Tình hình Mali tiếp tục căng thẳng sau đảo chính
Bốn ngày sau cuộc đảo chính, tình hình tại Mali tiếp tục căng thẳng.
Quốc hội Mali ngày 25/3 đã ra tuyên bố yêu cầu Ủy ban quốc gia vì sự chấn hưng dân chủ và khôi phục nhà nước (CNRDRE) tuân thủ hiến pháp ngay lập tức, mở tất cả các cửa khẩu, thả tất cả các quan chức chính phủ đang bị giam giữ và chuẩn bị tiến hành bầu cử theo kế hoạch.
Binh sĩ Mali trước trụ sở Đài truyền hình quốc gia ở Bamako ngày 22/3. (Nguồn: THX/TTXVN)
Tại thủ đô Bamako, 38 đảng đối lập đã thông báo thành lập một mặt trận thống nhất nhằm chống lại lực lượng đảo chính, và tổ chức một cuộc tuần hành với sự tham gia của hàng trăm người.
14 quan chức cấp cao trong chính quyền bị lật đổ, trong đó có thủ tướng, ngoại trưởng… đã bắt đầu tuyệt thực nhằm phản đối việc lực lượng đảo chính giam giữ họ tại một doanh trại quân đội ở ngoại ô thủ đô Bamako.
Video đang HOT
Trong khi đó, Canada ngày 25/3 tuyên bố rút toàn bộ viện trợ tài chính cho Mali, theo đó toàn bộ khoản thanh toán trực tiếp cho Chính phủ Mali sẽ bị đình chỉ ngay lập tức, song các chương trình của Cơ quan Viện trợ quốc tế Canada (CIDA) như cung cấp viện trợ nhân đạo trực tiếp cho người dân Mali thông qua các hoạt động từ thiện sẽ vẫn được tiếp tục.
Chính phủ Canada cũng tuyên bố “cực lực lên án cuộc tấn công nhằm vào dân chủ này,” đồng thời kêu gọi những kẻ đứng sau cuộc đảo chính rút lui ngay lập tức để trật tự hiến pháp, hòa bình và ổn định có thể được khôi phục Tại thủ đô Bamako.
Cuối tuần qua, Chủ tịch Ủy ban Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi (ECOWAS) Kadre Desire Ouedraogo – người đứng đầu một phái bộ chung của ECOWAS, Liên minh châu Phi (AU) và Liên hợp quốc – đã có cuộc hội đàm kín với người đứng đầu CNRDRE – Đại tá Amadou Sanogo.
Sau cuộc họp, ông Ouedraogo cho biết phái bộ do ông đứng đầu được Tổng thống Cote d”Ivoire Alassane Ouattara – hiện là Chủ tịch luân phiên ECOWAS – cử tới Bamako để chuyển một thông điệp đến giới chức Mali, đồng thời khẳng định phái bộ có sự ủng hộ của AU và Liên hợp quốc.
Về cuộc hội đàm với đại diện CNRDRE, ông Ouedraogo nói “họ đã lắng nghe chúng tôi.”
Dự kiến ngày 27/3, lãnh đạo các nước thành viên ECOWAS sẽ họp khẩn ở Abidjan, Cote d”Ivoire để thảo luận về tình hình Mali./.
Theo TTXVN
Lãnh đạo đảo chính Mali còn sống
Đại úy Amadou Sanogo, người lãnh đạo cuộc đảo chính tại Mali hôm 22.3, vừa xuất hiện trên truyền hình nước này hôm 24.3 để xua tan lời đồn ông đã bị hạ sát.
Ông khẳng định quân đội vẫn đang nắm quyền kiểm soát đất nước Tây Phi này dù tình trạng hỗn loạn chưa được dập tắt, theo Reuters.
Đại úy Sanogo nói: "Tôi yêu cầu toàn bộ người dân Mali phải lập tức chấm dứt tất cả các hành vi cướp bóc. Đó không phải là điều chúng ta hướng tới".
Đại úy Amadou Sanogo - Ảnh: Reuters
Ngày 22.3, một số binh sĩ quân đội bất ngờ tràn vào thủ đô Bamako của Mali khiến Tổng thống Amadou Toumani Toure phải tháo chạy.
Từ đó đến nay, nhiều báo cáo được đưa ra cho rằng binh lính đảo chính ra tay cướp bóc và tự hỏi nhà lãnh đạo cuộc đảo chính có đủ sức kiểm soát tình hình.
Trong khi đó, các nước láng giềng đã lên tiếng chỉ trích cuộc đảo chính và Liên Hiệp Quốc cùng phương Tây yêu cầu các bên phải tuân thủ hiến pháp.
Theo Thanh Niên
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam tại Mali Trước tình hình an ninh hiện nay tại Cộng hòa Mali, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đề nghị Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tại Hà Nội và tại Mali có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại Mali. Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá...