Tình hình Syria: Nga đổi chiến thuật, Mỹ trở tay không kịp
Trước cáo buộc của Mỹ về việc Nga là rào cản cho thỏa thuận chính trị tại Syria, Moscow đã thay đổi về chiến thuật khiến phương Tây bất ngờ.
Từ khi Nga bắt đầu chiến dịch không kích lực lượng IS tại Syria, giới chức phương Tây đã cáo buộc Moscow “chủ yếu nhằm vào phe đối lập do Mỹ và các đồng minh hậu thuẫn”. Phương Tây mô tả Nga là một “rào cản lớn” cho một thỏa thuận chính trị liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Syria.
Thế nhưng, sau chuyến thăm bất ngờ đến Moscow của Tổng thống Syria Assad, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định, ông và ông Assad đã trao đổi với nhau về sự cần thiết phải có một giải pháp chính trị cho tình hình Syria.
Ông Putin cho rằng các chiến dịch quân sự tại Syria có thể tạo điều kiện để mở ra các cuộc đối thoại về tương lai của quốc gia Trung Đông này.
Cảnh đổ nát sau các cuộc giao tranh tại thị trấn Darat Izza ở Aleppo.
Tổng thống Putin một lần nữa bác bỏ lời kêu gọi của phương Tây rằng ông Assad phải từ chức và nhắc lại quan điểm của mình rằng, tương lai của nhà lãnh đạo Syria chỉ có thể do người dân nước này định đoạt thông qua một cuộc bầu cử minh bạch chứ không phải do bất kỳ thế lực bên ngoài nào.
Tuy nhiên, một số nhà quan sát tin rằng, ông Putin có thể sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để gây áp lực buộc ông Assad phải nhượng bộ phe đối lập và mở ra một tiến trình hòa bình vốn đã bị trì hoãn nhiều năm qua tại Syria.
Tương tự, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 23/10 cũng tuyên bố Moscow ủng hộ các cuộc đàm phán giữa chính phủ của Thủ tướng Bashar al-Assad và tất cả các nhóm đối lập ở Syria.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Lavrov nói: “Lập trường chung của chúng tôi là chúng ta cần thúc đẩy các nỗ lực cho việc giải quyết tiến trình chính trị ở Syria. Trước mắt là việc khởi động các cuộc đàm phán toàn diện giữa đại diện của Chính phủ Syria và tất cả các nhóm đối lập, cả ở trong và ngoài nước – với sự hỗ trợ của quốc tế”.
Ở một diễn biến trước đó, Tổng thống Putin cho biết nước này chuẩn bị trao đổi thông tin về vị trí của phiến quân Hồi giáo ở Syria với các nước phương Tây, điều mà Moscow đã muốn thực hiện từ nhiều tuần qua.
Ông Putin cáo buộc phương Tây chơi “trò hai mặt” với các nhóm khủng bố ở Syria: “Rất khó để có thể chơi trò hai mặt: tuyên bố một cuộc chiến chống khủng bố nhưng đồng thời lại tìm cách sử dụng khủng bố để thực hiện các nước đi trên bàn cờ Trung Đông nhằm theo đuổi lợi ích của chính họ”.
Với những động thái trên, Nga đang khiến Mỹ và phương Tây trở tay không kịp khi Moscow lần lượt bẻ gẫy những cáo buộc của họ.
Thậm chí, phương Tây phải chưng hửng khi chứng kiến Moscow tìm được đồng minh mới ở Trung Đông, đó là Jordan.
Theo đó, Nga và Jordan đã đồng ý thành lập một trung tâm hợp tác mới ở Amma (thủ đô của Jordan), nhằm chia sẻ thông tin về các hoạt động chống khủng bố ở Trung Đông.
“Trong một thoả thuận giữa Vua Abdullah II và Tổng thống Nga Vladimir Putin, quân đội 2 nước sẽ hợp tác hành động trong cả những nhiệm vụ có máy bay quân sự trên không phận Syria”, Ngoại trưởng Lavrov cho hay.Nga hiện cũng đang hợp tác với Iran, Iraq và Syria thành lập một trung tâm chia sẻ thông tin ở Baghdad với mục đích tương tự.
Trên chiến trường, thông tin về các đợt không kích IS của Nga liên tục được các cơ quan chức năng của Moscow cập nhật và công khai.
Theo tuyên bố của Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga Andrey Kartapolov đưa ra ngày 22/10, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch tấn công các mục tiêu của IS trên lãnh thổ Syria theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, lực lượng không quân Nga đã tiến hành 934 đợt không kích, tiêu diệt 819 cơ sở của IS cũng như các nhóm khủng bố khác.
Chỉ tính riêng trong đêm 21/10, quân đội Nga đã thực hiện 53 đợt xuất kích nhằm vào 72 cứ điểm của các tổ chức khủng bố ở một số tỉnh trên lãnh thổ Syria. Hơn 50 máy bay và trực thăng Nga đã được triển khai tại Syria phục vụ chiến dịch này.
Ông Kartapolov còn cho biết nhiều tay súng trong hàng ngũ IS và các tổ chức khủng bố ở Syria đã đào ngũ, chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan. Do đó, lực lượng IS từ Iraq đang được điều động sang Syria.
Chỉ trong một thời gian ngắn, Nga đã làm được điều mà Mỹ và liên quân hùng hậu gồm hàng chục quốc gia đã không thể làm được trong một năm qua.
Sự đảo ngược tình thế nhanh chóng này tại Trung Đông đã khiến cho Mỹ và phương Tây hoàn toàn bất ngờ và rơi vào thế bị động. Chiến dịch không khích chống IS của Mỹ và các đồng minh phương Tây bị lu mờ.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga có thể dùng chiến thuật 'chia để trị' với IS
Để kịp thời ứng phó với phiến quân IS, Nga có thể áp dụng chiến thuật chia nhỏ khu vực nhằm tối đa hóa hiệu quả của các đợt không kích.
Chiến đấu cơ Nga tham gia không kích IS ở Syria. Ảnh: Sputnik
Sau ba tuần ném bom liên tục vào phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, Nga đang xem xét triển khai chiến thuật mới nhằm tối đa hóa hiệu quả không kích, trang mạng quốc phòng Réseau International của Pháp ngày 20/10 cho hay.
Trước tình trạng nhiều căn cứ, kho tàng bị chiến đấu cơ Nga phá hủy, phiến quân IS đối phó bằng cách phân tán lực lượng thành từng nhóm nhỏ, ẩn mình trong các khu dân cư. Chúng sử dụng xe bán tải có tính cơ động cao để di chuyển và tiếp tế vũ khí, nhiên liệu giữa các căn cứ, khiến việc lần theo dấu vết của phiến quân khó khăn hơn.
Theo các chuyên gia quân sự Pháp, để nâng cao hiệu quả không kích, Nga có thể triển khai kế hoạch phân vùng, cô lập phiến quân IS vào từng khu vực riêng biệt, rồi sử dụng bom và tên lửa có độ chính xác cao để tiêu diệt phiến quân một cách nhanh chóng.
Các chỉ huy quân sự Nga có thể chia lãnh thổ phiến quân đang kiểm soát thành các phân khu riêng biệt theo hai lớp nhiệm vụ cụ thể: trinh sát và không kích.
Đối với lớp nhiệm vụ trinh sát, lãnh thổ do phiến quân chiếm giữ sẽ được chia thành 20 - 28 "phân khu nhỏ" với kích thước từng phân khu là 50 x 30 km. Mỗi phân khu sẽ có một máy bay trinh sát tầm cao liên tục quần thảo để tìm dấu vết của IS. Như vậy Nga phải điều sang Syria thêm 10 máy bay trinh sát không người lái Dozor 600 có khả năng hoạt động liên tục trong 24 giờ.
Đối với lớp nhiệm vụ không kích, địa bàn được chia thành 5-7 "phân khu lớn", mỗi phân khu lớn bao gồm 4 phân khu nhỏ. Nhiệm vụ không kích trong từng phân khu lớn sẽ được giao cho từng nhóm chiến đấu cơ cụ thể.
Mỗi khi máy bay trinh sát phát hiện dấu vết của phiến quân ở phân khu nhỏ, thông tin lập tức được truyền đến các chiến đấu cơ trực chiến tại phân khu lớn. Thời gian từ lúc phát hiện phiến quân đến lúc các chiến đấu cơ xuất kích sẽ không quá 5 phút, thay vì 15 phút như trong thời gian vừa qua.
Theo tính toán của các chuyên gia quân sự Pháp, với chiến thuật "phân vùng" mới, mỗi chiến đấu cơ Nga có thể thực hiện 4 - 8 lượt không kích mỗi ngày nhằm vào các mục tiêu cách xa nhau 40 - 50 km. Với 50 chiến đấu cơ hiện có ở Syria, Nga có thể nâng cường độ không kích lên 300 lượt mỗi ngày.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
"Nữ người nhện" TQ tay không leo 5 tầng cứu bé sắp rơi Một cô gái trẻ người Trung Quốc đã không nề hà nguy hiểm, trèo 5 tầng nhà để cứu một cháu nhỏ sắp rơi xuống đất. Trần Tiểu Lợi đã trèo lên một tòa nhà 5 tầng mà không có dụng cụ bảo hộ để cứu một cháu nhỏ hôm 10.10.2015 vừa qua tại Quý Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Người anh...