Tình hình mới nhất của người Việt nhiễm virus corona ở Trung Quốc
Giềng Lý Múi, người Việt duy nhất ở nước ngoài nhiễm virus corona, đang hồi phục tốt tại bệnh viện ở Trung Quốc, theo Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao.
“Tình trạng sức khoẻ của công dân Việt Nam có chuyển biến tốt và đang được điều trị tích cực”, ông Đoàn Khắc Việt, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của VnExpress tại họp báo thường kỳ chiều nay.
Ông Việt nhắc đến bệnh nhân Giềng Lý Múi, 30 tuổi, người có kết quả dương tính với virus corona ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc ngày 29/1. Cô được điều trị cách ly tại Bệnh viện Nhân dân huyện Hội Xương, thành phố Cam Châu, tỉnh Giang Tây và chuyển lên Bệnh viện số 5, thành phố Cam Châu vào 31/1.
Múi quê ở Đồng Nai, kết hôn với người Trung Quốc và hiện cư trú tại thôn Quan Phong, xã Động Đầu, huyện Hội Xương của tỉnh Giang Tây. Theo Phó phát ngôn, đây là người Việt duy nhất ở nước ngoài nhiễm virus corona.
“Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và các nước có dịch. Các cơ quan đại diện ngoại giao thường xuyên cập nhật thông tin, công bố đường dây nóng và giữ liên lạc với các công dân, sẵn sàng thực hiện biện pháp bảo hộ khi cần thiết”, ông Việt nói.
Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019, đã xuất hiện tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện có hơn 75.600 người nhiễm, ít nhất 2.130 người chết, 16.342 người bình phục và 12.064 bệnh nhân nguy kịch.
Đến chiều 20/2, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 16 người nhiễm corona, trong đó 15 bệnh nhân đã khỏi bệnh, 14 người ra viện. Bệnh nhân Việt kiều Mỹ điều trị ở TP HCM dự kiến xuất viện chiều mai.
Video đang HOT
Theo Việt Anh (VNE)
Thư gửi các bậc phụ huynh mùa dịch Covid-19 khi còn đắn đo cho con đi học hay nghỉ
Trước tranh cãi của các cha mẹ cho con đi học hay nghỉ học mùa dịch Covid-19 , một ông bố đã viết tâm thư đáng suy ngẫm.
Trước khi có quyết định nghỉ học thêm tuần nữa, nhiều cha mẹ đang có 2 luồng ý kiến là ủng hộ tiếp tục nghỉ học và muốn con đi học trở lại.
Là người có thời gian học tập tại Mỹ từ năm 2001-2007, anh Huỳnh Chí Viễn (39 tuổi, hiện sống tại TP.HCM) đã viết tâm thư gửi các bậc phụ huynh mùa dịch Covid-19 đáng để chúng ta cùng suy ngẫm.
Nguyên văn tâm thư như sau:
Thư gửi các bậc phụ huynh mùa dịch COVID-19:
Hồi xưa cứ tưởng người Mỹ thực dụng đặt công việc và tiền bạc lên trên gia đình và con cái. Đến khi ở Mỹ mới thấy cha mẹ dành nhiều thời gian cho con cái hơn mình nghĩ, còn người Việt mình chỉ mới hai tuần ở nhà với con mà hết stress đến khủng hoảng mong cho con đi học lại bất chấp nguy hiểm.
Nhiều cha mẹ đang lưỡng lự nên cho con tiếp tục nghỉ hay trở lại trường học giữa lúc Covid-19 đang diễn ra phức tạp. (Ảnh minh họa)
Một cặp vợ chồng khi sinh con ra thì tự phân công ai ở nhà trông con giờ nào và ai sẽ đi làm. Nếu người chồng thu nhập thấp hơn người vợ, anh ta sẽ tự nguyện nghỉ việc ở nhà trông con, nấu nướng giặt giũ cho vợ yên tâm đi làm. Hiếm khi có chuyện thuê vú em trông con vì tiền thuê rất đắt còn ông bà thì không có trách nhiệm giữ cháu cho cha mẹ. Cực thì cực thật nhưng nghĩ kỹ lại thì đó đúng là những trách nhiệm cơ bản mà cha mẹ phải làm với con cái. Chấp nhận sinh con thì phải chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu.
Việt Nam chỉ có nghỉ hè, ở Mỹ học sinh ngoài nghỉ hè còn có nghỉ đông (winter break), những bang có mùa đông khắc nghiệt, kỳ nghỉ đông có thể kéo dài hơn tháng trời và nghỉ xuân (spring break). Ở Mỹ không có những lớp học thêm để có thể gửi con vào đó cho cha mẹ rảnh tay đi kiếm tiền nên cha mẹ Mỹ phải cân bằng giữa việc kiếm tiền và thời gian dành cho con.
Đừng nghĩ trẻ con Mỹ ngoan hiền hơn trẻ con Việt Nam nếu không muốn nói là còn nghịch ngợm và tinh quái hơn nhiều lần vì chúng từ nhỏ đã được dạy tư duy độc lập chứ không phải con ngoan trò giỏi kiểu Việt Nam là gọi dạ bảo vâng. Tôi chưa từng nghe thấy phụ huynh Mỹ nào bị stress hay khủng hoảng khi con cái họ ở nhà những kỳ nghỉ như thế trong khi họ vừa phải đi làm vừa phải trông con.
Cùng là cha mẹ nhưng công bằng mà nói cha mẹ Mỹ cực hơn cha mẹ Việt Nam nhiều lần nhưng đòi hỏi từ con họ ít hơn rất nhiều lần. Người Mỹ không dạy con cái "Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Họ chỉ nghĩ rằng đứa trẻ này không đòi ra đời, mình mang nó đến cuộc sống này thì phải có trách nhiệm nuôi dạy nó thật tốt.
Người Mỹ không sinh ra đứa con để rồi bắt nó gánh vác những trọng trách của dòng họ hai bên nội ngoại mà dạy con họ được là chính mình để cống hiến cho xã hội và sống cuộc đời riêng hạnh phúc của nó. Họ chấp nhận những sự thật đó như quy luật tất yếu của cuộc sống: Bạn có quyền lựa chọn sống cuộc sống tự do của mình và không sinh con, nhưng khi đã có con thì phải chấp nhận dành thời gian để nuôi dạy nó. Có lẽ vì thế mà họ không stress lên stress xuống hoặc khủng hoảng trầm trọng khi phải ở nhà để chăm con.
Anh Huỳnh Chí Viễn cùng vợ và con trai 3 tuổi.
Các bậc phụ huynh Việt Nam nếu thực sự thương con mình thì hãy để con mình nghỉ học thêm vài tuần cho tới khi tình hình dịch CoVid-19 thực sự được kiểm soát. Hãy nhìn vấn đề theo hướng tích cực: Đây là thời gian bạn bù đắp lại cho con cái và gia đình vì cả năm bạn đã dành quá ít thời gian cho con. Hãy lên kế hoạch học và chơi với con tùy theo từng lứa tuổi của chúng. Đừng nói là bạn không biết làm gì mà hãy nói là bạn không muốn làm gì thì đúng hơn. Vì nếu bạn muốn sẽ có rất nhiều thứ bạn có thể làm cho con bạn.
a. Đối với các bé mẫu giáo, cha mẹ có thể dạy con tô màu, học bảng chữ cái, học đếm số, học phân biệt các con vật, đồ dùng gia đình, phương tiện giao thông, chơi với con, cùng con xem phim hoạt hình hoặc kể chuyện (đọc sách cho con nghe).
b. Đối với các bé tiểu học, cha mẹ hãy bỏ thời gian cùng con ôn bài, xem lại bài vở của con xem con mình còn chưa hiểu phần nào rồi giảng lại cho con hiểu. Tôi không tin các ông bố bà mẹ có bằng cử nhân đại học mà không thể giảng bài cấp 1 cho con. Cho dù nếu quên đi nữa, các bạn vẫn có thể đọc sách giáo khoa hoặc tham khảo trên mạng để giải thích cho con mình hiểu. Điều này không khó, chỉ là bạn có muốn làm không thôi.
c. Đối với các bé từ cấp hai trở lên, bạn có thể dành thời gian tâm sự với con về chuyện trường lớp, bạn bè để hiểu thêm những khó khăn áp lực mà con mình phải chịu khi đi học. Có thể dạy cho con làm việc nhà, nấu cơm, khuyến khích con chia sẻ công việc với bố mẹ, cùng xem phim với con và rút ra những bài học trong phim với con.
d. Các ông bố nên dành thời gian vận động, chơi đùa, tập thể thao với con để giúp con tăng cường sức đề kháng.
Còn hàng trăm chuyện khác mà bạn có thể làm với con mình trong thời gian nghỉ này miễn là bạn muốn làm. Nếu bạn xem con bạn là gánh nặng, bạn sẽ bị stress. Nếu bạn thực sự thương yêu con bạn, bạn sẽ thấy đây là một cơ hội tuyệt vời để kết nối tình cảm gia đình. Và tình cảm gia đình là liều vaccine chống dịch tốt nhất hoàn toàn miễn phí.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Theo Trí Thức Trẻ
Quân khu 4 chuẩn bị đón người Việt từ Trung Quốc về Bộ đội Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh dọn vệ sinh, kê thêm giường, phun thuốc khử trùng trường quân sự, chuẩn bị đón công dân Việt Nam từ Trung Quốc về. Đối phó với dịch nCoV, Quân khu 4 yêu cầu Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp nhận và cách ly 400 người Việt Nam từ Trung Quốc trở...