Tình hình Syria: Mỹ “trả lễ” Putin, chiến tranh khó xảy ra
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain và Putin đang có sự “trả lễ” nhau trong các bài viết khi trong bài báo của mình, ông Putin tự cho mình là người “kiến tạo hòa bình” và “lên lớp” dạy Washington cái mà ông cho là “khuynh hướng ưa dùng bạo lực” trong các vấn đề chính trị thế giới. Liệu sự “mâu thuẫn” giữa hai nhà chính trị này có tác động đến tình hình Syria?
Thượng nghị sỹ Mỹ viết bài ‘trả lễ’ Putin trên báo Nga
Trong lúc dư luận ở Mỹ chưa bớt sục sôi về bài báo của ông Putin đăng trên New York Times, chiều ngày 13/9 có tin là Thượng nghị sỹ John McCain sắp viết bài đáp trả đăng trên báo Pravda của Nga.
Ông McCain đưa ra quyết định này sau khi Tạp chí Foreign Policy của Mỹ gửi cho Pravda bản sao bài phỏng vấn trên kênh truyền hình CNN, trong đó Thượng nghĩ sỹ đảng Cộng hòa nói đùa rằng ông sẽ viết bài cho Pravda.
Ông Putin và ông Obama tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vừa diễn ra
“Thượng nghị sỹ McCain rất vui khi tiếp nhận đề nghị này và sẽ gửi bài”, Brian Rogers, phát ngôn viên của ông McCain thông báo. Ông McCain là một trong những nghị sỹ có tiếng nói ảnh hưởng hàng đầu về các vấn đề quốc tế ở Quốc hội Mỹ.
Trong bài báo của mình đăng trên nhật báo lừng danh nhất Hoa Kỳ, ông Putin tự cho mình là người “kiến tạo hòa bình” và “lên lớp” dạy Washington cái mà ông cho là “khuynh hướng ưa dùng bạo lực” trong các vấn đề chính trị thế giới.
Ông John McCain sẽ viết bài “trả lễ” Putin trên Pravda
Ông Putin viết trên New York Times: “Những sự việc xảy ra gần đây xung quanh vấn đề Syria đã thôi thúc tôi phải lên tiếng trực tiếp tới những người dân và giới lãnh đạo Mỹ. Điều này cần phải được thực hiện giữa thời điểm thông tin giữa các xã hội của chúng ta không đủ.
Một cuộc tấn công từ phía Mỹ vào Syria, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều quốc gia, những quan chức chủ chốt và các thủ lĩnh tôn giáo, bao gồm cả giáo hoàng, sẽ đưa đến hậu quả cho các nạn nhân vô tội, làm xung đột leo thang và lan tràn, có thể vượt ra ngoài biên giới của Syria.
Một cuộc tấn công sẽ làm gia tăng bạo lực và tạo đà cho một làn sóng khủng bố mới. Nó có thể phá hoại những cố gắng, nỗ lực từ nhiều phía để giải quyết vấn đề nguyên tử ở Iran và xung đột của người Israeli – Palestine. Nó cũng sẽ gây mất cân bằng cho hệ thống trật tự và luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Cuộc chiến tranh ở Syria không phải để tìm kiếm nền dân chủ, mà đang có một cuộc chiến giữa chính phủ và phe đối lập xảy ra tại quốc gia đa tôn giáo này. Không có nhiều người vì dân chủ ở cuộc chiến Syria, nhưng lại có quá nhiều phần tử Qaeda và những thành phần cực đoan đều ra sức chống đối chính phủ….”
Bức thư của ông Putin làm phẫn nộ nhiều nhà lập pháp của Quốc hội Mỹ, đặc biệt thượng nghĩ sỹ Đảng Dân chủ Robert Menendez, Chủ tịch Ủyban Ngoại giao Thượng viện Mỹ, nói “ông muốn ói” khi đọc xong.
Pháp và ba nước Arập tăng hỗ trợ phiến quân Syria
Sau bài báo của Tổng thống Putin đăng trên New York Times, ngày 13/9, Phủ Tổng thống Pháp thông báo nước này, Saudi Arabia, Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Jordan đã nhất trí tăng cường cho phe đối lập Syria trong cuộc chiến chống chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Trong một tuyên bố, Điện Elysee nêu rõ sau một hội nghị ở Paris, Tổng thống Pháp Francois Hollande và các ngoại trưởng của ba nước trên “đã nhất trí về sự cần thiết tăng cường sự hỗ trợ quốc tế cho phe đối lập dân chủ nhằm cho phép lực lượng này đối mặt với các cuộc tấn công của chính quyền”.
Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) và lãnh đạo Liên minh Dân tộc đối lập Syria Ahmed Al-Jarba trong cuộc họp báo tại Paris ghôm 28/8 (Nguồn: AFP/TTXVN)
Các bên cũng nhất trí cần “tiếp tục cứng rắn với chính quyền của ông Bashar al-Assad, nhằm thuyết phục ông này không sử dụng lại vũ khí hóa học và cam kết tham gia đàm phán tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria”.
Tuyên bố cho rằng sự “ngoan cố” của chính quyền đang tạo điều kiện cho “các phong trào cực đoan” hoạt động, đồng thời “đe dọa an ninh khu vực và quốc tế”.
Quả bom xung đột Syria đã được tháo bỏ
Với việc nhận được sự hỗ trợ của Pháp và ba nước Arập, cùng với đó là vai trò tích cực của và sự hưởng ứng của Syria đã giúp tháo ngồi quả bom xung đột Syria vào phút chót.
Sau ngày họp thứ 2 tại văn phòng Liên Hợp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, các quan chức ngoại giao Nga và Mỹ đã nhất trí đẩy mạnh các nỗ lực tổ chức một hội nghị quốc tế nhằm chấm dứt cuộc xung đột Syria. Diễn biến tích cực những ngày vừa qua cho thấy, nguy cơ một cuộc chiến tranh chống Syria, có nguy cơ gây bất ổn toàn khu vực đã tạm thời được đẩy lùi.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 13/9 nhất trí sẽ tiếp tục gặp nhau vào ngày 28/9 tới, bên lề cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại thành phố New York (Mỹ), trong nỗ lực xúc tiến kế hoạch tổ chức một hội nghị hòa bình Geneva lần thứ 2 về Syria
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đánh giá 2 ngày họp vừa qua là mang tính xây dựng. Theo ông, cả Nga và Mỹ đều rất quan tâm tới tình hình tại Syria và đều quyết tâm làm việc cùng nhau, bắt đầu từ sáng kiến về vũ khí hóa học, với hy vọng những nỗ lực của mình sẽ được đền đáp, cũng như mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực.
Phố cổ Syria (ảnh: globalvoiceonline)
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hoan nghênh chính quyền Mỹ đã ý thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy một giải pháp ngoại giao trong cuộc khủng hoảng Syria. Ông cũng một lần nữa kêu gọi tất cả các phe phái trong xã hội Syria tham gia hội nghị này. Theo ông, các đảng phái tại Syria phải đạt được sự đồng thuận về một chính phủ chuyển tiếp, có quyền điều hành đầy đủ.
Trong phát biểu ngày 13/9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ hy vọng, cuộc gặp tại Geneva giữa các quan chức Nga và Mỹ sẽ mang lại kết quả và giúp đạt được một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Syria.
“Tôi hy vọng rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa các quan chức ngoại giao Nga và Mỹ sẽ mang lại kết quả. Tuy nhiên tôi cũng một lần nữa nhắc lại rằng, bất kỳ thỏa thuận nào cũng cần phải có tính khả thi và có thể kiểm chứng.
Cùng ngày, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) cho biết chính quyền Syria đã liên hệ và đề nghị cơ quan này trợ giúp về mặt kỹ thuật.
Cựu phái viên quốc tế về Syria, cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan hôm qua cũng bày tỏ hy vọng cuộc gặp tại Geneva giữa các quan chức ngoại giao Mỹ và Nga sẽ giúp mở ra một con đường cho cuộc khủng hoảng Syria.
Theo Đât Viêt
Nữ Thủ tướng xinh đẹp lao đao vì anh trai Thaksin
Cơ hội để cựu Thủ tướng nổi tiếng của Thái Lan - ông Thaksin Shinawatra, trở về nước sau 7 năm sống lưu vong ở bên ngoài đang ngày càng trở nên mịt mù sau khi ông cùng một trong những cộng sự thân tín của mình vừa đối mặt thêm với một scandal mới. Người cộng sự này chính là một trong những thành viên trong nội các do em gái ông Thaksin - bà Yingluck Shinawatra dẫn dắt. Scandal này chắc chắn sẽ lại khiến nữ Thủ tướng xinh đẹp thêm một lần phải lao đao.
Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên chính trường khi dẫn dắt đất nước đi qua được một giai đoạn hòa bình lâu dài như vậy sau nhiều năm liền Thái Lan liên tục chìm trong những cuộc biểu tình bất ổn và bạo loạn khi anh trai của bà bị lật đổ vào thời điểm năm 2006.
Ông Thaksin - người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006, được cho là đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Quốc phòng Thái Lan - Tướng Yutthasak Sasiprapa hồi cuối tháng trước để thảo luận về việc trở về quê hương của ông này.
Trên mạng Internet và các mạng xã hội của Thái Lan hiện giờ đang lan truyền một đoạn clip âm thanh được cho là ghi lại giọng nói của cựu Thủ tướng Thaksin và vị Tướng quân đội trong một cuộc trò chuyện không chính thức về kế hoạch trở về nước của ông Thaksin.
Bất chấp việc nữ Thủ tướng Yingluck đã lên tiếng bảo đảm rằng nội dung trong đoạn clip nói trên chưa hề được các cơ quan chức năng giám định về độ chính xác thì nó vẫn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng trở về của ông Thaksin trong thời gian trước mắt, nghị sĩ thuộc đảng Pheu Thai ("Vì Người Thái") - ông Cherdchai Tantisirin nhận định.
Bà Yingluck - người hiện đang kiêm nhiệm cả chức Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, cũng nhanh chóng bác bỏ những lời đồn đoán cho rằng, cuộc gặp được cho là giữa anh trai của bà với Thứ trưởng Quốc phòng có thể làm phương hại đến mối quan hệ làm việc đang suôn sẻ giữa chính phủ được bầu với lực lượng quân đội và thậm chí có thể làm gia tăng sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên.
"Những thứ như vậy sẽ chẳng thể gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa chính phủ và quân đội", bà Yingluck tuyên bố đầy mạnh mẽ đồng thời nói thêm rằng tất cả mọi việc ở Thái Lan hiện giờ dường như đang đều bị biến thành một vấn đề chính trị theo cách này hoặc cách khác.
Trong khi đó, bản thân Tướng Yutthasak đã thẳng thừng phủ nhận khả năng giọng nói được ghi lại trong clip được tung lên mạng là của ông.
Một số nghị sĩ ủng hộ chính phủ cho rằng, có thể sẽ mất 2 hoặc 3 năm nữa trước khi ông Thaksin có thể trở về đất nước. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đều tin tưởng gần như chắc chắn rằng, cựu Thủ tướng Thái sẽ trở về. "Dù nội dung trong đoạn clip được chứng minh là giả hay thật thì nhiều người cũng đã nghe nó rồi", một nghị sĩ cho hay.
Vì đoạn clip nói trên giờ đây đã trở thành chủ đề bàn tán khắp nơi nên bất kỳ dự luật nào mở đường cho ông Thaksin trở về đều được cho là sẽ kích động lên một làn sóng phản đối quyết liệt bên trong và ngoài Quốc hội, nghị sĩ của đảng Pheu Thai cho biết.
Đất nước Thái Lan đã liên tục đối mặt với những vòng xoáy của tình hình bất ổn chính trị kể từ năm 2006 sau khi cựu Thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Kể từ đó, phe ủng hộ ông Thaksin (áo đỏ) và phe chống ông này (áo vàng) thường xuyên mâu thuẫn, tranh cãi với nhau về việc ai có quyền điều hành đất nước.
Giai đoạn bạo lực nhất ở Thái Lan diễn ra năm 2010 khi những người "áo đỏ" Thái Lan thực hiện một cuộc biểu tình chiếm đóng khu vực trung tâm thủ đô Bangkok trong suốt 2 tháng liền nhằm yêu cầu chính phủ chống ông Thaksin từ chức. Các cuộc biểu tình này đã dẫn đến một cuộc đàn áp của quân đội khiến ít nhất 91 người thiệt mạng và hơn 1.700 người bị thương.
Cựu Thủ tướng Thaksin đã đi sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 2008 để trốn tránh án tù 2 năm vì tội tham nhũng. Ông này vẫn có uy tín rất lớn trong tầng lớp người dân nghèo nông thôn - những người muốn ông được ân xá và trở về nước để nắm quyền. Tuy nhiên, ông Thaksin lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của tầng lớp hoàng gia, trung lưu ở thủ đô - những người luôn xem ông là một "nhà độc tài và là một mối đe dọa đối với nền quân chủ".
Được tiếp sức từ bộ máy chính trị đầy mạnh mẽ của ông Thaksin, bà Yingluck đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi tháng 8 năm 2011. Ban đầu, bà bị chỉ trích vì thiếu kinh nghiệm chính trị nhưng sau đó nữ Thủ tướng đã giành được nhiều lời khen ngợi vì dẫn dắt đất nước đi qua được những giai đoạn hòa bình lâu dài nhất trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, trong thời gian cầm quyền, bà Yingluck không ít lần phải đối mặt với nguy cơ bị lật đổ vì vấn đề liên quan đến sự trở về của anh trai Thaksin. Vụ scandal mới nhất chắc chắn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vị thế ngày một vững chắc của nữ Thủ tướng xinh đẹp của đất nước Thái Lan.
Theo VTC
Kim Jong-un tiến thêm một bước tới cải cách Theo đài Tiếng nói nước Nga, việc Triều Tiên thay Bộ trưởng Quốc phòng vàMỹ - Hàn tập trận chung đều tác động đến tình hình bán đảo Triều Tiên. Sự cần thiết phải cải cách đất nước đã buộc Kim Jong-un phải dần dần gạt bỏ những tướng lĩnh cứng nhắc. Về sự thay đổi trong ban lãnh đạo quân sự cấp...