Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới ngày 2/5
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 2/5 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng khoảng 513,68 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 6,26 triệu ca tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 30/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Số bệnh nhân đã bình phục là 467,93 triệu người, trong khi vẫn còn 40.900 bệnh nhân nặng đang được điều trị tích cực.
Trước những tiến bộ đạt được của vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong việc giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và tử vong, ngày càng nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ các quy định phòng, chống dịch COVID-19 nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường trước khi đại dịch bùng phát.
Cụ thể, Israel thông báo các dịch vụ liên quan đến dịch COVID-19 như địa điểm xét nghiệm, phòng xét nghiệm, cơ chế truy vết để bẻ gãy chuỗi lây nhiễm sẽ được giảm quy mô nhưng có thể được tái kích hoạt bất cứ thời điểm nào nếu bùng phát dịch. Israel đang giảm bớt các biện pháp phòng, chống COVID-19 nhờ thực tế tỷ lệ lây nhiễm cũng như nhập viện đã xuống mức thấp.
Mặc dù vậy, Bộ Y tế Israel vẫn nâng cao cảnh giác, cho biết những dịch vụ bị thu hẹp này có thể được mở rộng lại nhanh chóng trong trường hợp bùng phát làn sóng dịch mới hay một biến thể mới nguy hiểm hơn xuất hiện. Quan chức trên cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu làn sóng dịch thứ 5 và cố gắng nâng cao sự sẵn sàng cho làn sóng dịch thứ 6. Cho đến giờ chúng ta đã phải ứng phó với những biến thể hoặc độc lực cao nhưng lây nhiễm thấp, hoặc độc lực thấp nhưng dễ lây nhiễm. Kịch bản mà chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng là các biến thể nguy hiểm hơn cả về độc lực lẫn độ lây nhiễm”.
Tuần trước, Israel đã phát hiện những ca nhiễm biến thể phụ mới BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron. Tháng 4 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã bắt đầu theo dõi cẩn trọng 2 biến thể phụ này sau khi chúng xuất hiện ở Nam Phi và châu Âu.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Hàn Quốc cũng bắt đầu bãi bỏ quy định đeo khẩu trang bắt buộc ngoài trời. Tuy nhiên, hầu hết người dân ở thủ đô Seoul vẫn đeo khẩu trang do cảm giác chưa thật sự yên tâm và với nhiều người, khẩu trang đã trở thành “vật bất ly thân” từ lâu và đeo khẩu trang là vì lợi ích của cộng đồng.
Nhiều trường học tại Hàn Quốc cũng đã tổ chức các sự kiện thể thao lần đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, song hầu hết học sinh đều đeo khẩu trang. Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết các trường học được quyền tự quyết định có cho phép học sinh bỏ khẩu trang trong các hoạt động thể thao hay các lớp học thể dục hay không. Theo quy định, các sự kiện tập hợp trên 50 người vẫn phải đeo khẩu trang.
Video đang HOT
Hàn Quốc tiếp tục bãi bỏ dần các biện pháp phòng dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca nhiễm mới theo ngày tiếp tục giảm. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), số ca nhiễm mới COVID-19 trong ngày 2/5 được ghi nhận là 20.084 ca, mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua. Số ca nhiễm COVID-19 ngày 2/5 cũng giảm đáng kể so với mức 37.771 của 1 ngày trước đó. KDCA cho biết nước này đã có thêm 83 trường hợp tử vong do COVID-19, nâng tổng số người thiệt mạng vì COVID-19 lên 22.958 người. Tỷ lệ tử vong là 0,13%. Số bệnh nhân nặng đang điều trị tiếp tục giảm xuống mức 461 người, ít hơn 32 người so với mức 493 người của một ngày trước đó. KDCA dự báo số ca nhiễm COVID-19 sẽ tiếp tục xu hướng giảm ổn định và đây là cơ sở để Hàn Quốc tiếp tục xem xét nới lỏng các biện pháp phòng dịch còn lại.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Johnson &Johnson cho người dân tại Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, nhà máy sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của châu Phi, được ra mắt vào năm ngoái như một trung tâm tiên phong về sản xuất vaccine tại khu vực vốn có tỷ lệ tiêm chủng thấp vì sự chậm trễ trong việc bàn giao vaccine của các nước phương Tây, đang có nguy cơ phải đóng cửa vì ế ẩm.
Hồi tháng 11/2021, nhà máy Aspen Pharmacare ở Gqeberha, Eastern Cape của Nam Phi đã đạt được thỏa thuận với tập đoàn Mỹ Johnson &Johnson để đóng gói và phân phối vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson &Johnson trên khắp thị trường châu Phi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gọi thỏa thuận này là một “thời khắc chuyển đổi” trong nỗ lực hướng tới việc giải quyết tình trạng bất bình đẳng rõ rệt trong việc tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên kể từ đó cho đến nay, vaccine mang thương hiệu Aspenovax không nhận được đơn đặt hàng nào tại châu Phi, bất chấp thực tế mới chỉ có khoảng 16% người trưởng thành của lục địa này đã tiêm đủ liều cơ bản.
Theo giới chức Aspen, một trong những lý do khiến nhà máy này phải “đắp chiếu” là do khó khăn trong khâu vận chuyển, bảo quản và phân phối vaccine ở châu Phi. WHO và cơ chế phân phối vaccine công bằng COVAX từng nêu thực trạng châu Phi từ chối nhận thêm vaccine ngừa COVID-19 do không có đủ tủ đông lạnh, việc tiếp cận các điểm tiêm chủng và đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, nhà máy trên ra đời trong bối cảnh châu Phi không được cung cấp đầy đủ và nhanh chóng vaccine ngừa COVID-19 do nhu cầu lớn từ phương Tây. Tuy nhiên khi nhà máy đi vào hoạt động, thực tế đã thay đổi. Hiện nay châu Phi đang nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nước hơn so với giai đoạn đầu dịch bùng phát và nguồn cung vaccine ngừa COVID-19 cho châu lục này cũng đã ổn định.
Thế giới đã ghi nhận trên 508 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 22/4 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận 508.046.917 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.237.307 triệu ca tử vong.
Số bệnh nhân đã bình phục là 460.429.586 người, trong khi vẫn còn 41.380.024 bệnh nhân đang phải điều trị.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Rome, Italy. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu trong tuần từ ngày 11 - 17/4 vẫn duy trì đà giảm từ cuối tháng 3. Cụ thể, số ca mắc COVID-19 ghi nhận trong tuần trên là gần 5,59 triệu ca, giảm 24% so với tuần trước đó. Số ca tử vong liên quan COVID-19 cũng giảm 21% còn 18.215 ca.
Trước những tín hiệu tích cực của dịch bệnh, nhiều nước đã triển khai các biện pháp nhằm đưa cuộc sống trở lại bình thường như trước khi xảy ra đại dịch.
Tại Đông Nam Á, kể từ ngày 22/4, Malaysia sẽ dỡ bỏ quy định cách ly bắt buộc đối với những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Quy định mới cũng sẽ không còn phân biệt giữa những người đã tiêm và chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Theo thông báo của Bộ Y tế Malaysia, những người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 và biểu hiện triệu chứng được khuyến khích tự cách ly và xét nghiệm nhanh để phát hiện bệnh và xét nghiệm thêm vào ngày thứ 3 sau khi xuất hiện triệu chứng.
Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 trong nước có nhiều tín hiệu tích cực, nước này sẽ hạ mức độ cảnh báo dịch bệnh COVID-19 từ mức Da Cam (mức cảnh báo cao thứ hai, chỉ dưới mức cảnh báo cao nhất là Đỏ) xuống mức Vàng.
Giới chức Singapore cho biết từ ngày 26/4 tới, nước này sẽ nới lỏng hơn nữa một loạt biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong cộng đồng, trong đó có quy định số người được tụ tập, nới lỏng việc xuất trình chứng nhận tiêm vaccine, chấm dứt việc áp dụng gửi Cảnh báo Nguy cơ sức khỏe (HRN) đối với những người có tiếp xúc gần với ca mắc. Tuy nhiên, đeo khẩu trang vẫn là yêu cầu bắt buộc ở các địa điểm "mang tính khép kín" và trên các phương tiện giao thông công cộng (xe bus, tàu điện ngầm, xe taxi...) nhưng không bắt buộc ở ngoài trời.
Song song với việc nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch trong cộng đồng, Singapore cũng mở cửa hơn nữa biên giới. Bắt đầu từ 26/4, những người đã tiêm vaccine COVID-19 đủ liều cơ bản và trẻ em từ 12 tuổi trở xuống (dù đã hoặc chưa tiêm vaccine) đều không phải xét nghiệm COVID-19 trước khi vào Singapore (bằng cả đường hàng không, đường biển và đường bộ). Những người từ 13 tuổi trở lên và chưa tiêm đủ liều cơ bản vaccine vẫn sẽ phải xét nghiệm COVID-19 trong vòng 48 giờ trước khi tới Singapore, cách ly tại nơi cư trú 7 ngày và phải xét nghiệm bằng phương pháp PCR vào cuối thời gian cách ly.
Du khách quốc tế tới sân bay quốc tế Phuket, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Một quốc gia Đông Nam Á khác là Thái Lan cũng đã quyết định đưa ra những thay đổi lớn trong các quy định phòng chống dịch đối với người nhập cảnh, theo đó, từ ngày 1/5 tới nước này sẽ bãi bỏ yêu cầu xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR khi nhập cảnh đối với du khách đã tiêm đủ liều cơ bản. Cũng từ ngày 1/5, nước này cũng chấm dứt các vùng kiểm soát dịch (màu da cam) ở 20 tỉnh. Như vậy, số tỉnh thuộc diện giám sát chặt chẽ (màu vàng) sẽ tăng từ 47 lên 65 tỉnh, trong khi số lượng các tỉnh thuộc diện thí điểm du lịch (màu xanh) sẽ tăng từ 10 lên 12 tỉnh.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh ngành du lịch của Thái Lan đang hồi phục và việc xét nghiệm bằng phương pháp kháng nguyên sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn đối với du khách nước ngoài. Theo ông, rất nhiều nước đang nới lỏng đáng kể những hạn chế về đi lại và Thái Lan phụ thuộc đáng kể vào du lịch để hỗ trợ nền kinh tế của đất nước.
Bên cạnh đó, giới chức Thái Lan cũng tuyên bố Chương trình "Xét nghiệm & Lên đường" (Test & Go) dành cho du khách nước ngoài sẽ không còn tồn tại từ ngày 1/5 và Chính phủ Thái Lan sẽ áp dụng những biện pháp khác nhau đối với du khách đã tiêm chủng và chưa tiêm chủng đến bằng đường hàng không. Theo đó, khách du lịch đã tiêm phòng sẽ được khuyến cáo tự xét nghiệm thường xuyên bằng các bộ xét nghiệm kháng nguyên. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính có thể tìm cách điều trị theo hợp đồng bảo hiểm hoặc phải tự chi trả chi phí y tế. Những khách du lịch chưa tiêm phòng sẽ được hoan nghênh nếu họ xuất trình chứng nhận xét nghiệm RT-PCR âm tính không quá 72 giờ trước chuyến đi. Họ sẽ phải cách ly 5 ngày và phải làm thêm một xét nghiệm RT-PCR nữa vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 sau khi đến, đồng thời được khuyến nghị tự làm xét nghiệm kháng nguyên trong thời gian lưu trú.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) cũng đã thông báo cho phép du khách quốc tế đến hòn đảo này từ ngày 1/5.
Du khách nước ngoài cũng sẽ phải tuân thủ các quy định tương tự như người dân Hong Kong trở về thành phố. Trước khi lên máy bay, du khách phải xuất trình chứng nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19, có kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính và giấy đặt phòng khách sạn cách ly được chỉ định trong ít nhất 7 ngày. Ngoài việc phải làm xét nghiệm axit nucleic, du khách sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên sau khi đến sân bay. Những người có kết quả xét nghiệm nhanh âm tính sẽ được đưa đến khách sạn cách ly để chờ kết quả xét nghiệm axit nucleic.
Chính quyền Hong Kong cũng điều chỉnh "cơ chế ngắt mạch" đối với các tuyến bay riêng lẻ. Theo đó, nếu trước đây, chuyến bay nào chở ít nhất 3 hành khách mắc COVID-19 sẽ bị kích hoạt cơ chế "ngắt mạch" và phải tạm dừng bay trong 7 ngày, thì đến ngày 1/5, cơ chế này sẽ được điều chỉnh lên thành 5 hành khách và giảm thời gian tạm dừng bay xuống còn 5 ngày.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Hàn Quốc cũng dự định từ tuần tới tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Theo đó, người dân sẽ được phép ăn uống trong các rạp chiếu phim, các phòng tập thể dục trong nhà, các địa điểm tôn giáo, tàu điện, tàu hỏa và xe buýt.
Chính phủ Hàn Quốc thông báo trong ngày 25/4 sẽ hạ cấp độ cảnh báo dịch bệnh xuống mức nghiêm trọng thứ 2 trong thang cảnh báo gồm 4 cấp độ, qua đó cho phép các bệnh nhân COVID-19 không phải thực hiện tự cách ly và có thể được điều trị tại các phòng khám địa phương, sớm nhất là từ cuối tháng 5 tới.
Tại châu Âu, Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa đã ban bố sắc lệnh của chính phủ dỡ bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở hầu hết mọi nơi.
Theo giới chức Bồ Đào Nha, Hội đồng Bộ trưởng nước này nhất trí rằng tình hình hiện nay đã đáp ứng các điều kiện để dỡ bỏ quy định đeo khẩu trang. Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang sẽ vẫn bị bắt buộc tại những nơi thường có người dễ tổn thương lai vãng đến như trung tâm dưỡng lão, các cơ sở y tế và trên các phương tiện vận tải công cộng. Nhà chức trách Bồ Đào Nha nêu rõ đại dịch COVID-19 hiện chưa chấm dứt, do vậy, các biện pháp hạn chế có thể sẽ lại thay đổi tùy theo nhu cầu trong tương lai.
Trong khi đó, tổ chức y tế độc lập GIMBE của Italy đã kêu gọi chính phủ nước này duy trì quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng khép kín, với lý do mức độ lây nhiễm dịch COVID-19 vẫn còn quá cao nên không thể dỡ bỏ quy định này. Chủ tịch GIMBE Nino Cartabellotta nêu rõ: "Sự lây lan của virus SARS-CoV-2 vẫn còn rất cao. Hiện có ít nhất hơn 1,2 triệu người mắc COVID-19 tại Italy. Có hơn 50.000 ca mắc mới/ngày và tỷ lệ dương tính là hơn 15%. Do đó, việc bỏ quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong không gian kín là một quyết định rất liều lĩnh".
Cùng chung quan điểm trên, Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza kêu gọi người dân nước này không được mất cảnh giác với dịch COVID-19. Ông Speranza nói: "Đại dịch vẫn chưa kết thúc. Chúng ta đã thoát khỏi tình trạng khẩn cấp (ngày 1/4) và đang ở trong một giai đoạn khác so với trước đây, nhưng virus vẫn chưa biến mất. Chúng ta không được hạ thấp cảnh giác. Cần thận trọng và tiếp tục thực hiện chiến dịch tiêm chủng".
Thế giới ghi nhận 504,4 triệu ca mắc, 6,2 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 17/4 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 504.451.596 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.222.430 người không qua khỏi. Số bệnh nhân bình phục đã lên tới 455.268.127 người. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ vẫn là nước...