Tình hình miền đông Ukraine tiếp tục phức tạp
Tình hình tại thành phố Slavyansk ở miền Đông Ukraine tiếp tục căng thẳng khi người dân được đặt trong tình trạng báo động cao trước nguy cơ của các vụ tấn công mới.
Ngày 20/4, thủ lĩnh người biểu tình địa phương, ông Vyatcheslav Ponomarev không loại trừ khả năng sẽ xảy ra các vụ tấn công mới nhằm vào các trạm canh gác và trụ sở chính quyền ở Slavyansk, hiện do những người biểu tình của Cộng hòa nhân dân Donesk chiếm giữ. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi xảy ra vụ đọ súng tại Slavyansk làm 3 dân quân và một tay súng thiệt mạng.
Ông Ponomarev cho biết ngay từ sáng sớm, những người có vũ trang, được trang bị như quân đội chính quy đã tiến vào thành phố. Lực lượng dân quân Slaviansk đã được thông báo và đang ở tư thế sẵn sàng phòng ngự.
Thủ lĩnh người biểu tình địa phương, ông Vyatcheslav Ponomarev (trước). Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, một nhóm khoảng 20 người trang bị súng tự động đi trên 4 xe ô tô đã nổ súng vào lực lượng dân quân, buộc họ phải bắn trả tại một địa điểm cách thành phố Slavyansk 18 km về phía Tây, bất chấp Kiev tuyên bố ngừng chiến dịch quân sự ở miền Đông Nam Ukraine trong dịp lễ Phục sinh. Những kẻ tấn công đã bỏ chạy khi dân quân tăng cường lực lượng đến hiện trường. Theo ông Ponomarev, những đồ vật nhóm tấn công để lại cho thấy chúng có quan hệ với tổ chức cực đoan mang tên “Cánh hữu”.
Phản ứng trước vụ việc trên, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố hành động khiêu khích của các tay súng ở Slavyansk cho thấy chính quyền Kiev không muốn giải giáp các nhóm vũ trang cực đoan và phát xít mới, làm dấy lên lo ngại Chính phủ lâm thời Ukraine không sẵn sàng thực hiện các cam kết của thỏa thuận Geneva nhằm tháo gỡ căng thẳng ở nước này. Theo thỏa thuận Geneva về Ukraine, các nhóm vũ trang bất hợp pháp ở nước này phải giải giáp, song chính quyền lâm thời Kiev cho rằng thỏa thuận này chỉ áp dụng cho các nhóm vũ trang của người biểu tình ở miền Đông – Nam. Còn những tay súng thuộc các nhóm cực đoan và phát xít mới, trong đó có nhóm “Cánh hữu”, lại được huy động tham gia lực lượng cảnh sát để trấn áp người biểu tình và được chính quyền lâm thời trao vũ khí.
Trong khi đó, chính quyền lâm thời Kiev hoàn toàn phủ nhận liên quan đến vụ nổ súng tại Slavyansk, đồng thời kêu gọi Moskva sử dụng “tất cả ảnh hưởng cần thiết” đối với lực lượng dân quân tự vệ Slavyansk để giải phóng các trụ sở đang chiếm giữ, khai thông các chốt giao thông, buộc lực lượng này giao nộp vũ khí cũng như ngăn chặn các hành động leo thang dẫn tới đổ máu.
Video đang HOT
Đây là vụ bạo lực đầu tiên kể từ khi đàm phán 4 bên giữa Liên minh châu Âu, Nga, Mỹ và Ukraine đạt thỏa thuận xác định các bước đi cụ thể đầu tiên nhằm giảm căng thẳng tại Ukraine, bao gồm chấm dứt mọi hành động vũ lực, đe dọa hoặc khiêu khích.
Theo Báo Tin Tức
Nga, Mỹ, EU, Ukraine chấp thuận lộ trình giảm nhiệt Ukraine
Theo RT, thông tin trên được Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra ngay sau Hội nghị ngày 17/4. Ông Lavrov cũng cho biết tuyên bố chung kêu gọi các nhóm vũ trang không hợp pháp phải hạ vũ khí và sẽ nhận được ân xá toàn bộ.
Tuyên bố chung cũng kêu gọi "khởi đầu ngay lập tức một cuộc đối thoại trong cả nước trong khuôn khổ Hiến pháp Ukraine", ông Lavrov cho biết.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (Ảnh AFP)
Ân xá người biểu tình, cải cách Hiến pháp Ukraine
Theo Ngoại trưởng Nga, thỏa thuận quan trọng nhất đạt được tại Hội nghị chính là việc các nước đã thống nhất rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine "phải được giải quyết bởi chính người dân Ukraine nhằm kết thúc cuộc xung đột trong nước". Những người này bao gồm cả "những người biểu tình chiếm các trụ sở chính quyền". Về lâu dài các nước thống nhất cả việc tiến hành cải cách Hiến pháp thực sự tại Ukraine".
"Trong số các biện pháp cần thực hiện có cả việc giải giáp vũ khí của các nhóm vũ trang bất hợp pháp và việc trao trả toàn bộ các tòa nhà chính quyền bị chiếm đóng", ông Lavrov tuyên bố với báo chí trong cuộc họp ngày 17/4.
"Việc ân xá cho toàn bộ những người biểu tình, ngoại trừ những kẻ phạm tội nghiêm trọng, cần phải được thực hiện", Ngoại trưởng Nga nêu rõ.
"Sẽ không thể giải quyết được vấn đề người biểu tình chiếm đóng một cách bất hợp pháp các tòa nhà tại một khu vực của Ukraine trong khi các tòa nhà bị chiếm đóng tại các khu vực khác ở nước này không được trao trả lại", ông Lavrov nhấn mạnh.
"Những người lên nắm quyền tại Kiev sau khi phế truất Tổng thống Viktor Yanukovich- nếu họ muốn coi mình là đại diện hợp pháp của toàn bộ người dân Ukraine, phải thể hiện thiện chí bằng cách chìa bàn tay thân thiện đến những người dân ở khu vực miền Đông, lắng nghe những lo lắng của họ và ngồi vào bàn đàm phán với họ", ông Lavrov nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Lavrov cho biết, bản tuyên bố chung không đưa ra bất kỳ một lộ trình cụ thể nào về tương lai của hệ thống chính trị tại Ukraine.
Tương lai chính trị Ukraine vẫn chưa rõ ràng
"Chúng tôi không đưa ra bất kỳ một điều khoản nào...có những liên bang nơi quyền lợi của các khu vực bị hạn chế, trong khi có những cộng đồng các quốc gia thống nhất mà ở đó các khu vực có quyền tự chủ rộng lớn hơn", ông Lavrov giải thích.
Mục tiêu của Hội nghị Geneva là nhằm gửi một thông điệp đến chính quyền Ukraine rằng họ phải chịu trách nhiệm cho sự ổn định trong nước và phải đảm bảo rằng "mỗi khu vực trong nước có khả năng bảo vệ lịch sử và ngôn ngữ của mình", ông Lavrov nhấn mạnh.
"Chỉ khi làm được việc này thì Ukraine mới có thể trở thành một quốc gia mạnh mẽ và trở thành một cầu nối chung giữa Đông và Tây", ông Lavrov nói.
Cũng tại Hội nghị, phía Nga đã cung cấp cho các đại diện của Mỹ và EU những tài liệu được gửi đến Nga từ người dân ở khu vực Đông Nam Ukraine, trong đó nêu rõ việc lợi ích của họ cần phải được thể hiện như thế nào trong bản Hiến pháp mới của Ukraine.
Tổ chức An ninh Hợp tác châu Âu (OSCE) cần phải đóng vai trò hàng đầu trong việc hỗ trợ chính quyền Ukraine để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine, ông Lavrov khẳng định và nói thêm rằng Nga sẽ hỗ trợ công việc của OSCE.
Theo ông Lavrov, Mỹ hiện có "tầm ảnh hưởng quyết định" đến các nhà lãnh đạo Kiev và nước này cần phải sử dụng tầm ảnh hưởng này để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Nga không đưa quân vào Ukraine
"Nga không hề muốn đưa quân sang Ukraine", ông Lavrov tuyên bố và cho biết mối lo ngại chủ yếu của Nga chính là việc đảm bảo quyền lợi cho người dân tại mọi khu vực của Ukraine bao gồm cả những khu vực mà những người nói tiếng Nga chiếm đa số.
"Chúng tôi không bao giờ muốn đưa quân vào Ukraine, đến lãnh thổ của một nước láng giềng, anh em của mình. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với những lợi ích cơ bản của Nga", ông Lavrov nói.
Ông Lavrov gọi tuyên bố gần đây của NATO về việc Ukraine muốn trở thành một quốc gia trung lập là một việc không thể chấp nhận được và tuyên bố rằng những nỗ lực ngăn cản Ukraine trở thành một nước không liên kết sẽ "phá hỏng mọi nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine".
"Sự thật rằng Ukraine chọn trở thành một quốc gia không liên kết và đưa mong muốn này vào luật pháp của nước này phải được tất cả các nước khác tôn trọng và không nên nghi ngờ hay ngăn trở việc này", Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Theo VOV
Khủng hoảng Ukraine: Nga, Mỹ, EU bất ngờ "bắt tay" Nga, Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Ukraine hôm qua (17/4) đã tiến hành cuộc họp 4 bên ở Geneva theo đúng kế hoạch dự kiến nhằm tìm cách tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cuộc họp này đã đem đến một kết quả hoàn toàn bất ngờ khi Nga, Mỹ và EU nhất trí "bắt tay" nhau. Ngoại trưởng Nga...