ và Syria, phản ánh tình hình chính trị quốc tế phức tạp sẽ còn tiếp tục phủ bóng ít nhất là trước phiên họp 9/9 tới của Quốc hội Mỹ.
Theo Sống mới
Obama "run tay", chính quyền Assad đắc thắng Sau khi "khua chiêng gõ trống" ầm ĩ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công nay mai vào Syria, Tổng thống Barack Obama bất ngờ quay ngoắt 180 độ khi tuyên bố hoãn hành động, chờ cuộc bỏ phiếu của Quốc hội. Quyết định này của Nhà lãnh đạo Mỹ đã bị người dân Syria đem ra nhạo báng và khiến phe...