Tình hình dịch COVID-19 tại Phnom Penh có dấu hiệu thuyên giảm
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 25/7, tình hình dịch COVID-19 tại thủ đô Phnom Penh có dấu hiệu giảm bớt, với chỉ 2 trong tổng số 14 quận nội thành còn ghi nhận mức độ lây nhiễm cao.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN
Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng đánh giá: “Tình hình các ca lây nhiễm ở toàn bộ các quận nội thành đang giảm, dù mức độ còn tương đối cao hơn ở hai quận Meanchey và Por Sen Chey”. Đây là 2 quận có nhiều nhà máy và số lượng công nhân đông đảo.
Lý giải thêm về nguyên nhân số ca mắc mới giảm, ông Khuong Sreng cho rằng điều này bắt nguồn từ chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở thủ đô, kết thúc từ ngày 8/7 vừa qua, cũng như do ý thức của người dân tuân thủ triệt để các biện pháp phòng dịch. Tuy nhiên, người đứng đầu chính quyền thành phố Phnom Penh vẫn tỏ ra thận trọng, yêu cầu duy trì những biện pháp phòng ngừa.
Tính đến ngày 22/7, Campuchia đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho khoảng 6,4 triệu người, tương ứng mục tiêu miễn dịch cho 64% tổng số người trưởng thành.
Video đang HOT
Ngày 24/7, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Ngov Kang khẳng định dù nhu cầu đang tăng cao nhưng nước này có đủ nguồn cung ứng oxy cho các bệnh nhân trên khắp cả nước nói chung chứ không chỉ riêng những người mắc COVID-19. Tuy nhiên, quan chức cấp cao Bộ Y tế Campuchia cũng lưu ý để phá vỡ chuỗi lây nhiễm và tránh tình trạng thiếu oxy, người dân cần chung tay cùng chính phủ ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát trong cộng đồng.
Ngày 24/7, Bộ Y tế Campuchia ra thông cáo xác nhận có 32 người tử vong và 860 ca mới, trong đó có 395 ca nhập cảnh. Đây là ngày có số ca nhập cảnh mắc COVID-19 cao thứ hai kể từ trước đến nay.
* Trong khi đó, Indonesia đang chuẩn bị thêm các khoa điều trị tích cực, sau khi ghi nhận số ca tử vong trong nhiều ngày ở mức cao kỷ lục.
Do sự lây lan của biến thể Delta, Indonesia đã trở thành “tâm dịch” COVID-19 của khu vực châu Á, với nhiều bệnh viện trở nên quá tải, đặc biệt là tại hòn đảo đông dân Java.
Theo giới chức Indonesia, nguyên nhân khiến số người tử vong do mắc COVID-19 tại nước này tăng là do bệnh viện quá tải, bệnh nhân nhập viện muộn, hoặc tử vong do không được theo dõi do tự cách ly. Do đó, chính quyền nước này sẽ tăng cường các khoa điều trị tích cực tại những khu vực ghi nhận số người tử vong cao nhất.
* Cùng ngày, theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã kêu gọi đoàn kết vượt qua đại dịch COVID-19. Theo ông, thành công của Kế hoạch phục hồi quốc gia (PPN) giúp đưa Malaysia thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ của tất cả các bên, vì đây là “cách tiếp cận toàn dân” chứ không phải là “toàn bộ chính phủ”.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại quận Sabak Bernam, Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Đề cập đến những điểm mới trong cuộc chiến chống dịch, ông Muhyiddin cho biết Malaysia sẽ tăng thêm số bệnh viện công điều trị COVID-19 nhằm cung cấp đủ giường cho những ca điều trị tích cực; rà soát và chuyển các trường hợp không phải COVID-19 sang các bệnh viện tư nhân. Cùng với đó, Malaysia sẽ đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng, đặc biệt là ở khu vực có số ca nhiễm mới và tử vong cao.
Trên thực tế, hiện đã có 8/13 bang đã chuyển sang Giai đoạn 2 của PPN và bang Sarawak đang được kỳ vọng sẽ nằm trong số những bang sớm nhất chuyển sang Giai đoạn 3 do tỷ lệ tiêm chủng cao và kiểm soát sức khỏe tốt.
Đề cập đến ngân sách, Thủ tướng Muhyiddin cho biết kể từ tháng 3/2020, chính phủ phân bổ hơn 70 tỷ ringgit (khoảng 28 tỷ USD) để ứng phó với đại dịch cho Bộ Y tế, tương đương với 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đặc biệt là trong việc nâng cao năng lực của hệ thống y tế công. Đây là mức phân bổ cao nhất trong lịch sử của Malaysia trong một thời gian ngắn nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng y tế do COVID-19 gây ra.
Campuchia tái áp đặt tình trạng 'Khu vực Vàng sậm' tại một điểm ở Phnom Penh
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, trước tình hình số ca lây nhiễm dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có chiều hướng gia tăng, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng ngày 9/6 đã thông báo tái áp đặt tình trạng quản lý cấp độ "Khu vực Vàng sậm" với một số điểm tại thủ đô Phnom Penh.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 4/4/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cụ thể, lệnh tái áp đặt quản lý này có hiệu lực từ ngày 10/6 đến ngày 23/6/2021 đối với một phần các khu vực: Làng Choam Chao 3 (phường Choam Chao II), làng Trapeang Po, làng Prey Pring North 2, làng Chumpouvorn 2 (quận Por Sen Chey).
Thông cáo báo chí ngày 9/6 của Bộ Y tế Campuchia ghi nhận 729 ca mắc COVID-19 mới, 11 ca tử vong và 398 trương hợp được điều trị bình phục. Tính đến nay, Campuchia có 36.240 ca mắc COVID-19, trong đó có 289 ca tử vong và 29.047 người bình phục.
Liên quan tới chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Campuchia được triển khai từ ngày 10/2/2021, trên cả nước đã có 2.203.744 người được tiêm mũi thứ hai, với các loại vaccine được sử dụng gồm Sinovac, Sinopharm và AstraZeneca (COVISHIEL).
Sau khi được phát động từ Phnom Penh, chiến dịch tiêm chủng này chuẩn bị được triển khai rộng ra nhiều tỉnh thành khác của Campuchia. Theo kế hoạch, từ ngày 10/6, tỉnh Kandal giáp giới Phnom Penh sẽ tiến hành tiêm chủng trên diện rộng cho 11 huyện cho tất cả mọi người dân. Tỉnh trưởng tỉnh Kandal, ông Kong Sophoan cho biết tỉnh đã chuẩn bị khoảng 700 nhân viên y tế chuyên nghiệp cho kế hoạch tiêm chủng này và sắp tới sẽ đào tạo bổ sung thêm khoảng 1.800 người.
Phnom Penh bất ngờ cho dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, tối 21/5, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng ra thông báo về việc dỡ bỏ lệnh giới nghiêm phòng chống dịch COVID-19 tại "Khu vực Vàng" áp dụng từ 20h đến 3h sáng hôm sau. Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh:...