Tình hình dịch COVID-19 tại Ấn Độ ngày càng nguy cấp
Đại dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng tồi tệ tại Ấn Độ với số ca nhiễm trong ngày cao nhất từ trước đến nay, trong khi hệ thống y tế đang có nguy cơ sụp đổ.
Có thông tin nhiều người khá giả phải rời nước ra đi vì lo sợ cho tính mạng dù giá vé máy bay bị đẩy lên gấp 10 lần bình thường.
Hỏa táng thi thể bệnh nhân COVID-19 tại đài hóa thân ở New Delhi, Ấn Độ ngày 22/4/2021. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Chỉ trong 24 giờ qua, Ấn Độ có thêm 349.313 ca nhiễm mới và số người tử vong đã tăng thêm 2.761 người. Con số trên đánh dấu ngày thứ 8 liên tiếp Ấn Độ ghi nhận số ca mắc mới trên mức 200.000, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên tới 16.951.769 trường hợp. Tổng số người không qua khỏi do dịch COVID-19 tại Ấn Độ đã lên tới 192.310 trường hợp.
Nhiều bệnh viện trên khắp cả nước, trong đó có thủ đô New Delhi, ra thông báo nguồn ô xy sắp cạn kiệt. Giới chuyên gia y tế cho rằng Ấn Độ đã mất cảnh giác khi dịch bệnh COVID-19 dường như đã được kiểm soát trong thời gian từ tháng 1 – 3/2021, khi số ca mắc trong ngày ở mức khoảng 10.000 ca, và đã dỡ bớt các biện pháp hạn chế nhằm phòng chống dịch, cho phép tập trung đông người trở lại. Chính phủ Ấn Độ đã phát động chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số hơn 1,3 tỉ dân của nước này đã được tiêm.
Giữa lúc Ấn Độ đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng thứ hai, những người Việt đang sinh sống, làm việc tại đây cũng đối diện với nguy cơ lây nhiễm bệnh rất lớn và không ít người đã mắc bệnh. Theo Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, khi mà hệ thống y tế của Ấn Độ cũng đang quá tải, không đảm đương nổi việc chăm sóc cho chính người dân nước sở tại, các cư dân nước ngoài chắc chắn sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn nữa nếu không may mắc bệnh. Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng đã chia sẻ sự lo lắng của ông về tình hình sức khỏe một kỹ sư Việt Nam đang giúp xây trụ sở Đại sứ quán, vừa mắc COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại khu cách ly ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 13/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Từ lúc anh nhập viện, 24 giờ đã trôi qua mà Đại sứ không nhận được bất kỳ tin tức nào của người kỹ sư này, trong khi một số công nhân xây dựng khác cũng lần lượt sốt cao. Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết thách thức đầu tiên là không tìm được nơi để xét nghiệm vì đâu cũng quá tải, thâm chí “ngay cả đến bây giờ kết quả xét nghiệm của một số em cũng không tìm thấy vì tất cả trở nên hỗn loạn vì quá tải”. Theo Đại sứ, chủng virus mới B.1.617 của Ấn Độ tấn công rất nhanh và tàn phá rất mạnh kể cả những người trẻ tuổi, một sự khác biệt lớn so với đợt dịch lần đầu.
Video đang HOT
Thế giới tăng gần 600.000 ca nhiễm nCoV trong ngày
Toàn cầu ghi nhận gần 600.000 ca nhiễm nCoV mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm lên hơn 54,2 triệu, trong đó hơn 1,3 triệu người chết.
Thế giới ghi nhận thêm 8.965 ca tử vong do Covid-19 hôm 14/11, nâng số người chết vì đại dịch lên 1.317.260. Tổng số ca nhiễm hiện là 54.298.102, trong khi 37.808.321 người đã bình phục.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 11.217.056 ca nhiễm và 251.215 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 148.323 và 1.219. California và Texas đã trở thành hai bang đầu tiên ghi nhận hơn một triệu ca nhiễm tại Mỹ. Giới chức cũng đang lo ngại về nguy cơ lan rộng của cụm dịch mới tại Nhà Trắng khi hàng chục nhân viên Mật vụ Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Trump được cho là đã nhiễm nCoV.
Thống đốc New York Andrew Cuomo thông báo áp đặt hạn chế mới từ 13/11, yêu cầu quán bar, nhà hàng và phòng tập thể dục trong bang đóng cửa vào 22h, giới hạn số người tham dự các bữa tiệc riêng tư từ 10 người trở xuống. Một ngày trước đó, California và một số bang Trung Tây cũng siết chặt hạn chế phòng dịch.
Thị trưởng Chicago Lori Lightfoot hôm 12/11 cho biết thành phố lớn thứ ba ở Mỹ có thể ghi nhận tới hơn 1000 ca tử vong do Covid-19 vào cuối năm nếu người dân không thay đổi hành vi và làm nhiều hơn để ngăn chặn virus lây lan.
Nhân viên y tế tại một trung tâm xét nghiệm nCoV ở El Paso, Texas, Mỹ, ngày 26/10. Ảnh: Reuters.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 41.659 ca nhiễm và 449 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.814.902 và 129.674.
Thủ đô New Delhi cuối ngày 12/11 ghi nhận ca nhiễm mới hàng ngày cao kỷ lục với hơn 7.000 trường hợp chỉ trong 24 giờ. Trong khi các khu vực khác ở Ấn Độ đã giảm ca nhiễm mới đáng kể từ đỉnh dịch giữa tháng 9, thủ đô 20 triệu dân đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch. Nhiều bệnh viện tại New Delhi hiện rơi vào tình trạng quá tải.
Bất chấp tình hình dịch bệnh, đám đông đổ tới chật kín các khu chợ ở New Delhi trước lễ hội ánh sáng Diwali, ngày lễ lớn nhất của đất nước, và nói rằng họ đã chán ngấy với việc bị phong tỏa.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 712 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 165.658. Số người nhiễm nCoV tăng 29.463 ca trong 24 giờ qua, lên 5.848.959.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc chữa thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.
Pháp báo cáo 1.954.599 ca nhiễm và 44.246 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 32.095 ca nhiễm và 354 ca tử vong. Theo dữ liệu của Bộ Y tế Pháp hôm 14/11, số ca nhiễm mới và ca nhập viện vì Covid-19 ở nước này đã giảm mạnh trong tuần qua.
Một cuộc khảo sát cho thấy hơn một nửa dân số đã vi phạm các quy định phong tỏa một phần hiện tại. 60% người dân vi phạm các quy tắc ít nhất một lần, bằng cách đưa ra một lý do sai để đi ra ngoài theo giấy phép tự ký của họ hoặc gặp gỡ gia đình và bạn bè.
Anh báo cáo thêm 26.860 ca nhiễm và 462 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.344.356 và 51.766.
Anh hôm 31/10 tái áp đặt phong tỏa toàn quốc Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do nhất định như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.
Tại Italy , quốc gia ghi nhận 1.144.552 ca nhiễm và 44.683 ca tử vong, tăng lần lượt 37.255 và 544, chính phủ tuần trước áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm trên toàn quốc cũng như các biện pháp cứng rắn hơn ở 4 khu vực, đóng cửa hầu hết các cửa hàng, quán bar, nhà hàng và hạn chế việc đi lại của người dân.
Đức ghi nhận 16.077 ca nhiễm mới và 116 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 788.899 và 12.619.
Từ ngày 2/11 đến 30/11, người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch".
Các quán bar, quán cà phê, nhà hàng, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Các giải đấu thể thao chuyên nghiệp được tiếp tục diễn ra nhưng không được đón khán giả. Tuy nhiên, trường học và cửa hàng được phép mở cửa.
Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 749.182 ca nhiễm và 20.206 ca tử vong, tăng lần lượt 2.257 và 33 ca.
Nam Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.
Iran , vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 41.034 người chết, tăng 452, trong tổng số 749.525 ca nhiễm, tăng 11.203. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 463.007 ca nhiễm, tăng 5.272 so với hôm trước, trong đó 15.148 người chết, tăng 111 ca. Tổng thống Indonesia Widodo hôm 13/11 cho biết nước này đã xin cấp phép khẩn cấp cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 hàng loạt để đối phó đại dịch.
Philippines báo cáo 406.337 ca nhiễm và 7.791 ca tử vong, tăng lần lượt 1.650 và 39 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực. Quá trình chống Covid-19 tại nước này đang gặp thêm khó khăn do bão lớn khiến người dân phải đi sơ tán tại các địa điểm đông người và thiếu biện pháp an toàn ngăn virus lây lan.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Ghebreyesus, nhấn mạnh các quốc gia phải đoàn kết để chống lại virus. "Chúng ta có thể mệt mỏi với Covid-19, nhưng nó không mệt mỏi với chúng ta", ông nói.
Người Ấn Độ 'truy tìm' gốc gác của Joe Biden Nhiều người Ấn Độ đang tìm hiểu gốc Ấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Biden, do ông từng ám chỉ khả năng có họ hàng tại nước này. Trong chuyến thăm thành phố Mumbai, Ấn Độ năm 2013, phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng ông từng nhận được lá thư từ một người mang họ Biden ở Ấn Độ sau...