Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, cơ quan chức năng Campuchia đã cảnh báo và chuẩn bị các phương án ứng phó với mưa lũ bất thường.
Cảnh ngập lụt do mưa lớn kéo dài tại tỉnh Battambang, Campuchia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong thông báo ban hành ngày 18/9, Bộ Tài nguyên Nước và Khí tượng Campuchia cho biết từ ngày 18 – 23/9, Campuchia bị ảnh hưởng bởi áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, đang hướng về khu vực duyên hải ở miền Trung Việt Nam và trung tâm lưu vực sông Mekong. Dự báo áp thấp nhiệt đới kết hợp gió mùa Tây Nam sẽ ảnh hưởng mạnh, gây mưa giông kèm sấm sét vượt mức bình thường ở hầu hết các tỉnh, thành.
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh mưa lớn bất thường trong những ngày qua đã gây ngập lụt, ảnh hưởng đến một số địa phương ở khu vực Đông Bắc và Tây Nam Campuchia.
Trong bối cảnh tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Thủ tướng Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet ra chỉ thị, yêu cầu các quan chức, đặc biệt là lãnh đạo các địa phương và các lực lượng tăng cường đề phòng và sẵn sàng ứng phó, hỗ trợ người dân khi xảy ra lũ lụt.
Video đang HOT
Trong thông điệp đặc biệt gửi qua kênh Telegram, Thủ tướng Hun Manet chỉ đạo Quân đội Hoàng gia và Tổng cục Cảnh sát Quốc gia Campuchia chuẩn bị lực lượng và phương tiện để sẵn sàng ứng cứu trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, Thủ tướng Campuchia cũng yêu cầu Ủy ban Quốc gia về Quản lý Thảm họa và các cơ quan bộ, ngành liên quan chuẩn bị phương án, lực lượng và phương tiện, sẵn sàng cho công tác ứng cứu, hỗ trợ người dân.
Theo Bộ Tài nguyên Nước và Khí tượng Campuchia, từ ngày 17 – 19/9, quốc gia Đông Nam Á này chịu ảnh hưởng của bão số 14 (Pulasan) và bão Bebinca, kết hợp với gió mùa Tây Nam mạnh trên biển Andaman và Vịnh Thái Lan, trong khi áp thấp tiếp tục ảnh hưởng khu vực trung tâm lưu vực sông Mekong, Biển Đông và Campuchia.
Mưa lũ ảnh hưởng đến 11 tỉnh tại Campuchia
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, đợt mưa lũ từ trung tuần tháng 9 đến nay đã ảnh hưởng đến 11 tỉnh ở Campuchia, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng, gần 2.000 hộ dân đã được sơ tán đến nơi an toàn.
Mưa lũ cục bộ trong hơn 3 tuần qua đã gây ngập lụt, làm hư hỏng gần 420 km đường giao thông ở Campuchia. Ảnh: AKP/TTXVN phát
Số liệu thống kê sơ bộ của Ủy ban quản lý thảm họa quốc gia Campuchia (NCDM) cho biết, tính từ ngày 16/9 - 6/10, mưa lũ đã ảnh hưởng đến 11 tỉnh, bao gồm Siem Reap, Kampong Thom, Pursat, Battambang, Preah Vihear, Kandal, Kratie, Tbong Khmum, Kampong Cham, Pailin và Banteay Meanchey.
Mưa lớn kéo dài và nước sông dâng cao đã khiến 3 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến 36.865 hộ dân, gây ngập lụt 140 điểm trường và 25.287 căn nhà, hư hại gần 420 km đường giao thông, thiệt hại 33.442 hécta trồng lúa và ảnh hưởng năng suất 30.258 hécta. Các địa phương đã hỗ trợ, sơ tán 19.332 hộ dân đến nơi an toàn.
Theo người phát ngôn NCDM Soth Kimkolmony, nước lũ đã rút dần trong những ngày qua, chỉ còn ảnh hưởng cục bộ ở một số địa phương trên địa bàn các tỉnh Pursat, Battambang, Preah Vihear, Kampong Thom, Siem Reap, Banteay Meanchey và Kandal. Tuy nhiên, nếu tiếp tục có mưa trong những ngày tới, nhiều địa phương có thể bị ngập lụt, nhất là vùng Tây Bắc Campuchia.
Ông Soth Kimkolmony cho biết tuy nhiều tỉnh bị ngập nhưng mức độ ảnh hưởng không nghiêm trọng như năm 2022, do một số tỉnh chỉ bị ngập cục bộ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, NCDM vẫn tiếp tục theo dõi lượng mưa và diễn biến thời tiết. Nếu mưa nhiều trong thời gian tới, lũ lụt có thể xảy ra ở vùng Tây Bắc, nguy cơ ảnh hưởng nhiều hơn.
Theo Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng, từ ngày 10 - 12/10, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới trải dài trên lãnh thổ kết hợp với gió mùa Tây Nam, dự báo các tỉnh Tây Bắc Campuchia có mưa từ mưa vừa đến mưa to, bao phủ 70 - 80% diện tích khu vực, kèm sấm chớp và gió giật. Trong khi đó, thủ đô Phnom Penh và các tỉnh khác có thể có mưa từ mưa nhỏ đến mưa vừa, bao phủ 40 - 60% diện tích khu vực, kèm sấm chớp và gió giật.
Ngày 9/10 vừa qua, Tòa Đô chính Phnom Penh đã ban hành văn bản lưu ý chính quyền 14 quận trực thuộc, đặc biệt là các quận Dangkor, Kambol, Prek Pnov, Russey Keo, Chroy Changvar và Chbar Ampov lên phương án sẵn sàng sơ tán người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt do mực nước dâng cao trên các sông ngòi, kênh rạch. Trong đó, Tòa đô chính Phnom Penh yêu cầu chính quyền các quận trực thuộc phải chuẩn bị nơi cao ráo và điều kiện sinh hoạt để sẵn sàng sơ tán người dân, đồng thời bố trí lượng bảo vệ an ninh, an toàn trật tự tại các địa điểm được chọn làm nơi sơ tán.
* Tại Lào, từ cuối tháng 7 đến tháng 8, các tỉnh miền Trung và Tây Bắc cũng hứng chịu mưa lớn, khiến mực nước sông dâng cao. Riêng tại tỉnh Khammouane, hơn 6.000 hộ gia đình và hơn 11.300 hécta diện tích đất ở 123 ngôi làng đã bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, bão Koinu được dự báo sẽ quét qua Lào từ ngày 9 - 15/10. Theo đó, nhà chức trách hối thúc người dân chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với nguy cơ bão Koinu gây thiệt hại.
Theo báo cáo do Cục Khí tượng và Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào công bố ngày 10/10, các tỉnh Phongsaly, Huaphan và Xieng Khuang được dự báo sẽ có mưa và gió giật mạnh. Nhiều khu vực tại các tỉnh Luang Namtha, Bokeo, Oudomxay, Luang Prabang và Xayaboury ở Tây Bắc nước Lào khả năng sẽ có mưa nhỏ và gió mạnh. Các tỉnh miền Trung gồm Viêng Chăn, Bolikhamxay và Khammuan cũng sẽ có mưa nhỏ và gió giật. Trong khi đó, một số khu vực của các tỉnh Champasak, Sekong và Attapeu ở miền Nam sẽ có mưa giông và gió mạnh. Theo đó, cơ quan trên khuyến cáo người dân theo dõi dự báo thời tiết.
Báo cáo cũng cho thấy nhiều nhà tại 2 tỉnh Viêng Chăn và Xayaboury đã bị ngập do mưa lớn trút xuống liên tục, song các chính quyền địa phương chưa thể đánh giá cụ thể mức độ thiệt hại.
Campuchia tiếp nhận 70 cổ vật bị đánh cắp trở về từ Mỹ Ngày 22/8, Campuchia tổ chức buổi lễ tiếp nhận số cổ vật bị đánh cắp đã được các nhà sưu tầm và bảo tàng ở Mỹ trao trả thời gian gần đây. Các bức tượng hiện vật được trưng bày trong buổi lễ tiếp nhận. Ảnh: AKP Trong những năm qua Campuchia hợp tác chặt chẽ với nhà chức trách Mỹ để lấy...