Tình hình mới cần tư duy mới để chiến thắng mới
90 năm qua kể từ khi thành lập (17/3/1930), lớp lớp đảng viên Thủ đô đã cùng nhân dân nỗ lực phấn đấu, ghi vào lịch sử những trang vàng chói lọi, hun đúc nên những truyền thống tự hào, xứng danh với danh hiệu Thủ đô anh hùng, trái tim của cả nước.
Nhân dịp này, Trung tướng Phạm Hồng Cư (Nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) – người đảng viên lão thành đã chia sẻ tâm tư, tình cảm về Đảng bộ Thành phố, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Trung tướng Phạm Hồng Cư luôn tự hào và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Nội (Ảnh: Lê Thắm)
Xứng đáng là Đảng bộ “đầu tầu”
Trung tướng Phạm Hồng Cư, Nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam xúc động khi trò chuyện với phóng viên nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng bộ Thành phố Hà Nội. Trung tướng Hồng Cư cho biết, ông bắt đầu biết đến lý tưởng cộng sản từ khi còn là học sinh trường Bưởi và tham gia các phong trào yêu nước. Ngay từ thời điểm ấy, trong lòng ông đã nhen nhóm lên tình yêu với tổ chức đặc biệt này. Tuy nhiên, cho đến năm 1945, khi nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập thì ông mới thực sự hiểu hết về “tính Đảng” và quyết tâm phấn đấu trở thành một đảng viên.
“Tôi đã 94 tuổi và đã có 74 năm là đảng viên. Có thể nói, hầu như suốt cuộc đời tôi sống, phấn đấu, làm việc hăng say vì mục đích cao cả của Đảng. Bao giờ tôi cũng lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của tổ chức. Đặc biệt là với Đảng bộ Hà Nội, bởi đây là nơi đầu tiên tôi tham gia sinh hoạt và gắn bó từ lúc về hưu cho đến nay”, Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ.
Theo Trung tướng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong suốt 90 năm qua, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội đã có những cống hiến xứng đáng và có thể nêu rõ một số bài học thành công. Trước hết, Đảng bộ và nhân dân Hà Nội ở mọi thời kỳ cách mạng đều nêu cao trách nhiệm của địa bàn trọng yếu, trung tâm chính trị của đất nước, chủ động đi đầu và sáng tạo trong thực hiện đường lối, chính sách của Đảng. Thắng lợi và thành công của Hà Nội đã có ảnh hưởng to lớn đối với cách mạng và sự phát triển của cả nước.
Trung tướng Phạm Hồng Cư đánh giá, Đảng bộ Hà Nội luôn là Đảng bộ mạnh về cả trình độ trí tuệ, bản lĩnh chính trị, đoàn kết thống nhất, năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo. Ví như khởi nghĩa ở Hà Nội ngày 19/8/1945. Hà Nội trong xây dựng và bảo vệ miền Bắc tỏ rõ sức mạnh, bản lĩnh, năng lực tổ chức, giá trị văn hóa của Thủ đô anh hùng, nhân dân cả nước luôn hướng về và bạn bè quốc tế khâm phục. “Ngay từ những năm 1940 -1945, tôi cùng rất nhiều đồng chí tham gia phong trào yêu nước đã từng bị bắt giam ngay trong nhà lao.
Thế nhưng tinh thần yêu nước thì không bao giờ thay đổi, ngay trong ngục tù, các đồng chí vẫn thể hiện quyết tâm một lòng với Đảng. Cũng chính lúc đấy, tôi nhận ra rằng những hoạt động của Đảng bộ Hà Nội đâu phải chỉ ở phố phường ngoài kia, nó nằm ngay trong những nơi ngục tù, ngay từ các đảng viên đang bị bắt giam kia”, Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ.
Video đang HOT
Trong trí nhớ của vị Trung tướng già, khi đất nước thống nhất và cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, Thủ đô Hà Nội vẫn luôn thể hiện vai trò “đầu tàu” của mình. Đến nay, trải qua gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, trong thành tựu chung của cả nước, có sự đóng góp lớn của Thủ đô Hà Nội trên tất cả các phương diện. Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính của cả nước, mà còn là trung tâm kinh tế với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nhanh, có hiệu quả thúc đẩy kinh tế cả nước. Bên cạnh đó, Hà Nội còn là trung tâm khoa học, công nghệ với đội ngũ trí thức đông đảo, nhân lực chất lượng cao và cũng là trung tâm văn hóa, du lịch của cả nước.
Kỳ vọng vào thế hệ trẻ
Theo nhận định của Trung tướng Phạm Hồng Cư, lịch sử 90 năm Đảng bộ Thành phố Hà Nội là lịch sử đấu tranh, xây dựng, phát triển và trưởng thành. Trong quá trình này, Đảng bộ Hà Nội đã tích lũy, hun đúc nên những truyền thống đáng tự hào mà ngày nay Đảng bộ, đảng viên, nhân dân Hà Nội có trách nhiệm phải ra sức giữ gìn, phát huy. Trung tướng cho rằng, những thành tựu lớn của công tác chính trị, tư tưởng là bằng các hoạt động của mình đã làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố có định hướng chính trị đúng đắn, nhận thức rõ mục tiêu phải đi tới và có những phương pháp, tổ chức phù hợp để đạt mục tiêu.
“Là một người con của Hà Nội, trải qua 2 cuộc kháng chiến lại quay trở về địa phương sinh hoạt đó là một sự hạnh phúc vô cùng to lớn. Điều đó làm cho sự gắn bó với Đảng bộ Hà Nội nói chung và Đảng bộ Ba Đình nói riêng trở nên thiêng liêng hơn. Tôi vui mừng vì bản thân đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế, giữ gìn các báu vật lịch sử của Hà Nội, của đất nước, phát triển đô thị văn minh, sạch đẹp”, Trung tướng Phạm Hồng Cư chia sẻ.
Tuy nhiên, trong lòng vị Trung tướng già vẫn băn khoăn: “Khi đi thăm một số nước khác, tôi thấy Thủ đô mình vẫn chưa thực sự phát huy hết được các thế mạnh về kinh tế, văn hóa đô thị. Do vậy, tôi cho rằng, để Thủ đô ngày càng phát triển hơn cần sự chung sức của toàn dân, để Hà Nội xứng đáng trở thành Thủ đô của một nước Xã hội chủ nghĩa. Hiện nay. Chúng tôi không còn nhiều sức lực, trí tuệ để cống hiến cho đất nước nữa. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện vai trò là tấm gương, sự gương mẫu của mình đến thế hệ trẻ để thế hệ trẻ noi theo”.
Trong thời gian tới, Trung tướng Phạm Hồng Cư mong muốn Đảng bộ Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng, củng cố, chỉnh đốn, làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo Thành phố vượt qua các khó khăn, không ngừng phát triển nhanh, bền vững hơn nữa, phấn đấu đưa Hà Nội ngày càng hiện đại, văn minh.
Kim Tiến – Lê Thắm ( LĐTĐ )
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa: Bảo vệ chủ quyền phải có sách lược phù hợp trong từng tình huống
Đại biểu Quốc hội, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng chúng ta phải kế thừa truyền thống văn hóa giữ nước của cha ông; kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng trong từng tình huống cụ thể phải có sách lược phù hợp.
Đại biểu QH, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng nay 31-10, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.
Phát biểu về một vấn đề được cả nước đặc biệt quan tâm, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Trọng Nghĩa (Tiền Giang), Thượng tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đã dành phần lớn thời gian phát biểu của mình để nói về tình hình Biển Đông và bảo vệ chủ quyền.
Về tình hình quốc phòng an ninh, theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm. Lần này là lần đầu tiên ở phiên khai mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội cũng đã khẳng định điều này. Thủ tướng Chính phủ cũng đã nêu điều này ở khổ đầu tiên trong báo cáo kinh tế - xã hội, khẳng định bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của chúng ta.
Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại của chúng ta được tăng cường và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Qua kết quả từ thực tiễn các báo cáo của các bộ, ngành, báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội cũng như lắng nghe ý kiến phát biểu, quan điểm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, chúng ta có thể khẳng định rằng: Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn quan quan tâm, đặt lên nhiệm vụ hàng đầu bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Các lực lượng thực thi nhiệm vụ đã thực hiện đường lối quan điểm của Đảng và đối sách của Đảng. Đó là: Kiên quyết, kiên trì bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế để giữ vững độc lập chủ quyền, quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và lợi ích quốc gia dân tộc. Đồng thời giữ vững được môi trường hòa bình, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển kinh tế và xã hội.
Theo Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, vừa qua trong dư luận cũng có những người dân hiến kế cách này, cách khác. Đảng ta luôn luôn lắng nghe những ý kiến chính đáng và tâm huyết của nhân dân. Đồng thời Đảng, Nhà nước cũng kiên trì kế thừa truyền thống văn hóa giữ nước của cha ông. Chúng ta kiên quyết kiên trì theo tinh thần "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".
"Những vấn đề thuộc về nguyên tắc là chúng ta kiên quyết giữ gìn. Như Thủ tướng đã nói: "Những vấn đề thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, là chúng ta quyết không nhân nhượng". Nhưng chúng ta phải có đối sách phù hợp bởi truyền thống văn hóa của chúng ta là giữ nước hòa hiếu, hòa bình, điều này đã khẳng định đường lối quan điểm đó là đúng đắn"- ĐB Nguyễn Trọng Nghĩa phân tích.
Đồng thời, ông cũng cho rằng phải đặt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tổng thể các mối quan hệ của sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.
Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho rằng "phải kế thừa truyền thống văn hóa giữ nước của cha ông, của Bác Hồ và nâng cao lên tầm cao mới. Chúng ta kiên trì bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng trong từng tình huống cụ thể chúng ta phải có sách lược phù hợp".
Theo tướng Nghĩa, phải khẳng định tính đúng đắn tính chính nghĩa phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc của đất nước. Tranh thủ tối đa sự ủng hộ của quốc tế. Chúng ta phải sử dụng tổng hợp và gắn kết giữa thế trận chặt chẽ giữa các lĩnh vực kể cả chính trị, kể cả ngoại giao, kể cả lịch sử pháp lý.
"Ở đây cũng có dư luận nói rằng chúng ta không sử dụng với lịch sử pháp lý. Lịch sử pháp lý chính là một trong những căn cứ rất quan trọng để chúng ta khẳng định tính chính nghĩa của chúng ta; khẳng định chủ quyền của chúng ta, mà cụ thể đó là Hiến chương của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và các luật pháp, các điều ước khác mà Việt Nam chúng ta đã cam kết"- tướng Nghĩa cho hay.
Và theo ông, chúng ta phải thông qua công tác tuyên truyền phải kết hợp với đấu tranh thực địa, đồng thời phải hết sức là quan tâm đến giữ vững ổn định chính trị ở trong nước và các giải pháp kinh tế chúng ta càng phải đa dạng hóa hơn để chúng ta xử lý chủ động được các tình huống khi chúng ta bảo vệ chủ quyền của chúng ta.
Ngoài ra, ĐBQH Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ đồng tình với báo cáo của Chính phủ về việc chúng ta giành được những kết quả rất lớn trong công tác thông tin truyền thông và bảo vệ chủ quyền của chúng ta trên không gian mạng nhưng đây là những cách thức rất lớn như các đại biểu đã phát biểu.
Vị ĐB là Thượng tướng quân đội đề nghị trong thời gian tới trên lĩnh vực này phải tiếp tục là làm rõ và tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trong hệ thống chính trị và nhân dân để cho nhân dân ta hiểu vai trò tích cực, mặt tiến bộ xu hướng thời đại của internet và mạng xã hội; đồng thời rõ mặt trái những cái mặt tiêu cực mà chúng ta phải đấu tranh.
Phải chủ động rà soát lại các giải pháp để Chủ động ngăn ngừa đấu tranh kịp thời; các lực lượng thực thi và bảo vệ tổ quốc và an ninh trên không gian mạng kịp thời chia sẻ các thông tin để chủ động xử lý, bảo vệ trật tự an ninh an toàn xã hội; phải tăng cường hơn nữa việc hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực mà bảo vệ Tổ quốc; lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội khi mà không gian mạng ngày càng phát triển
Văn Duẩn
Theo Nguoilaodong
Tổ chức thành công đại hội đảng làm trước cho toàn quân Ngày 13-3, Đảng bộ Lữ đoàn 971 (Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần) tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là một trong 3 đảng bộ cơ sở được Thường vụ Quân ủy Trung ương (QUTƯ) chọn tổ chức đại hội làm trước, rút kinh nghiệm trong toàn quân. Lãnh đạo Cục Tổ chức (Tổng cục Chính trị) thay...