Tình hình Syria : Nội bộ NATO bất đồng, SDF đề nghị làm theo sáng kiến của Đức
Ngày 24/10, chỉ huy hàng đầu của Các lực lượng dân chủ Syria do người Kurd lãnh đạo (SDF) Mazloum Abdi đã hoan nghênh một đề xuất của Đức về triển khai lực lượng quốc tế để thiết lập một vùng an ninh ở miền Bắc Syria.
Chỉ huy hàng đầu của SDF Mazloum Abdi. (Nguồn: Teaparty)
Trao đổi với báo giới, ông Abdi nêu rõ: “Chúng tôi đề nghị và nhất trí với việc này”.
Tiếp tục các diễn biến liên quan đến tình hình Syria, cùng ngày, các Bộ trưởng Quốc phòng tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) cũng như Nghị viện châu Âu (EP) đã chỉ trích chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria với sự giúp đỡ của Nga.
Ngày họp đầu tiên trong hội nghị kéo dài 2 ngày của NATO tại Brussels đã bị chi phối bởi vấn đề này, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ bị 29 quốc gia thành viên NATO cô lập bởi cuộc tấn công của Ankara đối với các chiến binh người Kurd mà nước này coi là “khủng bố” nhưng họ vốn là những nhân vật chủ chốt trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
Video đang HOT
Tuy vậy, NATO cũng thừa nhận rằng, họ có rất ít cơ chế để trừng phạt đồng minh chiến lược quan trọng này.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã miêu tả các cuộc thảo luận là “thẳng thắn và cởi mở” – thay vì nói là tranh cãi nảy lửa – và nhấn mạnh rằng, “chúng tôi đã thấy trước sự bất đồng” nhưng liên minh xuyên Đại Tây Dương vẫn chịu đựng được.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng, các bộ trưởng đã nhất trí cần thiết phải “duy trì sự thống nhất trong cuộc chiến chống IS”.
Trong khi đó, phản ứng lại quyết định mà EP đưa ra nhằm chỉ trích và yêu cầu Ankara phải rút toàn bộ các lực lượng của mình khỏi lãnh thổ Syria, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra thông cáo: “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ lập trường được thông qua trong hôm nay (24/10) về Chiến dịch mùa Xuân Hòa bình… Thực tế, chúng tôi không bất ngờ với quyết định được đưa ra bởi những người liên tục chứa chấp những phần tử khủng bố trong nghị viện của họ”.
Tuyên bố trên ám chỉ mối liên hệ giữa các nghị sỹ EP với đảng Công nhân người Kurd (PKK) vốn bị Ankara đưa ra ngoài vòng pháp luật.
Thông cáo cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận mọi cáo buộc trong quyết định của EP, nhấn mạnh tính pháp lý của chiến dịch đã được thông qua bằng một thỏa thuận giữa Mỹ và Nga. Việc EP ra một quyết định mang tính định kiến và trái ngược với thực tế là thiếu thiện cảm chung với Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp tất cả những lời giải thích của Ankara.
Thế Việt
Theo baoquocte/AFP, Tân Hoa xã
Mỹ rút quân ra khỏi phía bắc Syria - "Cờ" đang đến tay Nga
Trong bối cảnh Syria hiện nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho là đã giành chiến thắng mà không cần chiến tranh.
Chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào lực lượng người Kurd ở phía Bắc Syria đang làm thay đổi cục diện cuộc nội chiến kéo dài hơn 8 năm qua tại Syria cũng như các mối quan hệ quốc tế.
Có những đánh giá về "người thua" và "kẻ được" trong chiến dịch quân sự này. Tuy nhiên giới quan sát cho rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể cười hài lòng với nước cờ chiến lược đang mở đường cho ảnh hưởng lâu dài của Nga tại khu vực, nơi ông coi là ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố quyết định rút quân ra khỏi khu vực phía bắc Syria là một lựa chọn thông minh và sẽ mang lại lợi ích cho nước Mỹ về lâu dài. Ông cũng tự hào khi cho rằng Thỏa thuận ngừng bắn đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ ở đông bắc Syria là "ngày vĩ đại của sự văn minh". Tuy nhiên, với quyết định rút quân ra khỏi khu vực phía bắc Syria và đặt đồng minh người Kurd trước những rủi ro, đã ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín của Mỹ là người chơi chính và là đối tác đáng tin cậy trong khu vực. Bước đi này cũng là đòn bẩy giúp củng cố vị thế dẫn dắt của Nga tại Trung Đông, với việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày mai có chuyến thăm Nga để bàn về tương lai của Syria.
Ông Erdogan cho biết: "Lực lượng của chính phủ Syria dưới sự bảo trợ của Nga đã hiện diện tại một số khu vực trong chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Nga vào tuần này để tìm ra giải pháp cho Syria. Tôi xin nhấn mạnh nếu lệnh ngừng bắn hết hạn, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện chiến dịch của mình và quét sạch các phần tử khủng bố".
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình nếu không đạt được giải pháp, cho thấy cuộc gặp Nga-Thổ ngày mai sẽ định hình rõ ràng một "lệnh ngừng bắn quyết định cho khu vực Đông Bắc Syria". Dự kiến hai bên sẽ thảo luận việc đưa những tay súng vũ trang người Kurd ra khỏi thị trấn Manbij và Kobani phía bắc Syria, cũng như triển khai lực lượng chính phủ Syria trong khu vực an toàn.
Không chỉ thành người dẫn dắt chính trong cuộc chơi chiến lược địa chính trị khu vực, chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại miền Bắc Syria cũng đang đẩy Thổ Nhĩ Kỳ tiến gần hơn với Nga. Nhiều nước, trong đó có Đức, Pháp, Thụy Điển đã tạm dừng xuất khẩu các trang thiết bị quân sự sang Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Mỹ cũng cảnh báo sẽ trừng phạt quốc gia đồng minh này. Trong vòng vây cô lập, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng trở nên phụ thuộc hơn vào Nga về vũ khí và thương mại. Phó Thủ tướng Nga Yury Borisov hôm 20/10 cho biết, khả năng cao là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục ký kết mua sắm thêm hệ thống tên lửa phòng không S-400 của nước này, bất chấp sự phản đối và lo ngại của Mỹ và các đồng minh NATO trước đó.
Nhưng có lẽ quan trọng nhất đối với Nga là chứng kiến sự chia rẽ nghiêm trọng trong liên minh quân sự giữa Mỹ và đồng minh châu Âu. Quyết định rút quân của Mỹ ra khỏi phía bắc Syria tạo cơ hội cho IS hồi sinh, là mối đe dọa trực tiếp cho các nước châu Âu. Tuy nhiên Mỹ không có sự tham vấn trước với các đồng minh châu Âu, khiến Tổng thống Pháp Emanuen Macron phải thừa nhận ông chỉ biết thông tin thông qua Twitter. Bước đi này của Mỹ sẽ đặt ra câu hỏi lớn đối với các nhà lãnh đạo châu Âu về quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích an ninh của họ.
Việc sát cánh cùng Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong gần 1 thập kỉ qua đang giúp Nga nhận lại các thành quả xứng đáng. Một số nhà quan sát nhận định Tổng thống Putin đã đạt được điều mà hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo quân sự thông minh trong suốt lịch sử đều mơ ước - đó là "chiến thắng mà không có chiến tranh"./.
Theo Phạm Hà/VOV1 (tổng hợp)
Bí quyết của Putin không cần chiến tranh vẫn thắng lớn Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giành được chiến thắng ở Syria mà không cần chiến tranh, Michael Shrmer, nha chuyên gia báo Die Welt của Đức viết. Tổng thống Nga Putin. Theo nhà báo, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Syria, sẽ không co ai ngăn Moscow thưc hiên "trò chơi lớn" trong khu vực mà Nga mãi mãi thât bai...